Cip là viết tắt của từ gì năm 2024

CIP là gì? Điều kiện giao nhận hàng trong xuất nhập khẩu (XNK) thường xuyên nhắc đến thuật ngữ này. Nếu hiểu và nắm rõ được CIP, các bạn làm XNK sẽ chủ động hơn trong công việc của mình. Đồng thời, chuẩn bị được các chứng từ để làm thủ tục hải quan cần thiết.

Các bạn hãy cùng tìm hiểu với An Tín Logistics thông qua bài viết dưới đây. Cách áp dụng CIP Incoterm 2020 cũng sẽ được bật mí đấy nhé!

Cip là viết tắt của từ gì năm 2024
CIP là gì? Hướng dẫn cách áp dụng điều kiện CIP Incoterm 2020

Xem nhanh

CIP là gì?

CIP là tên viết tắt của Carriage and Insurance Paid To, có nghĩa là cước phí và bảo hiểm trả tới. Thuật ngữ này quy định cụ thể các chi phí, nghĩa vụ cũng như rủi ro tương ứng liên quan đến hoạt động chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua trong thương mại quốc tế.

Việc chuyển giao áp dụng theo tiêu chuẩn Incotemrs công bố bởi Phòng Thương mại quốc tế – ICC – International Chamber of Commerce. Điều kiện này vận dụng cho tất cả các phương thức vận tải khác nhau hiện nay.

Nghĩa vụ của người bán và người mua trong CIP Incoterm 2020

Điều kiện CIP Incoterm 2020 sẽ quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán và bên mua bao gồm:

Nghĩa vụ bên bán

  • Tiến hành hoạt động giao hàng đúng theo hợp đồng thương mại đã ký kết giữa đôi bên;
  • Phải chịu toàn bộ rủi ro và tổn thất trước khi giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên;
  • Trách nhiệm thông báo cho bên mua về việc bàn giao hàng đã chuẩn bị xong, trước khi giao cho bên vận chuyển đầu tiên. Đồng thời, thông báo khi hàng cập cảng đến theo như quy định;
  • Thực hiện việc ký kết hợp đồng vận tải cùng với việc chi trả cước phí cho bên vận chuyển đầu tiên đến địa điểm giao hàng đã thoả thuận;
  • Ký mua hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá xuyên suốt quá trình vận chuyển. Bên bán cũng phải chịu hoàn toàn các chi phí bảo hiểm;
  • Thực hiện các thủ tục chứng từ thông quan xuất khẩu và chịu toàn bộ các chi phí liên quan;
  • Cung cấp cho bên mua các loại: vận đơn, bảo hiểm, chứng từ hoặc các giấy tờ bằng chứng liên quan đến hoạt động mua bảo hiểm.
    Cip là viết tắt của từ gì năm 2024
    Nghĩa vụ của người bán và người mua trong CIP Incoterm 2020

Nghĩa vụ bên mua

  • Chấp nhận hoạt động giao hàng khi hàng đã bàn giao cho bên vận chuyển đầu tiên. Hay khi bên mua nhận được những chứng từ xuất nhập khẩu có liên quan;
  • Tiếp nhận hàng từ bên vận chuyển tại địa điểm đến theo như quy định từ trước;
  • Chi trả tất cả chi phí phát sinh trong quá trình thông quan nhập khẩu;
  • Gánh chịu mọi rủi ro, chi phí và tổn thất khi hàng hoá được bên bán bàn giao cho bên vận đơn.

Hướng dẫn áp dụng điều kiện CIP Incoterm 2020 chi tiết

Phương thức vận tải

Điều kiện CIP Incoterm 2020 sẽ áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải hiện có và có thể ứng dụng trong trường hợp có nhiều phương tiện vận tải cùng tham gia.

Chuyển giao hàng hoá & rủi ro (Carriage and Insurance Paid To – CIP)

Bảo hiểm trả tới và cước phí ý nghĩa là hàng hoá kèm rủi ro được chuyển lại bên mua khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển hoặc người do bên bán chỉ định tại điểm thỏa thuận.

Bên bán phải ký kết hợp đồng và trả các chi phí vận chuyển thiết yếu để đưa hàng đến điểm quy định. Thêm vào đó, bên bán phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá.

Bên bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển chứ không giao hàng tại địa điểm đến theo như điều kiện CIP. Điều kiện CIP có đến hai điểm tới hạn, vì chi phí và rủi ro được bàn giao tại hai vị trí khác nhau.

Cip là viết tắt của từ gì năm 2024
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro trong điều kiện CIP Incoterm 2020

Hai bên nên lưu ý quy định rõ ràng, cụ thể điểm đến được chỉ định vì chi phí vận chuyển hàng đến vị trí đó là do bên bán chịu. Bên bán phải thực hiện hợp đồng vận chuyển phù hợp với vị trí này.

Bên bán không có quyền yêu cầu bên mua hoàn lại các chi phí nếu bên bán phải chi trả thêm chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến bốc dỡ hàng tại cảng quy định. Trừ trường hợp đã có thoả thuận từ trước giữa hai bên.

Bảo hiểm hàng hoá

Bên bán phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro về hàng hoá bên mua như: hư hỏng hay mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến điểm bàn giao hàng. Việc này có thể phát sinh thêm khó khăn trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải được mua tại nước nội địa.

Vì vậy, khi gặp trường hợp tương tự, các bên cần cân nhắc đến việc sử dụng điều kiện CPT và bên mua tự chịu trách nhiệm mua bảo hiểm. Bên mua cũng cần phải lưu ý là theo như điều kiện Incoterm 2020, bên bán bắt buộc phải mua bảo hiểm ở mức cao nhất (loại A) cũng như tương đương.

Thế nhưng, trường hợp các bên mong muốn thì có thể linh hoạt đàm phán hạ thấp mức bảo hiểm xuống loại C theo như Incoterm 2010. Nếu hạ thấp mức bảo hiểm thì phải đưa việc này vào ngay trong điều khoản của hợp đồng thoả thuận.

Chi phí bốc dỡ hàng tại cảng đích

Nếu bên bán đã ký kết có hợp đồng bao gồm chi phí bốc dỡ hàng tại cảng cuối cùng và theo hợp đồng vận chuyển thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí. Trừ trường hợp đôi bên đã đạt được thoả thuận từ trước về vấn đề bên bán sẽ được hoàn trả chi phí này từ bên mua.

Cip là viết tắt của từ gì năm 2024
Chi phí bốc dỡ hàng tại cảng đích theo CIP Incoterm 2020

Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Điều kiện CIP Incoterm 2020 yêu cầu bên bán phải thực hiện thông quan xuất khẩu cho hàng hoá (nếu cần). Tuy vậy, bên bán hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thông quan khi quá cảnh tại nước thứ 3 mà hàng hoá đi qua hoặc phải thông quan nhập khẩu.

Bên bán cũng không cần phải trả thuế nhập khẩu cũng như các loại chi phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Những câu hỏi xoanh quanh điều kiện CIP Incoterm 2020

Các rủi ro trong điều kiện giao hàng CIP là gì?

  • Rủi ro từ bên bán chuyển sang bên mua sẽ được chuyển giao khi mà bên bán hoàn thành việc giao hàng hóa cho bên vận tải đầu tiên theo như bên bán chỉ định;
  • Bên bán phải hoàn tất công cuộc bốc dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển nội địa và xếp hàng lên phương tiện vận tải chính đối với bất kỳ hình thức vận chuyển nào. Tiếp đó, bên bán mới hoàn thành việc bàn giao rủi ro cho bên mua đối với hàng hoá.

Bảo hiểm hàng hoá trong CIP là gì?

Bên bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng vận chuyển nhằm bảo vệ chất lượng hàng hoá và quyền lợi của người mua. Tuỳ vào yêu cầu của từng quốc gia xuất/nhập khẩu mà bên bán phải mua các loại bảo hiểm phù hợp để việc xuất/nhập khẩu hàng hoá diễn ra tốt đẹp.

Những loại bảo hiểm hàng hoá trong CIP phổ biến nhất là: bảo hiểm thêm điều kiện bảo hiểm đình công (Institute Strikes Clauses) LMA/IUA và/hoặc bảo hiểm thêm điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institute War Clauses) hoặc bảo hiểm điều kiện tương tự.

Bảo hiểm ít nhất phải gồm có giá hàng theo như quy định trong hợp đồng cộng thêm 10% (tức là 110%) và bằng đồng tiền đã được thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Cip là viết tắt của từ gì năm 2024
Bảo hiểm hàng hoá trong CIP là gì?

Xem thêm: Incoterm là gì? Nội dung và các điều khoản Incoterm 2020

Chúng ta có nên mua bán hàng hoá theo giá CIP không?

Theo như thông tin đã giới thiệu ở trên, mua bán theo giá CIP phải phụ thuộc vào các điều kiện ràng buộc và thương lượng đôi bên. Tuỳ vào từng mục đích và nguyện vọng của mỗi bên để xem xét có tiến hành mua bán theo CIP hay là không.

Để đi đến kết luật có nên lựa chọn CIP trong thương mại quốc tế hay không, các bạn nên cân nhắc thật kỹ nghĩa vụ của người mua và người bán trong CIP Incoterm 2020.

Lời kết

Trên đây là tất cả các thông tin để trả lời cho câu hỏi: “CIP là gì?” và điều kiện CIP Incoterm 2020 mà bạn đọc có thể tham khảo. Bạn cần phải phân tích thật kỹ nghĩa vụ của người bán và người mua để xem xét có nên thực hiện thương mại quốc tế theo CIP hay không.

CIP va đập khác nhau như thế nào?

CIP - Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới. DAT - Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới) DAP - Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới) DDP - Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế

CIP là viết tắt của từ gì trong hàng không?

CIP (“Carriage and Insurance Paid To”): Cước phí và bảo hiểm trả tới. CFR (“Cost and Freight”) : Tiền hàng và cước phí CIF (“Cost, Insurance and Freight”): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

Điều kiện CIP là gì?

CIP ở đây là cụm từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To, được hiểu là cước phí và bảo hiểm trả tới. Đây là một điều kiện trong thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của người bán và bên mua về chi phí, rủi ro, bảo hiểm liên quan tới việc giao nhận hàng hóa theo tiêu chuẩn Incoterms.

Term CIP ai tra cước?

CIP – Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến Khi công ty vận chuyển của bên mua nhận hàng.