Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân chia ta làm như thế nào

Ở tiểu học, chắc các bạn ai cũng đều biết đến nguyên tắc thực hiện phép tính: "Nhân chia trước cộng trừ sau, có ngoặc đơn thì thực hiện trong ngoặc đơn trước".

Nhưng có rất nhiều bạn hiểu lầm quy tắc này như sau: Trong phép tính có cả cộng trừ nhân chia thì thực hiện nhân trước rồi đến chia, sau đó cộng rồi đến trừ. Như vậy dẫn đến sai kết quả phép tính.

Quy tắc thực hiện các phép tính chính xác được hiểu như sau:

Quy tắc 1:   Thực hiện phép tính bên trong dấu ngoặc đơn (nếu có)

Quy tắc 2:   Thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải (nếu có)

Quy tắc 3:   Thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Ví dụ 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức dựa trên các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán.

Hướng dẫn

Biểu thức

Phép tính

Tính giá trị sai

Phép tính

Tính giá trị đúng

7 + 2 x 4

Phép cộng

= 7 + 2 x 4

Phép nhân

= 7 + 2 x 4

Phép nhân

= 9 x 4

Phép cộng

= 7 + 8

= 36

= 15

20 : 5 - 1

Phép trừ

= 20 : 5 - 1

Phép chia

= 20 : 5 - 1

Phép chia

= 20 : 4

Phép trừ

= 4 - 1

= 5

= 3

(12 + 11) x 4

Phép nhân

=(12 + 11) x 4

Dấu ngoặc đơn

= (12 + 11) x 4

Phép cộng

= 12 + 44

Phép nhân

= 23 x 4

= 56

= 92

Trong ví dụ này, mỗi bài toán đơn giản mới chỉ có hai phép tính. Chúng ta đi tiếp một vài ví dụ phức tạp có nhiều hơn hai phép toán sau:

Ví dụ 2:      Tính giá trị biểu thức: 18 : 3 x (1 + 2) (theo thứ tự thực hiện các phép toán)

Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân chia ta làm như thế nào

Hướng dẫn

Cách làm sai: 18 : 3 x (1 + 2) = 18 : 3 x 3 = 18 : 9 = 2 
Cách làm đúng: 

Bước 1: Phép tính có dấu ngoặc đơn; thực hiện trong ngoặc trước:

18 : 3 x (1 + 2) = 18 : 3 x 3

Bước 2: Phép tính có nhân, chia ta thực hiện từ trái qua phải: Vậy ta thực hiện phép chia trước:

18 : 3 x 3 = 6 x 3

Bước 3: Phép nhân: 6 x 3 = 18

Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân chia ta làm như thế nào

Ví dụ 3:      Tính: 25 – 5 x (3 – 3) : 2 + 89 bằng cách sử dụng trật tự các phép tính.

Hướng dẫn

Bước 1: Dấu ngoặc đơn: 25 – 5 x (3 – 3) : 2 + 89 = 25 – 5 x 0 : 2 + 89     

Bước 2: Phép nhân:        25 – 5 x 0 : 2 + 89         = 25 – 0 : 2 + 89

Bước 3: Phép chia:         25 – 0 : 2 + 89  = 25 – 0 + 89

Bước 4: Phép trừ: 25 – 0 + 89 = 25 + 89

Bước 5: Phép cộng: 25 + 89 = 114

Ví dụ 4: Tính: 450 : (19 - 2 x 5) + 28 bằng cách sử dụng trật tự các phép tính

Hướng dẫn

Bước 1: Tính phép nhân phía trong dấu ngoặc đơn:

450 : (19 - 2 x 5) + 28 = 450 : (19 - 10) + 28

Bước 2: Tính phép trừ phía trong dấu ngoặc đơn:

450 : (19 - 10) + 28 = 450 : 9 + 28

Bước 3: Tính phép chia: 450 : 9 + 28 = 50 + 28

Bước 4: Tính phép cộng: 50 + 28 = 78


Có thể bạn quan tâm: 

TUYỂN TẬP 24 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG TOÁN LỚP 4 TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân chia ta làm như thế nào

cac-quy-tac-ve-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-toan

CÁC QUY TC V TH T THC HIN CÁC PHÉP TOÁN

Quy tắc 1: Trước nhất, thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.
Quy tắc 2: Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.
Quy tắc 3:  Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Thí dụ 1
Tính giá trị của mỗi biểu thức dựa trên các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán.

Lời giải

Thứ tự thực hiện các phép toán
Biểu thức Tính giá trị Phép toán
6 + 7 x 8 = 6 + 7 x 8 Phép nhân
= 6 + 56 Phép cộng
= 62
16 ÷ 8 – 2 16 ÷ 8 – 2 Phép chia
= 2 – 2 Phép trừ
= 0
(25 – 11) x 3 (25 – 11) x 3 Dấu ngoặc đơn
= 14 x 3 Phép nhân
= 42

Trong thí dụ 1, mỗi bài toán chỉ có hai phép tính. Chúng ta hãy xem xét một vài thí dụ bao hàm nhiều hơn hai phép toán.

Thí dụ 2 Tính giá trị biểu thức 3 + 6 x (5 + 4) ÷ 3 – 7 theo thứ tự thực hiện các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 3 + 6 x (5 + 4) ÷ 3 – 7  = 3 + 6 x 9 ÷ 3 – 7 Dấu ngoặc đơn
Bước 2: 3 + 6 x 9 ÷ 3 – 7  = 3 + 54 ÷ 3 – 7 Phép nhân
Bước 3: 3 + 54 ÷ 3 – 7  = 3 + 18 – 7 Phép chia
Bước 4: 3 + 18 – 7  = 21 – 7 Phép cộng
Bước 5: 21 – 7  = 14 Phép trừ
Thí dụ 3 Tính 9 – 5 ÷ (8 – 3) x 2 + 6 bằng cách sử dụng trật tự các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 9 – 5 ÷ (8 – 3) x 2 + 6  = 9 – 5 ÷ 5 x 2 + 6 Dấu ngoặc đơn
Bước 2: 9 – 5 ÷ 5 x 2 + 6  = 9 – 1 x 2 + 6 Phép chia
Bước 3: 9 – 1 x 2 + 6  = 9 – 2 + 6 Phép nhân
Bước 4: 9 – 2 + 6  = 7 + 6 Phép trừ
Bước 5: 7 + 6  = 13 Phép cộng

Trong thí dụ 2 và 3, bạn để ý thấy rằng phép nhân và phép chia được tính từ trái qua phải theo quy tắc 2. Tương tự, phép cộng và phép trừ được tính từ trái qua phải theo quy tắc 3.

Khi hai hoặc nhiều hơn các phép toán xuất hiện phía trong một tập hợp các dấu ngoặc đơn, các phép toán sẽ được tính dựa theo quy tắc 2 và 3. Chúng ta thực hiện điều này trong thí dụ 4 dưới đây.

Thí dụ 4 Tính 150 ÷ (6 + 3 x 8) – 5 bằng cách sử dụng trật tự các phép toán.
Lời giải
Bước 1: 150 ÷ (6 + 3 x 8) – 5  = 150 ÷ (6 + 24) – 5 Tính phép nhân phía trong dấu ngoặc đơn
Bước 2: 150 ÷ (6 + 24) – 5  = 150 ÷ 30 – 5 Tính phép cộng phía trong dấu ngoặc đơn
Bước 3: 150 ÷ 30 – 5  = 5 – 5 Tính phép chia
Bước 4: 5 – 5  = 0 Tính phép trừ