Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

Nghị luận về Tôn sư trọng đạo hay nhất

  • Dàn ý nghị luận về Tôn sư trọng đạo (2 Mẫu)
  • Nghị luận về tôn sư trọng đạo ngắn gọn(6 Mẫu)
  • Tôn sư trọng đạo siêu hay
  • Nghị luận về tôn sư trọng đạo đầy đủ(10 Mẫu)

Dàn ý nghị luận về Tôn sư trọng đạo

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

II. Thân bài:

* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

* Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

  • Hỗn láo với thầy cô
  • Bày trò chọc phá thầy cô
  • Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng

⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

* Liên hệ bản thân:

- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

- Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa

.................

Answers ( )

  1. Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

    – Khái niệm

    + Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo

    + Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

    – Ý Nghĩa

    + Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

    + Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người.

    – Làm những điều tốt dẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô(chăm ngoan,học giỏi,nghe lời thầy cô,lễ phép).

  2. Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

    Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

Tôi biết ở nhiều nơi, thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn làm cha, làm mẹ chăm trò

Tuy nhiên, trong cách tiếp cận về Nho giáo theo quan điểm của tác gỉả Trương Khắc Trà thì "Tôn sư" cũng có nghĩa là đặt thầy vào vị trí trung tâm của giáo dục.

Theo đó, tác giả viết: "Tôn sư trong Nho giáo là khẳng định vị trí số một của người thầy trong giáo dục.

Đây là triết lý giáo dục lấy người thầy làm trung tâm, lời thầy là khuôn vàng thước ngọc".

Tuy nhiên, trong cách hiểu truyền thống thông thường về câu thành ngữ "tôn sư trọng đạo" thì "Tôn sư" không có nghĩa là đặt người thầy vào vị trí trung tâm của của việc truyền giảng.

Nếu như thế là ta đã hiểu sang vấn đề kỹ thuật chuyên môn ngành sư phạm. Tôn sư là đề cao vai trò của người thầy, và người thầy luôn ở vị trí được tôn kính.

Theo như một câu tục ngữ của người Việt Nam ta: "Không thầy đố mày làm nên".

Bởi lẽ, trong giáo dục, nói một cách cụ thể là trong việc dạy và học, người học luôn đóng vai trò là trung tâm của sự hội tụ kiến thức.

Theo đó, người thầy giáo phải đánh giá đúng đối tượng là người học, hiểu và nắm bắt suy nghĩ của người học, hiểu tâm lý và khả năng nhận thức của người học để từ đó xây dựng nội dung giảng dạy, lựa phương pháp truyền thụ cho thích hợp và định lượng nội dung giảng dạy.

Mọi sự đánh giá chủ quan, phiến điện không đúng về đối tượng người học đều dẫn đến thất bại trong giáo dục.

"Tôn sư" không nghĩa là thầy luôn luôn đúng, vì điều đó còn tùy thuộc vào sức khỏe, trạng thái tâm lý của thầy giáo, sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh mà đã tác động đến hoạt động giáo dục.

"Trọng đạo" cũng có nghĩa là trọng chân lý, xét trong tình huống giáo dục cụ thể chân lý là của cùng một chủ thể thầy dạy đưa ra, nhưng cũng có khi là chân lý được học trò đúc kết, tích lũy trong hoạt động sống nói chung.

Vì thế, trong giáo dục, học trò vẫn có thể tranh luận với thầy, phản biện lại thầy về kiến thức chân lý mà vẫn giữ nguyên đạo lý và sự tôn sư.

Như thế, sự "tôn sư" đi liền với "trọng đạo" không tách rời nhau mà luôn ở trong cùng một quan niệm nên không hề lỗi thời như quan điểm của tác giả Trương Khắc Trà trong bài viết.

Trong bài viết, tác gỉả viết: "Tiếc thay, chế độ phong kiến - Nho giáo đã hết vai trò lịch sử, đã lùi vào hậu trường nhưng tư tưởng giáo dục của nó vẫn hằn in trong cách nghĩ, cách học, cách làm giáo dục của người Việt trong thế kỷ XXI.

Ngày nay, "tôn sư trọng đạo" vẫn mang ý nghĩa tôn vinh người thầy và nghề dạy học, nhưng giáo dục ngày nay cơ bản đã khác xưa, mối quan hệ thầy trò cũng cũng phải vận động sao cho phù hợp với thời cuộc".

Ở đây, cho dù là sự vận động như thế nào đi chăng nữa thì vai trò của người thầy cũng không thể thay thế được.

Người Trung Quốc có câu: "Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi".

Mặt khác, sự "tôn sư" ở đây còn được hiểu là kính trọng thầy về kiến thức và đạo đức, nhưng cũng còn ý nghĩa khác nữa là quý mến thầy trong cách hiểu về tình người.

Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

Bài mẫu: Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay

Tôn sư trọng đạo vẫn luôn là một truyền thống tốt được lưu truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam. Từ những câu ca dao, tục ngữ truyền miệng hay những bài hát, bài thơ nổi tiếng, tinh thần hiếu học và tình thầy trò luôn là đề tài bất hủ. Truyền thống ấy đến ngày nay vẫn luôn có giá trị tiếp nối trường tồn, là thước đo chuẩn mực cho giá trị nhân văn của mỗi con người.

Tôn sư trọng đạo có thể hiểu là tôn trọng thầy cô, đạo lý. "Tôn" là "tôn trọng", "sư" là thầy, là bậc tiền bối, "đạo" là đạo lý, đạo thầy trò, kính trên nhường dưới. Tôn sự trọng đạo chính là quý trọng bậc làm thầy và những quy tắc chuẩn mực, đúng đắn. Câu nói đã nêu ra một bài học cũng như là lời khuyên răn về cách đối nhân xử thế giữa bậc hậu bối, lớp đàn em, học sinh đối với người thầy, người đi trước, bậc tiền bối của mình. Có tôn trọng thầy cô giáo, nhận biết được điều hay lẽ phải, uốn nắn mình theo khuôn khổ đạo lý thì mới có thể thành tài. Truyền thống ấy đã và đang được lưu giữ, bảo tồn, phát huy trong mọi phương diện cuộc sống cũng như tất cả các thế hệ, tầng lớp người dân Việt Nam.

Truyền thống tôn sư trọng đạo được thể hiện trên nhiều phương diện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Từ thời xa xưa, những câu ca dao, tục ngữ như "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" luôn được truyền tải và trở thành bài học vỡ lòng đầu tiên trên con đường rèn luyện nhân cách. Tôn trọng, kính yêu thầy cô và biết trân quý những bài giảng bổ ích là những bước chân đầu tiên trên con đường trở thành người có học. Hình ảnh ông đồ ngồi trên phản cao, áo the khăn xếp, tay sách tay thước, bên dưới là đám học trò ngoan ngoãn, ngây ngô thể hiện tinh thần hiếu học và sự chuẩn mực, cao quý của nghề giáo. Những cái tên bất tử như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời về học vấn. Như vậy, ngay từ khi đất nước còn sơ khai, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được đề cao, nghề giáo luôn được trọng dụng và được coi là sự hoàn thiện về học vấn và cung cách làm người.

Trong thời kì Việt Nam đang dần bước sang giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, giáo dục trở thành nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, nghề giáo luôn được tôn kính và trọng dụng. Sau Cách mạng tháng Tám, đứng trước tình trạng "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", chính quyền đương thời đã đề ra chính sách "Bình dân học vụ", người biết chữ dạy cho người không biết chữ, không phân biệt già trẻ, gái trai, con cái dạy cho cha mẹ, phổ cập chữ viết đến toàn thể nhân dân, mở các lớp học buổi tối cho những người có nhu cầu học tập. Khi ấy, tầng lớp trí thức được coi là người dẫn đường chỉ lối, truyền bá tư tưởng và hiểu biết đến với dân chúng.Tuy không được coi là người thầy chính quy, nhưng họ luôn nhận được sự tôn trọng từ người dân, trở thành công cụ đắc lực trong việc hoàn thiện và cải tổ đất nước.

Ngày nay, tôn sư trọng đạo càng được thể hiện rõ nét.Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ thầy trò trong những bài giảng, tiết học, học trò có nghĩa vụ kính yêu thầy cô mà ngay cả trong những nếp sinh hoạt thường nhật, truyền thống ấy cũng được bộc lộ. Có rất nhiều những bài hát, bài thơ được chính những học sinh sáng tác dành tặng cho giáo viên của mình, hay những bức ảnh thể hiện sự gần gũi, yêu quý giữa thầy và trò. Tình cảm kính yêu được người học trò gửi gắm qua những bài văn cảm động, thiêng liêng. Trong những dịp lễ tết, những cô cậu học sinh cũ nay đã thành đạt, trưởng thành vẫn quay trở lại thăm cô thầy, người đã dìu dắt những bước chân chập chững đầu tiên trên con đường làm người có ích. Khái niệm người thầy cũng được mở rộng, không chỉ là thầy cô giáo trên nhà trường, giảng đường mà ngay cả người thầy trong cuộc sống, trong công việc, trong tu tập, rèn luyện cũng luôn được tôn kính. Tình cảm thầy trò trở nên gần gũi, thân thuộc, người thầy giống như người mẹ thứ hai, đưa thế hệ trẻ đến bến bờ của sự hiểu biết, còn học trò là những người con ngây thơ, trong trắng cần được dạy dỗ và bao bọc.

Truyền thống tôn sư trọng đạo được tiếp nối và phát triển như vậy dựa trên nhiều lý do. Bắt nguồn từ truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn trọng người có học thức và luôn làm theo đạo lý đúng đắn nhằm hoàn thiện bản thân. Tinh thần hiếu học khiến mỗi người luôn có xu hướng muốn mở rộng kiến thức, muốn tìm đến những bậc tiền bối để học hỏi kinh nghiệm.Từ đó, giá trị giáo dục đươc đề cao.Mọi nhà nước, lãnh thổ trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách, tôn trọng người có năng lực học vấn, trọng dụng hiền tài là cách duy nhất để kiến thiết đất nước.Vì thế, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn đúng đắn và có tính thời đại cao.Trong bất kì hoàn cảnh nào, quốc gia nào, giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu, tôn trọng thầy cô giáo chính là chuẩn mực đạo đức của mỗi cá thể con người.

Hiểu được và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo giúp con người hoàn thiện nhân cách, biết kính trọng bề trên, hướng tới chân thiện mĩ. Tôn trọng thầy cô chính là tôn trọng chính bản thân, tôn trọng những kiến thức mình được truyền tải, từ đó không ngừng cố gắng trau dồi bản thân. Một người khi hiểu được lẽ phải, biết kính trên nhường dưới, khiêm tốn và nể phục những người có học thức thường sẽ thành công vang dội.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, không thiếu những hành vi, những trường hợp làm trái với quy tắc đạo đức và quan điểm tôn sự trọng đạo. Cách đây không lâu, sự việc học sinh thiếu tôn trọng thầy cô, bị phạt tát 231 cái vào mặt đã làm rúng động xã hội, đặt ra một câu hỏi lớn về nhân tính cũng như cách đối xử của thầy cô đối với học trò. Ngược lại, với sự bùng nổ của mạng xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những lời nói xúc phạm, miệt thị, thiếu tôn trọng thầy cô được các bạn trẻ chia sẻ trên trang cá nhân vì bức xúc với giáo viên.đó là những sự thật đau lòng, một hồi chuông cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà hiện nay. Khi lỗi không chỉ thuộc về riêng ai, chính quyền cần có những động thái nghiêm khắc nhằm khắc phục và triệt để sự tha hóa đạo đức trầm trọng này.

Tôn sự trọng đạo và đang là một truyền thống trường tồn của dân tộc ta, được tiếp nối và phát triển một cách vững mạnh trên mọi phương diện.Là người học sinh, là nhân tố trực tiếp của mối quan hệ giữa thầy và trò, chúng ta cần có tình cảm yêu mến, quý trọng thầy cô giáo của mình, đồng thời, chính bản thân các thầy cô cũng cần tôn trọng ý kiến của học trò để cùng hoàn thiện. Những kỉ niệm tuổi học trò cắp sách đến trường luôn là những dấu ấn được lưu giữ mãi mãi trong kí ức mỗi con người, hãy để cho những kí ức ấy luôn tươi đẹp và trong sáng, để cho truyền thống quý báu mà cha ông đã dày công xây dựng ấy luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh việc tìm hiểu về Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay các bạn học sinh và thầy cô có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa những bài văn mẫu hay các dạng bài tìm hiểu, văn nghị luận xã hội, đời sống hay và ý nghĩa khác để ứng dụng cho quá trình học tập của mình tốt nhất. Danh sách những bài văn nghị luận được cập nhật chi tiết hi vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức hỗ trợ quá trình học tập, củng cố vốn ngôn từ để làm văn dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.

  • Kể lại câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
  • Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo vẫn luôn là truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, vậy theo em, truyền thống tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam Lời chúc năm mới 2022 tặng cho Thầy cô hay, ý nghĩa Nghị luận Không thầy đố mày làm nên Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên Cách chơi Bá Đao Chí Tôn trên máy tính Lời chúc ngày quốc tế đàn ông 19/11

1. Tôn sư là gì?

Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống

Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.