Tại sao Pháp lại lấy ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh

Xem thêmSửa đổi

  • Quảng trường Bastille

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Bastille Day – 14th July”. Official Website of France. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2014. A national celebration, a re-enactment of the storming of the Bastille [...] Commemorating the storming of the Bastille on 14th July 1789, Bastille Day takes place on the same date each year. The main event is a grand military parade along the Champs-Élysées, attended by the President of the Republic and other political leaders. It is accompanied by fireworks and public dances in towns throughout the whole of France.
  2. ^ “La fête nationale du 14 juillet”. Official Website of Elysée.
  3. ^ Article L. 3133-3 of French labor code

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • 1 14 July – Official French website (in English)
  • Bastille Day 2011 Lưu trữ 2012-01-06 tại Wayback Machine– slideshow by Life (magazine)
  • ++ Bastille Day Updates Lưu trữ 2018-01-03 tại Wayback Machine – Happy Bastille Day 2017 ++

Trả lời:
Tại sao Pháp lại lấy ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh
Tại sao Pháp lại lấy ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh
Tại sao Pháp lại lấy ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh
Tweet
Tags:

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày hội 14/07, biểu cảm đặc thù của trí tưởng tượng Pháp

Binh sĩ Mỹ tham gia lễ duyệt binh mừng Quốc Khánh Pháp 14/07 trên đại lộ Champs-Elysée, ngày 14/07/2017. REUTERS/Charles Platiau
Minh Anh

Ngày 14/07/2017 vừa qua, nước Pháp long trọng tổ chức lễ Quốc Khánh, với các màn diễn binh hoành tráng, vũ hội và các tràng pháo hoa rực rỡ lúc nửa đêm. Ngày 14/07 có một ý nghĩa thật sự kỷ niệm tinh thần Cách mạng 1789 và ý tưởng thống nhất của Ngày Hội Liên Minh 1790. Nhưng phải đợi đến gần một thế kỷ sau, ngày 14/07 mới chính thức trở thành Quốc khánh Pháp từ năm 1880.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Sử gia Remi Dalisson (1), trường đại học Rouen, chuyên gia về các biểu tượng lễ hội, trên đài France Inter giải thích vì sao ngày lễ 14/07 là ngày lễ quốc gia xưa nhất của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp.

« Đó là vì ngày lễ này gắn liền với nền cộng hòa, với việc xây dựng và thắng lợi của Đệ Tam Cộng Hòa. Ngày hội này còn gợi nhắc đến trí tưởng tượng của toàn dân và do vậy trở nên thiêng liêng. Những người cao tuổi thì nhớ lại những gì họ được dậy dỗ ở trường học về Đệ Tam Cộng Hòa.

Đây là một tiến trình gắn liền với việc xây dựng và phổ cập Đệ Tam Cộng Hòa được thể hiện qua ngày 14/07, cũng như việc thể chế này được phổ cập toàn dân. Do vậy, ngày này được ghi vào trong ký ức toàn dân và thể hiện qua các lễ hội, hoạt động tưởng niệm, các bộ phim, các cuốn sách. Cũng giống như lịch sử các trường học, tất cả các hoạt động đó gắn bó với lịch sử của nền cộng hòa và ngày 14/07. »

Ngược dòng lịch sử, ngày thứ Ba 14/07/1789, người dân Paris nổi dậy đánh chiếm ngục Bastille, một nhà tù chủ yếu được dùng như một doanh trại (vào thời điểm đó, chỉ có 7 tù nhân bị giam ở Bastille), một pháo đài biểu tượng sự áp bức.

Một ngày sau đó, 15/07/1789, vua Louis XVI chỉ định La Fayette làm chỉ huy lực lượng Vệ Binh Paris, để kiểm soát các phong trào nổi dậy của người dân và bảo vệ dân Paris. Một năm sau, La Fayette, thuộc giới quý tộc còn được gọi là tiến bộ, là người khởi xướng ra là Ngày Hội Liên Minh để ca tụng sự hòa giải giữa nhà vua và Cách mạng.

Theo sử gia Remi Dalisson, việc chiếm ngục Bastille có ý nghĩa to lớn, và cho đến tận ngày nay, vẫn là biểu tượng của Cách mạng, một sự thay đổi kỷ nguyên dẫn đến sự xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế và thúc đẩy nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới.

« Điều thú vị chính là ý tưởng tổ chức lễ kỷ niệm ngày đánh chiếm ngục Bastille, và rộng hơn nữa là ngày lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế đã nổi lên ngay từ mùa thu năm 1789. Ngay lập tức, thị trưởng Paris, và các nhà chức trách đã thử tìm cách đưa vào trong lịch sử những gì đã xảy ra mà họ cho là một cuộc Cách mạng không thể tưởng, vừa là để không bị quên lãng, vừa để tiến gần đến tương lai.

Đây là một những ca hiếm hoi, cho thấy thiện chí muốn tổ chức lễ kỷ niệm một sự kiện đương thời. Do đó, ngày 14/07/1790, các liên minh lần đầu tiên tụ họp để bảo vệ và tuyên bố với toàn thế giới những điều được cho là các giá trị cách mạng. Đó cũng là dịp để tạo nên cái gọi là lễ nghi, kéo dài đến tận ngày này ».

Lỗi tại vua Louis XVI

Và thế là ngày hội 14/07 đầu tiên đã được tổ chức một cách đầy khí thế ở Champs-de-Mars vào năm 1790, ngày hội mang tính biểu tượng cho sự đoàn kết của dân tộc. Cũng như lịch sử Pháp, ngày lễ 14/07 đó cũng có những thăng trầm theo dòng thời gian. Sau hai lần tổ chức khác năm 1791 và 1792, ngày hội này đã bị bãi bỏ.

Nguyên nhân ban đầu là do cuộc bôn tẩu bất thành của vua Louis XVI, bị binh sĩ bắt giữ ngày 21/06/1791 tại Varennes theo lệnh của La Fayette. Sự việc đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc Cách mạng và chấm dứt mọi ý tưởng hòa giải.

Trong một thời gian dài, lễ kỷ niệm ngày thành lập nền Cộng Hòa (mồng một tháng nho – tức 22/09), kỷ niệm sinh nhật Napoléon I – ngày Thánh Napoléon (15/08), ngày kỷ niệm khai mạc Hội nghị các đẳng cấp (04/05), lần lượt được coi là Quốc Khánh Pháp nhưng chưa bao giờ được gọi chính thức hoặc vinh danh là Quốc Khánh.

Trong vòng gần một thế kỷ, ngày 14/07 tuy không còn là một ngày lễ quốc gia, nhưng ngày kỷ niệm này vẫn diễn ra do những người mang tư tưởng cộng hòa, phản kháng tổ chức. Sử gia Rémi Dalisson, giải thích tiếp :

« Đúng là vào thời kỳ Phục Hưng, ngày 14/7 trở thành một thời điểm bày tỏ sự phản kháng. Trong suốt một thế kỷ, người ta nhận thấy là các giới chức chính phủ rất lo sợ ngày này. Thường thì họ triển khai nhiều lực lượng an ninh để dự phòng các sự cố.

Hơn nữa, người ta cũng thấy có sự trỗi dậy trong suốt thế kỷ XIX một hình thức phản kháng gần như đều đặn mỗi 14/07. Nổi tiếng nhất là chiến dịch tổ chức các bàn tiệc dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ở đó người ta nâng cốc chúc mừng nền Cộng Hòa.

Trên thực tế, ngày hội 14/07 chính thức bao hàm hai ý nghĩa vừa là một ngày 14/07 của nhân dân, vừa là một ngày để người dân bày tỏ các nhu cầu, và cho thấy rằng các thành quả cách mạng không hề biến mất. »

Tuy nhiên trong những năm 1870, ngày mà người nói tiếng Anh gọi rất đúng là « Ngày Bastille » (Bastille Day), mới lại trở thành lễ hội toàn dân. Nền Đệ Tam Cộng Hòa non trẻ tìm kiếm một ngày lễ mang tính đoàn kết dân tộc, để kỷ niệm cùng một lúc các định chế, quốc gia, quân đội và một dân tộc vẫn còn bị chấn thương sau thất bại năm 1871 của Pháp trước quân Phổ.

« Đúng vậy. Nhưng điều này có liên quan đến sự thai nghén của nền cộng hòa. Quả thật, chính quyền chuyển tiếp 1870-1877/1878 đã tức thì nghĩ đến việc tổ chức một lễ mừng. Nhưng vì những người theo chế độ quân chủ còn quá đông, chính vì thế ngày lễ 14/07 lúc bấy giờ có tính chất lễ hội mang hơi hướm chế độ quân chủ hơn ».

Phải đợi mãi đến 10 năm sau, vào ngày 21/05/1880, dân biểu Paris Benjamin Raspail đã đệ trình một dự luật đề xuất lấy ngày 14/07 làm Quốc Khánh hàng năm, kỷ niệm việc đánh chiếm ngục Bastille năm 1789, một sự kiện có tính nền tảng, nhưng nhất là để kỷ niệm Ngày Hội Liên Minh năm 1790, được đánh giá là cơ sở của đồng thuận quốc gia. Dự luật này được Quốc Hội thông qua ngày 08/06, rồi Thượng Viện ngày 29/06 và được ban hành ngay ngày 06/07/1880, tức là 8 hôm trước ngày lễ.

Ngày Quốc Khánh theo công thức mới này có những mục tiêu tham vọng hơn cả Ngày Hội Liên Minh, bởi vì nó muốn khẳng định nền Cộng Hòa thông qua một loạt các biểu tượng, nghi lễ và hoạt động tập thể, đồng thời đề cao quân đội, hào quang dân tộc, thông qua việc duyệt và diễu binh mà cho đến ngày nay, vẫn là những truyền thống ăn sâu cắm rễ trong hoạt động lễ hội.

Vẫn theo chuyên gia Rémi Dalisson, « năm 1880, các sinh hoạt trong ngày 14/07 khá giống với những gì diễn ra hiện nay, bởi vì ngày lễ này đã nhanh chóng được quy định : vào năm 1880, có lễ duyệt binh và một cuộc diễu binh ở Longchamp (nơi diễu binh thay thế cho Champ-de-Mars)».

Vào thời đó, cần cho thấy là quân nhân phục tùng nền Cộng Hòa. Điều này cũng nhằm nhắc lại vai trò của quân đội của năm II. Đồng thời, nền Cộng Hòa cũng vinh danh quân đội bởi vì quân đội phải lấy lại vùng Alsace-Moselle vốn bị những « quân Phổ độc ác » đánh chiếm năm 1870.

Nước mắt của Hổ.

Các sinh hoạt truyền thống khác của ngày 14/07 đã có sẵn ngay từ năm 1880 : tiệc Quốc khánh, vũ hội dân gian và pháo hoa. Tuy nhiên, chuyên gia Rémi Dalisson cho rằng không nên tách rời hình ảnh lễ hội 14/07 vào thời điểm đó với hoàn cảnh lịch sử xã hội Pháp lúc bấy giờ :

« Đó là ngày hội của đất nước, một đất nước đoàn kết toàn dân. Nhưng ngày 14/07 này không được tách rời với bối cảnh ngày 14/07 của Đệ Tam Cộng Hòa, đó là trường học. Đó là ngày hội của trường học, được chuẩn bị trong trường học.

Đó là ngày hội của quân đội nhân dân, ngày hội của một đạo quân chuẩn bị phục thù. Điều cần thiết là phải nghĩ đến những điều này để thấy rõ tầm quan trọng của ngày 14/07 bởi vì đó là công việc của cả một thế hệ, một thế hệ những người cộng hòa đang cầm quyền, muốn chuẩn bị một sự phục thù. Do vậy, nếu so sánh với ngày nay thì hơi tế nhị ».

Năm 1919, biểu tượng ái quốc của ngày 14/07 còn được khẳng định thêm với việc lần đầu tiên, lễ diễu binh truyền thống diễn ra trên đại lộ Champs-Elysées chứ không phải ở Longchamp nữa. Và đoàn quân diễu binh qua dưới vòm Khải Hoàn Môn.

Cuộc diễu binh rầm rộ và ấn tượng, và đi hàng đầu là một ngàn thương phế binh, những « khuôn mặt dập vỡ » và theo huyền thoại, là đã làm cho Georges Clemenceau xúc động rơi lệ. Cho đến tận Đệ Nhị Thế Chiến, Quốc khánh vẫn diễn ra với những nghi lễ chủ yếu đó, trước khi quân lính Đức diễu hành trên đại lộ Champs Elysées ngày 22/06/1940 và 01/07/1941 ; một sự sỉ nhục tột cùng đối với nước Pháp.

Chuyên gia Rémi Dalisson thừa nhận : « Dưới thời Đức chiếm đóng, tình hình khá đặc biệt. Người ta có thể nghĩ rằng chính quyền Vichy sẽ hủy bỏ ngày 14/07. Đúng là Vichy không coi 14/07 là Quốc khánh nữa nhưng lại biến thành ngày tưởng niệm tất cả những người đã hy sinh vì nước Pháp.

Ở vùng phía Bắc, có những lễ kỷ niệm chính thức trên quy mô nhỏ, bởi vì không được phép hát Quốc ca La Marseillaise và lá cờ Pháp ba mầu xanh trắng đỏ. Do vậy, các lễ này thường được tổ chức bên trong các xí nghiệp, cơ quan chính quyền.

Còn ở vùng phía Nam, ngày 14/07 được tổ chức cho đến tận năm 1942, nhưng đó là lễ chuộc tội với những lễ nghi trước các tượng đài liệt sĩ, giống với ngày tưởng niệm 11/11 hơn ».

Điều duy nhất an ủi một số người : tướng de Gaulle phát biểu nhân ngày 14/07 trong các năm 1940 và 1942, trên đài phát thanh BBC. Năm 1944, Quốc Khánh Pháp lại được kỷ niệm tại một số vùng đã được giải phóng, nhưng Paris thì phải đợi đến năm 1945 mới biết đến một trong những ngày 14/07 với những cảm xúc đáng nhớ nhất.

Trong ngày Quốc Khánh này, lực lượng France Libérée đã đi diễu hành từ quảng trường Nation qua quảng trường République để tới Khải Hoàn Môn và tại đây, tướng de Gaulle đã đi duyệt đội quân chiến thắng.

Ngoài các nghi lễ rất đặc biệt của Quốc khánh 1945, việc tổ chức và nghi lễ Quốc Khánh của những năm sau đó gần như không thay đổi cho đến năm 1974, khi Valery Giscard d’Estaing trở thành tổng thống Pháp. Lúc đó chỉ mới 48 tuổi, Giscard d’Estaing muốn có những đổi mới về mặt biểu tượng của nền cộng hòa.

Những phát minh, thay đổi phù phiếm

Trong 5 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống 7 năm dưới thời Giscard d’Estaing, quân đội đi diễu hành các hành trình khác nhau : từ Bastille tới République, trên đại lộ Cours de Vincennes, ở khu vực Trường Quân Sự (Ecole militaire), rồi lại từ République đến Bastille và cuối cùng là quay lại Champs-Elysées năm 1980.

Cũng dưới thời Giscard, kể từ năm 1978, tiệc chiêu đãi ở vườn điện Elysée, đón tiếp cả các công dân bình thường và có lúc số khách lên tới 13.000 người, bao gồm các thành viên chính phủ, các nhân vật có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ, thể thao. Vì lý do tiết kiệm, vào năm 2010, tổng thống Nicolas Sarkozy đã hủy bỏ tiệc chiêu đãi kiểu này.

Một phát minh khác dưới thời Giscard, đó là cuộc phỏng vấn tổng thống được truyền hình trực tiếp. Năm 2017, tổng thống Emmanuel Macron đã hủy bỏ truyền thống này. Tổng thống Sarkozy không trả lời phỏng vấn năm 2007 nhưng năm sau, 2008, lại tiếp tục truyền thống này.

Nhân kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp, ngày 14/07/1989 là cơ hội để nước Pháp thể hiện vai trò nổi bật của mình trên thế giới. Nước Pháp, đặc biệt là với sự thúc đẩy của tổng thống François Mitterrand và vị bộ trưởng Văn Hóa lanh lẹ Jacques Lang, rất thích tạo dựng vai trò nổi bật này.

Quốc Khánh năm đó, ngoài lễ diễu binh trên đại lộ Champs Elysées, là cuộc diễu hành của các bộ lạc khắp nơi trên thế giới, dưới sự đạo diễn của Jean-Paul Goude, một màn trình diễn hoành tráng không thể quên. 800 ngàn khán giả theo dõi và cuộc diễu hành được truyền hình trực tiếp ở hơn 100 quốc gia.

Năm 2007, châu Âu là khách mời danh dự, cuộc diễu binh có sự tham gia của các đơn vị quân đội 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu và kết thúc trong tiếng nhạc Quốc ca châu Âu (Hymne à la Joie).

Quốc Khánh năm 2017 là biểu tuợng cho chiếc cầu xuyên Đại Tây Dương nối liền nước Pháp của thời kỳ hầu tước La Fayette và nước Pháp của tổng thống Macron. Bởi vì tổng thống Mỹ Donald Trump là khách mời danh dự trong lễ Quốc Khánh, để kỷ niệm 100 năm ngày quân đội Mỹ tham chiến vào tháng 4/1917, trong Liên Minh Ba Bên. Tuy nhiên, ai cũng hiểu ý nghĩa của lời mời này trong thời buổi các chao đảo địa chính trị tác động đến trật tự thế giới.

Đương nhiên là thường xuyên có những ý kiến phản đối khía cạnh quân sự trong ngày Quốc Khánh. Và họ nêu ra một cách chính xác là chỉ còn có những chế độ độc tài mới coi các cuộc diễu binh là hoạt động chính trong ngày Quốc khánh.

Sử gia Rémi Dalisson nghe rõ những chỉ trích này, nhưng cho rằng các phê phán đó là không xác đáng. Ông nói : « Ngày 14/07 nhắc đến những giá trị và một ý tưởng mà người ta đã quên. Tôi thấy, điều quan trọng là phải giải thích rằng quân đội, cho dù sau này có quy chế chuyên nghiệp, vẫn là để phục vụ nền Cộng Hòa.

Quân đội hiện diện là để bảo vệ các giá trị, nhưng không phải chỉ có vậy. Người Pháp rất thích diễu binh, họ thích xem lắm và niềm say mê này đã trở thành phong tục. Ngay cả khi xem qua vô tuyến truyền hình trực tiếp, số người xem rất cao. Đó là một phần của nghi lễ trong ngày Quốc Khánh : diễu binh, vũ hội, bắn pháo hoa, tất cả những nghi lễ này có ý nghĩa của nó ».

Dù vậy, 137 năm đã trôi qua kể từ khi được xem như là ngày lễ Quốc Khánh chính thức năm 1880, lễ nghi này vẫn không thay đổi nhiều, với quân đội và binh sĩ, những hào quang quốc gia vẫn luôn luôn là tâm điểm của lễ kỷ niệm.

*****

(1) Rémi Dalisson là giáo sư đại học Rouen. Ông là đồng tác giả tập sách « Célébrer la Nation : les fêtes nationales en France de 1789 à nos jours » (tạm dịch Biểu dương đất nước : Các lễ hội quốc gia tại Pháp từ năm 1789 đến nay), do nhà xuất bản Nouveau Monde Éditions phát hành vào năm 2009.

  • Tạp chí
  • Pháp
  • Xã hội
  • Quốc khánh
  • Lịch sử