Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Giá trị ngưỡng chu kỳ CT trong các xét nghiệm SARS-CoV-2 Realtime RT-PCR giúp xác định xem một người có dương tính với COVID-19 hay không. Giá trị CT phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh COVID-19.

CT là viết tắt của ngưỡng chu kỳ (cycle threshold) – giá trị xuất hiện trong các xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đây được coi là “tiêu chuẩn vàng” để xác định virus SARS-CoV-2 có tồn tại trong cơ thể hay không.

Trong xét nghiệm Realtime RT-PCR, RNA được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân rồi chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại. Khuếch đại chính là quá trình tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền DNA.

Quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ, một bản sao trở thành hai, hai bản sao trở thành bốn… và sau nhiều chu kỳ, một lượng virus SARS-CoV-2 sẽ được tạo ra có thể phát hiện được.

Giá trị CT trong phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Hay nói cách khác, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Giá trị CT càng thấp có nghĩa tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao, vì virus được phát hiện ngay sau ít chu kỳ hơn. Ngược lại, giá trị CT càng cao thì tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức nào đó sẽ không có khả năng lây nhiễm nữa.

Giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Thời điểm thu thập mẫu (tải virus tại thời điểm lấy mẫu nhiều hay ít, thời điểm khởi phát triệu chứng).
  • Loại mẫu bệnh phẩm (dịch tỵ hầu, dịch mũi, dịch họng…), mẫu có được bảo quản đúng hay không, thời gian từ lúc thu thập mẫu đến lúc xét nghiệm.
  • Chất nhầy hoặc các chất ức chế có trong mẫu.
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Về mặt lâm sàng, giá trị CT không đủ chứng minh việc tương quan với mức độ nặng nhẹ của bệnh COVID-19 hoặc quyết định điều trị, cách ly cho từng người bệnh mà cần kết hợp với nhiều yếu tố khác như: triệu chứng lâm sàng, tiền sử phơi nhiễm, tiêm chủng.

Giá trị CT thường chia làm 3 nhóm: CT < 20, CT từ 20 – 29, CT≥ 30.

  • CT dưới 20 là mốc cần thận trọng, đặc biệt là ở đối tượng có nguy cơ như: người cao tuổi, có bệnh nền. Nhóm đối tượng này có CT thấp thì khả năng bệnh trở nặng cao, do đó tốt nhất nên đưa họ nhập viện sớm. Tuy nhiên, cũng có người CT thấp nhưng lại thấy khỏe, thường gặp ở người trẻ tuổi. Điều này có thể do họ có hệ miễn dịch tốt, kiểm soát được nên bệnh không tiến triển nặng.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Chỉ số CT< 20 đồng nghĩa với tải lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể cao, dễ lây lan

  • CT 20 – 29: Ở người lớn tuổi, có bệnh nền thì vẫn có nguy cơ trở nặng, cần được theo dõi sát sao. Ngoài ra, tải lượng vius thời điểm này vẫn còn nguy cơ lây nhiễm, nên người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế.
  • CT ≥ 30 là một trong các tiêu chuẩn để F0 xuất viện, vì tải lượng virus thời điểm này thì rất khó lây. Và theo một số nghiên cứu tin cậy, giá trị CT > 33 thì hoàn toàn không có khả năng lây bệnh nữa.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu một người chưa từng xét nghiệm, làm PCR có CT≥ 30 không đồng nghĩa với việc tải lượng virus thấp, khó lây bởi đây vẫn có thể là trường hợp mới mắc bệnh. Trên thực tế, tải lượng virus sẽ diễn tiến theo một đường parabol, ban đầu chỉ số CT cao rồi giảm dần (virus ít rồi nhiều lên dần), sau khi qua giai đoạn toàn phát thì CT tăng dần trở lại. Trong trường hợp này, người bệnh không được chủ quan, nên tự cách ly và tiếp tục xét nghiệm sau vài ngày.

Vì vậy, giá trị CT chỉ là một trong các yếu tố có thể được xem xét và tính đến để ra quyết định ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Dù CT có giá trị là bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi các triệu chứng của bệnh.

Tại Việt Nam, ngày 28/1/2022 Bộ Y tế đã ban hành văn bản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị như sau:

– Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và:

+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30) hoặc xét nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Người bệnh nhiễm COVID-19 đủ tiêu chuẩn xuất viện vẫn cần tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày

+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao (CT < 30) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với virus SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

– Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

– Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 đỡ, giảm nhiều và hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) từ 3 ngày trở lên và:

+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2. Người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.

+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao (CT < 30) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với virus SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

– Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID19.

– Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc các khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tải lượng virus là số lượng virus tìm được khi thực hiện xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: HIV/AIDS, viêm gan, COVID-19… Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ biết được lượng virus có trong máu hoặc dịch tiết của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm kiêm Giám đốc TTĐT&NCKH BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

Tải lượng virus là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh bị virus tấn công, được tìm thấy thông qua xét nghiệm PCR hay Realtime RT-PCR. Dựa trên số liệu virus phát hiện được, các bác sĩ có cơ sở đánh giá tình trạng bệnh, lên chiến lược điều trị hay cho người bệnh xuất viện.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm có thông số tải lượng virus cao thì virus đang tấn công mạnh vào cơ thể. Chúng “giành quyền” kiểm soát cơ chế hoạt động hoặc cơ chế phân chia của tế bào, từ đó điều khiển tế bào tạo ra hàng loạt bản sao của virus. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch để “chiến đấu” lại virus. Nếu virus quá mạnh, hệ miễn dịch không ngăn chặn được thì người bệnh cần nhập viện điều trị bằng các loại thuốc ức chế, thuốc kháng virus.

Tải lượng virus sẽ có những thông số khác nhau tùy theo từng thời điểm xét nghiệm và sức đề kháng, hay khả năng đáp ứng điều trị của mỗi cá nhân.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Ảnh: Minh họa virus Corona trong cơ thể người

Xét nghiệm tải lượng virus là đo số lượng vật liệu di truyền của một loại virus có trong máu. Hiện có 3 cách xét nghiệm đo tải lượng virus là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR), xét nghiệm DNA phân nhánh (bDNA) và xét nghiệm khuếch đại dựa trên trình tự axit nucleic (NASBA).

Các xét nghiệm này có thể cho ra kết quả tải lượng virus khác nhau và tải lượng virus có thể phát hiện mức độ virus xuống còn 50 bản sao trên 1 ml máu.

Các phép đo tải lượng virus có thể khác nhau theo thời gian virus xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh cần xét nghiệm tải lượng virus nhiều lần để đánh giá tình trạng phát triển virus, tiến triển khi dùng thuốc điều trị của các bệnh truyền nhiễm. Khi tải lượng virus tăng lên, bệnh được coi là tiến triển. Nếu các phép đo cho thấy tải lượng virus giảm trong một số lần thử nghiệm, tức là virus bị ức chế.

Xét nghiệm đo tải lượng virus là một xét nghiệm khá phổ biến và có giá trị cao trong các bệnh nhiễm trùng mạn tính như viêm gan siêu vi B, C và HIV, COVID-19. Chỉ định xét nghiệm tải lượng virus được bác sĩ yêu cầu vào 3 thời điểm sau:

Một số virus gây bệnh truyền nhiễm như SARS-CoV-2 thường có dấu hiệu: đau đầu, sốt, ho, khó thở sẽ được chỉ định xét nghiệm Realtime RT-PCR để khẳng định mắc COVID-19. Ngoài ra, một số bệnh viêm gan B, C lại diễn biến âm thầm, người bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn sớm do tình cờ đi khám bệnh, hay kiểm tra sức khỏe tổng quát do men gan tăng cao. Lúc này, bác sĩ cho làm xét nghiệm PCR để chẩn đoán chính xác, đánh giá tình trạng nhiễm virus và kê đơn thuốc điều trị.

Xét nghiệm tải lượng virus giúp đánh giá quá trình điều trị, hiệu quả sử dụng các loại thuốc kháng virus. Nếu tải lượng virus giảm, điều đó chứng tỏ bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt. Ngược lại, tải lượng virus giảm không đáng kể, chứng tỏ người bệnh không đáp ứng với thuốc, hay với phác đồ điều trị đã áp dụng. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc và phác đồ điều trị thích hợp.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Một người mắc COVID-19 tiến triển nặng

Người mắc COVID-19 thường được xét nghiệm tải lượng virus tối thiểu 2-3 lần trong khoảng thời gian từ 14-21 ngày, kể từ khi có kết quả khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Mới đây Bộ Y tế Việt Nam đã hướng dẫn, những người nhiễm COVID-19 điều trị tại cơ sở y tế, nếu có tải lượng virus thấp thông qua chỉ số CT>=30 sẽ được xuất viện, cách ly tại nhà.

Tại các Hội nghị khoa học Thế giới về HIV/AIDS năm 2017 tại Paris và 2018 tại Hà Lan cũng đã công bố một người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

Mỗi xét nghiệm đo tải lượng virus sẽ có quy chuẩn khác nhau, cách đọc tải lượng virus cũng khác biệt. Nhưng nhìn chung, các xét nghiệm PCR, Realtime RT-PCR giúp bác sĩ phân biệt các trường hợp diễn tiến bệnh như sau:

  • Không thấy virus xuất hiện trong bệnh phẩm mẫu máu: Người được xét nghiệm không mắc bệnh, hoặc đã điều trị khỏi.
  • Tải lượng virus đạt dưới ngưỡng được phát hiện: Virus đã bị ức chế, suy yếu không có khả năng lây bệnh cho người khác.
  • Đo được nồng độ tải lượng virus cụ thể: Virus đang trong quá trình nhân lên, phát triển.

Thông thường, giá trị trung bình của HBV-DNA

  • Từ 10^3 – 10^5 copies/ml máu chứng tỏ virus đang ở giai đoạn khởi đầu sao chép.
  • Từ 10^5 – 10^7 copies/ml máu chứng tỏ virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh.
  • Từ vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu chứng tỏ virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.

Tải lượng virus SARS-CoV-2, thể hiện qua chỉ số CT

  • Khi mới nhiễm thì chỉ số CT cao, nồng độ virus thấp.
  • CT giảm dần thì nồng độ virus tăng lên nhiều.
  • CT lại cao lên, nồng độ virus giảm xuống.
  • Chỉ số CT>=30 thì người đó đã có tải lượng virus rất thấp, khó lây và sẽ được xuất viện. Nếu chỉ số CT tiếp tục tăng đến trên 33 thì virus trong cơ thể họ không có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh tiến hành xét nghiệm COVID-19.

Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là số lượng virus trong mẫu xét nghiệm từ máu, dịch tiết cơ thể không còn hoặc dưới ngưỡng phát hiện của máy xét nghiệm PCR, Realtime RT-PCR. Điều đó đồng nghĩa, người bệnh đã khỏi bệnh, hoặc lượng virus trong máu bệnh nhân rất thấp, không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Hiện có nhiều loại thuốc điều trị virus hiệu quả dùng trong chữa các bệnh như viêm gan siêu vi B, C mạn tính, HIV. Nhờ sử dụng thuốc điều trị lâu dài, virus bị ức chế, suy yếu, từ đó xét nghiệm kiểm tra cho thấy tải lượng virus đã về dưới ngưỡng phát hiện, là một điều trị thành công, giảm được biến chứng nguy hiểm.

Do đại dịch COVID-19 đã và đang lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, đời sống người dân trên toàn thế giới. Các chuyên gia y tế thế giới cũng đã tập trung nghiên cứu tải lượng virus SARS-CoV-2 để có chiến lược điều trị hiệu quả cho người không may lây nhiễm COVID-19.

Mặc dù, khái niệm tải lượng virus SARS-CoV-2 còn khá mới mẻ vì đại dịch COVID-19 chỉ xuất hiện trong vòng 2 năm qua nhưng nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 cũng cho thấy tải lượng virus cao trong tuần đầu tiên khởi phát triệu chứng và đạt đỉnh 10-14 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Như vậy, virus có khả năng lây truyền từ rất sớm. Đặc biệt chủng Delta được đánh giá là chủng virus có tốc độ lây truyền cao nhất, lây nhanh hơn virus cúm thông thường.

Hiện nay, tải lượng virus SARS-CoV-2 cũng được tìm thấy ở người bệnh không có triệu chứng. Điều này cho thấy người không có triệu chứng vẫn có thể truyền bệnh. Do đó, công tác xét nghiệm sàng lọc người nhiễm COVID-19, xác định tải lượng virus, đánh giá khả năng lây truyền…. sẽ có vai trò quan trọng trong chiến dịch kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.

Nồng độ covid bao nhiêu là cao

Tại hệ thống BVĐK Tâm Anh, Trung tâm Xét nghiệm đã sử dụng 2 quy trình chẩn đoán COVID-19 là quy trình của Charite – Berlin theo khuyến cáo của WHO (đích phát hiện là gen E và gen RdRp của COVID-19), và quy trình của US.CDC (đích phát hiện là 2 đoạn khác nhau trên gen N của COVID-19). Nhờ vận hành hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR hiện đại, hệ thống BVĐK Tâm Anh góp phần sàng lọc các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, và đánh giá tải lượng virus có trong mẫu xét nghiệm một cách chính xác, hỗ trợ các cơ sở điều trị COVID-19 có chiến lược điều trị cho người nhiễm bệnh với liệu trình phù hợp.