Hợp đồng tương lai s&p 500 là gì năm 2024

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa 2 bên mua và bán với mục đích trao đổi một loại tài sản cơ sở cụ thể. Khác với hợp đồng kỳ hạn, mỗi hợp đồng tương lai sẽ được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị hợp đồng, giá giao dịch và thời điểm giao nhận hàng sẽ được chỉ định tại một thời điểm trong tương lai.

Bên đồng ý mua tài sản cơ sở sẽ là “bên mua” hay còn gọi là “long – vị thế mua”, còn bên đồng ý bán sẽ được gọi là “bên bán” hay còn gọi là “short – vị thế bán”. Khi ký kết 2 bên tham gia sẽ không cần tốn bất kỳ chi phí nào, thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên – bên mua kỳ vọng tăng và bên bán kỳ vọng giảm. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai không chỉ là hàng hóa (nông sản, nguyên vật liệu, kim loại,…) mà đôi khi có thể là các sản phẩm tài chính như tiền tệ, công cụ tài chính vô hình như cổ phiếu, trái phiếu.

II. Ví dụ về hợp đồng tương lai

Để giao dịch hợp đồng tương lai, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ đặt mua hợp đồng tại các sàn giao dịch hàng hóa lớn.

  • Ví dụ 1: Doanh nghiệp A đang có nhu cầu mua 10,000 thùng dầu dầu thô vào tháng 5/2022. Tháng 2/2022, doanh nghiệp A đặt mua 10 hợp đồng tương lai dầu thô tại sàn NYMEX với mức giá hiện tại là $90/thùng, mỗi hợp đồng có độ lớn là 1000 thùng, mức giá nhà đầu tư kỳ vọng vào tháng 5 sẽ giảm dưới $90/thùng. Đến tháng 5, giá dầu thô trên thị trường tăng đến mức $100/thùng, doanh nghiệp A phải mua dầu thô ở mức cao hơn dự tính, nhưng vẫn thu được lợi nhuận từ thị trường hàng hóa phái sinh để bù đắp vào mức chênh lệch đó.
  • Ví dụ 2: Ngược lại, người nông dân trồng đậu tương sắp tới kỳ thu hoạch nhận thấy nhiều rủi ro từ thời tiết, dự kiến giá sẽ giảm nên đã đặt bán đậu tương theo hợp đồng tương lai với mức giá hiện tại trên sàn giao dịch CBOT. Kỳ thu hoạch đến, giá thị trường có giảm nhưng người nông dân vẫn được lợi nhuận như kỳ vọng nhờ mức chênh lệch giá của 2 lệnh mua – bán trên sàn hàng hóa.

Hợp đồng tương lai s&p 500 là gì năm 2024

Từ hai ví dụ trên có thể thấy, tùy theo mục đích giao dịch, các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất có thể linh hoạt “long hay short” các hợp đồng tương lai hàng hóa với mục đích phòng hộ rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với các nhà đầu cơ thì hợp đồng tương lai hàng hóa chính là một cơ hội lướt sóng mang lại nhiều lợi nhuận chỉ với một thời gian ngắn.

III. Các khái niệm cơ bản trong hợp đồng tương lai

  • Tài sản cơ sở: là đối tượng giao dịch được quy ước trong hợp đồng tương lai.
  • Ký quỹ: là một khoản tiền đặt cọc để nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường. Giữ vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên tham gia.
  • Vị thế: là trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư nắm giữ.
  • Đóng vị thế: mở một vị thế đối ứng với vị thế đang nắm giữ hiện tại để kết thúc một hợp đồng.
  • Giá thanh toán cuối ngày: đây là mức giá hợp đồng phái sinh được sử dụng để tính toán lãi – lỗ vào cuối mỗi phiên giao dịch của từng hợp đồng.
  • Giá thanh toán cuối cùng: là mức giá được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng, được sử dụng để tính toán lãi – lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
  • Khối lượng mở: là số lượng hợp đồng của một loại tài sản cơ sở được giao dịch tại một thời điểm.

IV. Ưu điểm của hợp đồng tương lai

1. Giao dịch dễ dàng thuận tiện

Tương tự với các công cụ phái sinh khác, nhà đầu tư sẽ dự đoán thị trường tăng điểm hay giảm điểm để mở vị thế giao dịch hợp đồng tương lai. Khi thị trường có xu hướng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận và ngược lại.

2. Lợi ích nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao

Với mức ký quỹ khá thấp, chỉ bằng 1/10 tổng giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao. Với tỷ lệ đó, nếu dự đoán đúng xu hướng nhà đầu tư có thể mang lại số lãi lớn gấp nhiều lần so với mức ký quỹ bỏ ra. Ngược lại, tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì độ rủi ro cũng càng lớn nếu nhà đầu tư không dự đoán đúng thị trường. Do đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi chặt chẽ thị trường khi tham gia.

3. T+0, thực hiện mua – bán linh hoạt trong ngày

Giao dịch hợp đồng tương lai nằm trong số các sản phẩm phái sinh, kế thừa từ các đặc điểm của thị trường phái sinh, giao dịch hợp đồng tương lai cũng là giao dịch T+0. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư không phải chờ 2-3 ngày để bán, mà có thể đóng lệch trực tiếp bất cứ khi nào muốn. Như vậy, các nhà đầu tư có thể liên tục đóng mở vị thế trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận từ biến động thị trường.

4. Cơ hội tạo lợi nhuận cả khi thị trường giảm điểm

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, giao dịch hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư bán khống kể cả khi không nắm trong tay tài sản cơ sở. Chỉ cần nộp đủ mức ký quỹ theo yêu cầu, các nhà đầu tư đã có thể thoải mái thực hiện lệnh bán hợp đồng tương lai và chờ đợi thị trường giảm điểm để kiếm lời.

V. Các đặc điểm riêng của hợp đồng tương lai

Để có thể giao dịch thuận lợi, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ một số đặc điểm cần lưu ý về hợp đồng tương lai, cụ thể như sau:

1. Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính được niêm yết tại các sở giao dịch hàng hóa và sàn giao dịch tập trung. Vì vậy mỗi hợp đồng tương lai dù hàng hóa hay chứng khoán đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.

Cụ thể, một hợp đồng tương lai ngô sẽ được niêm yết và giao dịch tại Sàn Giao dịch Hàng hóa CBOT. Sàn CBOT cũng là đơn vị quy định cụ thể các nội dung chi tiết của hợp đồng như quy mô của hợp đồng, loại tài sản cơ sở, giá trị hợp đồng, cách thức và thời gian giao nhận hàng giữa 2 bên tham gia khi đến khi đáo hạn hợp đồng.

2. Bù trừ và ký quỹ

Khi giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư không bắt buộc phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng, mà chỉ cần nộp 1 khoản tiền ký quỹ là một phần nhỏ trong tổng giá trị hợp đồng là đã có thể tham gia giao dịch. Đây được xem là một khoản đặt cọc của bên mua và bên bán, nhằm đảm bảo các thanh toán bắt buộc.

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường cần phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ, yêu cầu ký quỹ sẽ được quy định bởi Sở Giao dịch Hàng hóa và trung tâm thanh toán bù trừ. Thanh toán và bù trừ sẽ được thực hiện theo giá hàng ngày, nhà đầu tư sẽ nhận được các thông báo lãi lỗ trực tiếp tại tài khoản ký quỹ.

3. Đòn bẩy tài chính cao

Chỉ với mức ký quỹ bằng 1/10 tổng giá trị hợp đồng, các nhà đầu tư đã có thể thu được những khoản lợi nhuận vô cùng ấn tượng gấp nhiều lần số vốn bỏ ra.

Do thị trường giao dịch 2 chiều, nên chỉ cần đoán đúng biến động giá của tài sản đầu tư, nhà đầu tư đã có thể kiếm được lợi nhuận từ mức chênh lệch. Cộng với hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời trên thị trường hợp đồng tương lai thường cao hơn nhiều so với trên thị trường cơ sở.

4. Giao dịch T+0

Giao dịch T+0 trong hàng hóa phái sinh là giao dịch mà tại đó nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tạo lệnh ngược với vị thế đang nắm giữ, kể cả trong cùng ngày giao dịch. Từ đó nhà đầu tư có thể linh hoạt giao dịch lướt sóng mỗi ngày theo biến động của thị trường.

5. Tính cam kết nghĩa vụ trong hợp đồng tương lai

Vì là một hợp đồng chuẩn hóa theo quy định từ Sở giao dịch, 2 bên giữ vị thế mua – bán hợp đồng đều sẽ bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ thể, đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở nhất định cho bên mua, và bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền theo đúng như giá thanh toán trên thị trường.

6. Tính thanh khoản cao

Hợp đồng tương lai được giao dịch tập trung và có sự thanh gia của trung tâm thanh toán bù trừ, do đó tính thanh khoản trên thị trường thường cao hơn các dạng hợp đồng kỳ hạn. Tìm hiểu thêm là vì hợp đồng kỳ hạn giao dịch trên sàn phi tập trung và là các hợp đồng chưa được niêm yết trên sàn.

Biến động giá trên thị trường hợp đồng tương lai phụ thuộc vào khối lượng giao dịch tại sàn, số lượng đóng mở vị thế giao dịch mỗi ngày.

VI. Cách thức hoạt động của hợp đồng tương lai?

Hợp đồng tương lai hiện đang là công cụ phái sinh phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn tại Việt Nam. Không chỉ với nhà đầu tư doanh nghiệp, cả những nhà đầu tư cá nhân cũng quan tâm đến thị trường này. Sức hút của thị trường này đến từ việc nhà đầu tư có thể không cần nắm giữ tài sản cơ sở nhưng vẫn có thể thực hiện giao dịch được. Ngoài ra đối với các nhà đầu tư lướt sóng, nếu đóng hợp đồng trước kỳ hạn sẽ không cần phải giao nhận hàng hóa thực.

Do đó, việc nắm giữ cơ chế hoạt động của thị trường là vô cùng quan trọng để nhà đầu tư có thể hình dung được cách thức “chạy” của dòng tiền và lưu ý một số vấn đề cơ bản.

Hợp đồng tương lai s&p 500 là gì năm 2024

VII. Chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai phái sinh hiệu quả

1. Chiến dịch giao dịch đầu cơ theo xu thế giá

Hiểu một cách đơn giản chính là các nhà đầu tư sẽ quyết định đặt lệnh theo dự đoán xu hướng giá. Nếu nhà đầu tư dự đoán giá sẽ tăng trong tương lai, thì sẽ đặt lệnh mua, chờ đến thời điểm giá tăng đến mức mong muốn sẽ bán hợp đồng. Lợi nhuận chính là mức chênh lệch giá mua và bán.

Ngược lại nếu nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ giảm điểm, thì sẽ đặt lệnh bán, chờ đến khi giảm đến mức mong muốn thì sẽ kết thúc hợp đồng bằng cách mua vào hợp đồng tương lai. Vì giao dịch hợp đồng tương lai là giao dịch 2 chiều, nên có thể xem đây là chiến lược mang đến nhân 2 cơ hội cho nhà đầu tư. Dù thị trường giảm điểm hay tăng, chỉ cần dự đoán đúng xu hướng là nhà đầu tư đã có lợi nhuận.

2. Chiến lược giao dịch ngay trong ngày

Một dạng chiến lược thích hợp cho các nhà đầu cơ đó là giao dịch trong ngày hay còn gọi là day-trading. Hiểu một cách đơn giản chính là nhà đầu tư sẽ đóng hết tất cả các lệnh vào cuối ngày giao dịch, nhằm không chịu tác động của các biến động giá qua đêm. Đây là một chiến lược giao dịch thích hợp với các tài sản có mức biến động lớn đủ để các nhà đầu tư chốt lãi trong 1 ngày giao dịch.

Tuy nhiên chiến lược này không quá thích hợp với các nhà giao dịch hàng hóa, bởi lẽ thị trường hàng hóa hầu như đều giao dịch 24/24, mức biến động giá sẽ tùy thuộc vào từng mặt hàng trên thị trường. Do đó các nhà đầu tư nên cẩn thận hơn trong giao dịch.

VIII. Tổng kết

Có thể thấy thị trường hợp đồng tương lai là một tiềm năng trong tương lai đối với các nhà đầu tư Việt Nam khi thị trường đầu tư tài chính đang dần bão hòa và nhà đầu tư cần tìm kiếm một cơ hội đầu tư mới.

Đặc biệt, giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa trong thời gian vừa qua đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, mang lại nhiều cơ hội đầu tư và sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp, chuyên gia tài chính. Mong rằng với những kiến thức trên sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về hợp đồng tương lai. Chúc quý nhà đầu tư giao dịch hiệu quả và thành công!

Tìm hiểu các loại hợp đồng khác:

  • Hợp đồng kỳ hạn là gì?
  • Hợp đồng quyền chọn là gì?
  • Hợp đồng hoán đổi là gì?
  • So sánh giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
  • MST: 0315173341
  • Hotline: 028.6686.0068
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.
  • Youtube: Saigon Futures
  • LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
  • Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh VPGD Hà Nội: Tầng 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội