Việt bài văn về vẻ đẹp con người Việt Nam

Việt bài văn về vẻ đẹp con người Việt Nam

Viết bài văn nghị luận suy nghĩ về vẻ đẹp con người Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập.

Lòng yêu nước là tình cảm sâu nặng trong lòng toàn dân Việt Nam. Qua mỗi cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố. Trong hầu hết các cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đều ở thế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, và trong điều kiện này tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc.Yêu nước đã trở thành quy phạm đạo đức cao nhất và cũng là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu nước của Việt Nam như một chủ nghĩa chỉ dẫn cách ứng xử xã hội nhưng không bao giờ tạo nên sự thù hằn dân tộc và cũng không có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thể hiện rõ nhất qua quan điểm kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược nhưng luôn giữ quan hệ hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước.

Nền văn minh lúa nước cũng tạo nên tinh thần cộng đồng – nét quan trọng trong ý thức và tâm lý người Việt Nam. Người Việt không chỉ có cộng đồng về huyết thống mà còn có cộng đồng dân cư xóm làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng theo lứa tuổi. Những quan hệ cộng đồng nói trên cùng đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, cùng là chỗ dựa trong cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình Việt.

Có thể nói, cộng đồng là những điểm tựa của người Việt trong cuộc sống hàng ngày, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự thiếu hài hòa trong quan hệ giữa cộng đồng nhỏ với cộng đồng lớn có thể làm nảy sinh tính địa phương, cục bộ trong xã hội cũng như trong quản lý hành chính. Không chỉ có ý thức cộng đồng, người Việt Nam còn có ý thức về “bản ngã”, coi trọng tài năng và nhân cách cá nhân. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, vai trò của mỗi cá nhân đang ngày càng được khẳng định.

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà “sống” bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.

Thường xuyên phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên, người Việt luôn mong muốn một cuộc sống ổn định, hòa nhập vào thiên nhiên và xã hội. Dân tộc Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách nhưng không muốn tạo ra sự thử thách và không thích mạo hiểm. Do những hạn chế của điều kiện lịch sử và xã hội, tâm lý bình quân đã trở thành phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Phương pháp tư duy của người Việt Nam là cởi mở, dễ dàng chấp nhận các yếu tố bên ngoài phù hợp với mình. Người Việt ham học hỏi và cũng coi trọng học thức. Nhìn chung, chính kiểu tín ngưỡng đa thần, không cuồng tín mà lại dung hợp và hiện thực, cũng với sự ham học hỏi đã tạo nên tư duy của người Việt Nam rộng mở, và dễ hoà nhập với thế giới bên ngoài.

Trải qua thời gian, những tính cách tốt đẹp trên của người Việt Nam vẫn luôn được kế thừa, phát huy, nâng cao và phát triển, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và trào lưu tiến hóa của nhân loại

  • Cuộc sống có ý nghĩa
  • Vẻ đẹp con người Việt Nam

Hình ảnh con người Việt Nam qua Văn học được thể hiện ở một số nét sau đây: 

1/- Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc: Được biểu hiện ở nhiều mặt: 

* Là tinh thần quyết chiến quyết thắng trước giặc ngoại xâm với những hình tượng về người anh hùng cứu nước (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Hich Tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, ...) 

* Là nỗi đau buồn da diết trong những thời kỳ đất nước chìm trong lửa khói chiến tranh, nhân dân sống lầm than nô lệ ( Ca dao chống phong kiến, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Đất Nước - Nguyễn Đình Thi, ...) 

Việt bài văn về vẻ đẹp con người Việt Nam

* Là tình yêu đối với những vùng trời đất cụ thể của đất nước, quê hương (ca dao về quê hương đất nước, Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, ...) 

* Là tinh thần làm sống lại những phong tục đẹp hay những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.(Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân) 

* Là sự phát hiện ra những nét riêng đáng yêu của tính cách Việt Nam, cái duyên dáng riêng của con người Việt Nam.(Ca dao yêu thương tình nghĩa, Sóng - Xuân Quỳnh, ...) 

* Là tấm lòng thành kính, trân trọng thiêng liêng với đất nước, với cha ông chỉ biết dồn tình yêu vào tiếng mẹ đẻ, ...(Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh - Thanh Tịnh) 

2/- Tinh thần nhân đạo: Biểu hiện ở các mặt: 

* Đề cao tinh thần nhân nghĩa (Ca dao Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, ...) 

* Tha thiết, lãng mạn trong tình yêu (Ca dao yêu thương tình nghĩa) 

* Cảm thông trân trọng với những nổi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội bất công (ca dao than thân, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều - Nguyễn du, ...) 

* Phát hiện và đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ, của nhân dân lao động 

* Sẵn sàng vị tha, bao dung với giặc: (Thư dụ Vương Thông, Thư dụ Vương Chính, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, ...) 

3/- Lòng yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước (Ca dao về thiên nhiên, quê hương, đất nước, Thơ Hồ Chí Minh, ..."Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi"...) 

4/- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của điều thiện: Trong tất cả các câu chuyện dân gian , kết thúc luôn "có hậu" , chiến thắng luôn nghiêng về cái đẹp, cái thiện với triết lý nhân sinh sâu sắc: "Chính nghĩa thắng gian tà", hay "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ", ...(Tấm Cám, Thạch Sanh - Lý Thông, Sọ Dừa, "Lục vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu, - Truyện Kiều - Nguyễn Du, ...) 

5/- Tâm hồn con người Việt nam nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ: Ví dụ: Những bức tranh dân gian đầy hóm hỉnh của làng tranh Đông Hồ, những khúc hát giao duyên quan họ, chiếc đàn bầu giản dị đơn sơ duy nhất có một dây (Độc huyền cầm) nhưng lại tinh tế, tài hoa, ngôi chùa Một Cột nhỏ nhắn hài hòa, ... 

6/- Tiếp thu những luồng văn hóa Động tây kim cổ một cách có chọn lựa và sáng tạo trên thinh thần nhân đạo.... 

=> Từ văn học dân gian cho đến Văn học viết, con người Việt Nam đã soi bóng vào trong văn học bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có của dân tộc mình. Trong quá trình phát triển qua các thời kỳ lịch sử, hình ảnh con người Việt Nam trong văn học vẫn giữ nguyên giá trị. và hiện nay, trong quá trình hội nhập và giao lưu với văn hóa thế giới, Con người Việt nam vẫn giữ được những bản sắc văn hóa của dân tộc, tránh bị đồng hóa, lai căng, hòa nhập nhưng không hòa tan, ...Bản sắc ấy góp phần tô điểm cho bức tranh chung của văn học Việt Nam nói riêng và Văn học các dân tộc trên thế giới nói chung .

Vẻ đẹp con người Việt Nam trong thơ ( Lớp 9)

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Giới thiệu ngắn gọn về truyện Lặng lẽ Sa pa

Đề bài: Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài:

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết các làm bài văn nghị luận văn học : phân tích một đoạn thơ kết hợp với chứng minh một đặc điểm nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9, thí sinh có thể chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ nhưng cần làm rõ được ý cơ bản sau :

– Nêu được vấn đề cần nghị luận : vẻ đẹp con người Việt Nam.

– Ví dụ : Chọn khổ thơ thứ hai trong bài “Nói với con” của Y Phương :

“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”. 

– Vẻ đẹp con người Việt Nam : có chí lớn, vượt qua mọi nỗi buồn khổ.

– “Cao đo nỗi buồn” “Xa nuôi chí lớn” :  So sánh à Lấy cái “cao”, “xa” của trời đất làm chiều kích diễn tả nỗi buồn vì sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ, thiên tai… nhưng luôn ấp ủ “chí lớn” : đó là sức mạnh để “người đồng mình” vượt qua bao gian khổ cuộc đời.
”Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”

– Vẻ đẹp con người Việt Nam : sống nghĩa tình, thủy chung

Vẻ đẹp con người Việt Nam trong thơ ( Lớp 9)

– “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh” ; “Sống trong thung không chê thung nghèo đói” :  Điệp ngữ “không chê”à Không chê bai, phản bội quê hương, sống phải có nghĩa tình, chung thủy với dù quê hương còn nghèo, còn vất vả.

“Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” 

– Vẻ đẹp con người Việt Nam : sức sống mạnh mẽ.

– “Sống như sông như suối” : so sánh à sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ.

– “Lên thác xuống ghềnh” à thành ngữ : những gian khổ, thử thách nguy hiểm.
-”Không lo cực nhọc” : sẵn sáng chịu đựng…

–  “Người đồng mình thô sơ da thịt” :  ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” :  không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.” 

– Vẻ đẹp con người Việt Nam : tình yêu quê hương, dân tộc.

– “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” à Tữ ngữ gởi tả : xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.

– Nghệ thuật : thể thơ tự do diễn tả cảm xúc dâng trào, nhịp điệu âm thanh hài hòa, giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

– Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.