Giải thích vì sao chế độ nước sông Hồng lại thất thường

Answers ( )

  1. Giải thích vì sao chế độ nước sông Hồng lại thất thường

    + Mùa lũ từ tháng VI đến tháng X, lưu lượng mùa lũ gấp 4 lần mùa cạn.

    + Lũ lên nhanh và đột ngột, rút chậm. Chế độ nước thất thường, phức tạp

    – Nguyên nhân do địa hình lòng sống dốc, nguồn cung cấp nước nhiều do lượng mưa lớn. Hình dạng sông là hình nan quạt nên lũ lên rất nhanh do phụ lưu nhiều nhưng lượng chi lưu ít, chỉ có 1 cửa sông chính đổ ra biển nên thoát nước chậm.

  2. Giải thích vì sao chế độ nước sông Hồng lại thất thường

    – Chiều dài và diện tích lưu vực nhỏ hơn.

    – Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng chiếm 24% tổng lượng nước. Trong đó sông Đà chiếm 40%, sông Lô chiếm 24%- sông có hình dạng nan quạt, khi lũ xảy ra có sự phối hợp của các dòng chính và các phụ lưu gây lũ lớn.

    – Hình thái lưu vực sông dốc nhiều ở thượng nguồn, hạ nguồn dốc ít, lũ lên nhanh và xuống chậm. Mặt khác rừng đầu nguồn bị chặt phá mạnh hạn chế khả năng giữ nước trong mùa lũ.

    – khi đổ ra biển chỉ qua 3 cửa nên khả năng thoát lũ chậm.

Đề ôn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia môn Địa lý 10 chuyên đề một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (tiếp theo)

hoccham 25/05/2018 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông

Câu 9: Hãy so sánh những đặc điểm khác nhau về thủy chế sông ngòi của 3 hệ thống sông: sông Hồng, sông Cửu Long và các sông vùng duyên hải miền Trung. Giải thích.

Lời giải

* Sông Hồng:

– Đặc điểm:

+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng mùa lũ gấp 4 lần mùa cạn.

+ Lũ lên nhanh và đột ngột, rút chậm. Chế độ nước thất thường, phức tạp.

– Nguyên nhân: Địa hình lòng sông dốc. Nguồn cung cấp nước nhiều do lượng mưa lớn. Hình dạng của sông (hình nan quạt).

* Sông Cửu Long:

– Đặc điểm:

+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

+ Nước sông điều hòa, không phức tạp, 10 lên chậm, rút chậm.

– Nguyên nhân:

+ Sông dài, diện tích lưu vực lớn.

+ Độ dốc lòng sông nhỏ.

+ Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

+ Hình dạng của sông (hình lông chim).

+ Sự điều tiết nước của Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

* Sông ở duyên hải miền Trung:

– Đặc điểm:

+ Mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.

+ Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão lớn.

– Nguyên nhân:

+ Sông ngòi thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

+ Mùa lũ trùng với mùa mưa khi có sự xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới, bão thường xuất hiện cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc,… gây mưa to, nước thượng nguồn đổ về, thủy triều sóng biển dâng lên làm phức tạp chế độ nước sông.

Vì sao sông Cửu Long lại có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng?

Câu 9: Vì sao sông Cửu Long lại có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng?

Câu trả lời:
  • Sông Cửu Long.

    • có diện tích lưu vực và chiều dài lớn hơn sông Hồng, chỉ một phần nhỏ chảy trên lãnh thổ VN (9% diện tích lưu vực và 11% tôn̉g lưu lượng dòng chảy)

    • sông có dạng hình lông chim, ở nước ta diện tích lưu vực nhỏ, chảy trên diện tích nhỏ đồng thời lại đc nối thông với hồ Tônlê Xáp. Vậy nên mùa lũ lên chậm, xuống chậm.

    • sông CL chảy ra biển qua 9 cửa nên lũ thoát nhanh hơn.

    • địa hình sông chảy qua thấp, mạng lưới kênh rạch dày đặc.

=> Vậy nên chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng.

  • Sông Hồng

    • chiều dài và diện tích lưu vực nhỏ hơn.

    • tổng lượng dòng chảy của sông Hồng chiếm 24% tổng lượng nước. Trong đó sông Đà chiếm 40%, sông Lô chiếm 24%

    • sông có hình dạng nan quạt, khi lũ xảy ra có sự phối hợp của các dòng chính và các phụ lưu gây lũ lớn.

    • hình thái lưu vực sông dốc nhiều ở thượng nguồn, hạ nguồn dốc ít, lũ lên nhanh và xuống chậm. Mặt khác rừng đầu nguồn bị chặt phá mạnh hạn chế khả năng giữ nước trong mùa lũ.

    • khi đổ ra biển chỉ qua 3 cửa nên khả năng thoát lũ chậm.