Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là gì

Trên con đường sự nghiệp thì ắt hẳn chúng ta đều trải qua ít nhất một lần thay đổi công việc, dù đó là công việc tạm thời hay công việc ổn định. Thế nên việc thuyên chuyển công tác đối với một người là điều không thể tránh khỏi. Vậy thuyên chuyển công tác là như thế nào? Bạn sẽ phải đối mặt với nó ra sao? Thì hãy cùng đọc bài viết nhé!

  1. Thuyên chuyển công tác là gì?

Thuyên chuyển công tác là sự thay đổi về địa điểm, vị trí hay loại công việc mà bạn đang làm. Thông thường thuyên chuyển công tác là việc ngoài ý muốn, người bị thuyên chuyển công tác thường ở trong tình huống bị động. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, thuyên chuyển công tác không phải lúc nào cũng là tiêu cực, đôi khi điều đó sẽ mở ra cho bạn một cánh cổng mới, một cơ hội để chứng minh bản thân.

  • Những điều cần làm khi thuyên chuyển công tác

Hãy kiên nhẫn, sáng suốt

Khi bị thuyên chuyển công tác điều đầu tiên bạn nên làm là giữ cho mình bình tĩnh, tìm hiểu kĩ vấn đề, lí do thuyên chuyển công tác. Bạn phải thật sáng suốt không nên nóng vội cũng đừng đổ lỗi hay trách cứ bất kì ai mà nên xem xét kĩ bản thân đã làm sai ở đâu? Nên nhìn nhận mọi việc theo hướng khách quan ở mọi khía cạnh khác nhau để nhận ra lỗi của bạn và rút kinh nghiệm.

Vui vẻ nhận sự giúp đỡ từ mọi người, đừng nghĩ họ đang cảm thấy bạn đáng thương hay kém cỏi mà từ chối sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Điều này còn thể hiện ở bạn tinh thần chiến đấu, một bản lĩnh nhờ đó bạn sẽ lại tạo được ấn tượng cho sếp và cấp trên.

Chấp nhận khó khăn

Khó khăn giúp bạn trưởng thành hơn, bạn hãy chứng minh khả năng bằng cách làm những việc mà không ai dám làm điều đó sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt sếp. Khó khăn tạo ra giá trị, hãy cho họ thấy bạn là một nhân viên ưu tú, có khả năng hoàn thành mọi công việc được giao.

Bạn phải như hoa sen giữa hồ, luôn tỏa hương thơm dù trong điều kiện khó khăn nhất. Có thử thách mới biết năng lực bạn tới đâu, điều đó giúp bạn được mọi người trọng dụng và công nhận.

Tin tưởng bản thân bạn có thể làm tốt

Đừng vội buồn phiền vì bạn bị thuyên chuyển công tác. Hãy xem đây là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, là cơ hội giúp bạn thăng tiến sau này chứ không phải là bạn đang bị chuyển xuống một vị trí thấp hơn. Bạn phải luôn giữ cho mình thái độ tích cực, lạc quan và tinh thần làm việc thật tốt.

Học hỏi và hòa nhập

Công việc nào cũng đòi hỏi chuyên môn và kĩ năng đặc thù. Để làm tốt một công việc mới bạn cần có tinh thần ham học hỏi, linh hoạt bằng cách quan sát, tiếp thu cách mà mọi người xử lí vấn đề, ứng xử với những người xung quanh. Việc này giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức có ích cho bản thân sau này.

Môi trường văn hóa mới

Khi chuyển tới một vị trí mới, môi trường mới bạn nên quan sát cách mọi người làm việc, chú ý đến thời gian mọi người sinh hoạt và cách sinh hoạt trong công ty. Nên để ý xem thái độ của đồng nghiệp và sếp đối xử với mình như thế nào từ đó nhìn nhận lại bản thân và có thể thay đổi cho phù hợp.

Là một người thông minh bạn cần thích ứng trong mọi môi trường làm việc khắc nghiệt để không bị thụt lùi và tách biệt với mọi người. Đồng thời, bạn cũng cần học cách giao tiếp với đồng nghiệp của mình để có thể nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh khi cần thiết.

  • Ưu điểm của thuyên chuyển công tác

Giúp bạn có thêm cơ hội để thăng tiến, thuyên chuyển nhiều loại công việc cũng sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, vững vàng hơn trong ngành. Đồng thời, tạo dựng nhiều mối quan hệ mới giúp ích cho mình và loại bỏ yếu tố nhàm chán khi làm một công việc trong thời gian dài.

  • Nhược điểm của thuyên chuyển công tác

Bạn sẽ gặp một vài khó khăn khi chuyển sang công việc mới, mất nhiều thời gian và công sức để thích nghi với một môi trường mới mẻ. Đây có thể sẽ là một thách thức vì nếu cá nhân không thích ứng được với công việc mới sẽ dễ dẫn tới nguy cơ bỏ việc.

Tóm lại trong công việc, thuyên chuyển công tác là chuyện diễn ra thường xuyên. Vì thế bạn hãy tự tin, bản lĩnh, chấp nhận thách thức,…để hoàn thành tốt công việc cũng như biết nắm bắt cho mình cơ hội tốt.

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LUÂN CHUYỂN VÀ ĐIỀU ĐỘNG, CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC

Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có những điểm khác nhau chủ yếu như sau.

Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Còn việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; các Nghị định hướng dẫn thi hành và Quy định 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.

*Về mục đích:

- Mục đích của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng và đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ: Việc chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo Điều 24, 25, 26 của Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 36, 37, 38, 39 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Mục đích của việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm mục đích chính là đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ

- Mục đích của việc điều động cán bộ, công chức, viên chức: là việc phân công, bố trí, chuyển đổi vị trí công tác có thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với cán bộ ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị (không phân biệt giữ chức vụ hoặc không giữ chức vụ) theo quy định của Đảng và Nhà nước, theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu công tác của cơ quan có thẩm quyền.

*Về đối tượng:

- Về đối tượng chuyển đổi vị trí công tác: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác là cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, tổ chức cán bộ, thanh tra và một số vị trí ở các ngành, lĩnh vực khác theo danh mục (kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP) định kỳ phải chuyển đổi.

- Về đối tượng luân chuyển: là cán bộ lãnh đạo, quản lý và luân chuyển công chức theo yêu cầu nhiệm vụ; Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị.

*Về thời hạn định kỳ chuyển đổi:

- Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ít nhất từ 3 năm (36 tháng) trở lên. Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người 

địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

* Về quy trình thực hiện:

- Chuyển đổi vị trí công tác có danh mục các vị trí cần phải chuyển đổi và có kế hoạch chuyển đổi cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo định kỳ hằng năm đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.

- Luân chuyển cán bộ chỉ có quy hoạch, kế hoạch thực hiện, là công việc của Đảng, do các cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển...Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ./.