Dân số trung bình là gì năm 2024

Theo Phụ lục 1 Nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg quy định về dân số và mật độ dân số như sau:

Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.

Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.

Mật độ dân số của từng tỉnh nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.

Công thức tính mật độ dân số:

Mật độ dân số = Dân số/Diện tích lãnh thổ

Tính đến ngày 31/10/2023, dân số Việt Nam là khoảng 99.907.255 người, trong đó dân số thành thị là 39.994.813 người, chiếm 40,1%; dân số nông thôn là 60.012.442 người, chiếm 59,9%.

Theo thống kê thì mật độ dân số của Việt Nam năm 2023 là 321 người/km2, tăng 1,7% so với năm 2022. Đây là mức mật độ dân số cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore.

Mật độ dân số của Việt Nam có sự phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương. Mật độ dân số cao tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,... Mật độ dân số thấp tập trung ở các vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Dân số trung bình là gì năm 2024

Mật độ dân số ở nước ta hiện nay là bao nhiêu? Cách tính mật độ dân số như thế nào? (Hình từ Internet)

Các biện pháp nâng cao chất lượng dân số là gì?

Theo Điều 20 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về nâng cao chất lượng dân số như sau:

Nâng cao chất lượng dân số
1. Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước.
2. Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đồng thời tại Điều 21 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về biện pháp nâng cao chất lượng dân số như sau:

Biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Các biện pháp nâng cao chất lượng dân số bao gồm:
1. Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;
2. Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số;
3. Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số;
4. Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.

Theo đó, nâng cáo chất lượng dân số là một chính sách cơ bản trong sự nghiệp phát triển đất nước được thực hiện thông qua các biện pháp sau:

- Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần;

- Hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền;

- Tăng tuổi thọ bình quân;

- Nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;

- Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số;

- Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số;

- Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.

Các biện pháp điều chỉnh quy mô dân số gồm những gì?

Theo Điều 13 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về biện pháp điều chỉnh quy mô dân số như sau:

[1] Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người

Thứ tư, 29/12/2021 - 11:39

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020.

Thông tin từ Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2021 là 98,51 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.

Dân số trung bình là gì năm 2024

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người (Ảnh minh họa)

Tình hình lao động, việc làm quý IV/2021 khởi sắc so với quý trước nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm tính chung năm 2021 cao hơn năm trước trong khi số người có việc làm, thu nhập của người làm công hưởng lương thấp hơn năm trước.

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong tổng dân số, dân số thành thị 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,94 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,41 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV/2021 ước tính là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người, giảm 0,8 triệu người so với năm trước.

Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV/2021 ước tính là 49,1 triệu người. Tính chung năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 49 triệu người, bao gồm 14,2 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 0,3% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,2 triệu người, giảm 1,5%; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người, giảm 4,1%.

Tính chung năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22% (quý I là 2,42%; quý II là 2,62%; quý III là 3,98%; quý IV là 3,56%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42%; khu vực nông thôn là 2,48%.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2021 ước tính là 8,48%, trong đó khu vực thành thị là 11,91%; khu vực nông thôn là 6,76%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 3,10% (quý I/2021 là 2,20%; quý II là 2,60%; quý III là 4,46%; quý IV là 3,37%), trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 3,33%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,96%.

Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu?

Thông tin nhanh. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.386.469 người vào ngày 28/04/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,23% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Dân số Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?

Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin) và đứng thứ 15 trên thế giới.

Mật độ dân số trung bình tĩnh như thế nào?

Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.

Dân số Việt Nam bao nhiêu người trên 1km vuông?

Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.212 km² với 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thuỷ. Như vậy, mật độ dân số trung bình của cả nước vào khoảng 320 người/km². Con số này được tính theo tỷ lệ giữa tổng dân số và tổng diện tích đất liền của Việt Nam.