Hệ số thanh toán hiện hành công thức năm 2024

Chỉ số về khả năng thanh toán bao gồm các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán các khoản lãi vay và nợ đến hạn của doanh nghiệp (bao gồm những khoản nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn đến hạn trả). Chỉ số này thường dùng để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ. Vậy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xác định như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp? Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi phân tích chỉ tiêu này?

Hệ số thanh toán hiện hành công thức năm 2024

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio - CR) đây là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ nguồn tài sản ngắn hạn của công ty. Về cơ bản, để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì chỉ tiêu này phải lớn hơn 1, trong trường hợp chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì có thể doanh nghiệp đang bị mất cân đối, rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Tùy vào từng ngành khác nhau, nếu hệ số này vào khoảng 1 – 2 lần cho thấy khả năng thanh khoản tốt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể được tính từ thông tin trên bảng cân đối kế toán

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (1)

Ví dụ: Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty X, Y, Z giai đoạn 2016 - 2021

Hệ số thanh toán hiện hành công thức năm 2024

Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade

Nhà đầu tư có thể thấy được sự khác biệt trong chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của 3 công ty X, Y, Z. Công ty Z có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt (CR duy trì rất cao) trong khi đó công ty Z từ năm 2016 đến 2020 bị mất cân đối về khả năng thanh toán khi chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn 1. Đối với công ty X thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn duy trì ổn định cao hơn 1.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Acid test Ratio) đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngày các khoản nợ ngắn hạn căn cứ vào các tài sản có khả năng thanh khoản (chuyển hóa thành tiền nhanh nhất) hay có thể hiểu đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh lý nhanh các tài sản của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này không nhất thiết phải lớn hơn 1, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất tốt. Để xác định chỉ tiêu này, chúng ta bỏ giá trị hàng tồn kho ròng khỏi phần tài sản ngắn hạn.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho ròng) / Nợ ngắn hạn (2)

Ví dụ: Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty X, Y , Z giai đoạn 2016 - 2021

Hệ số thanh toán hiện hành công thức năm 2024

Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade

Qua biểu đồ trên nhà đầu tư có thể sự khác biệt của cả ba công ty ở chỉ số khả năng thanh toán nhanh so với chỉ số khả năng thanh toán hiện hành. Công ty Y chỉ số này có vẻ “tốt hơn” so với công ty X và Z. Giai đoạn 2016 – 2021 chỉ số này của công ty Z là khá thấp.

Ngoài hai chỉ tiêu phổ biến trên dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác như: Tỷ lệ đảm bảo lãi vay, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ ngắn hạn và lãi vay từ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Chi phí lãi vay(3)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ LCTT ròng từ HĐKD = LCTT ròng HĐKD / Nợ ngắn hạn (4)

Khả năng trả nợ ngắn hạn và lãi vay từ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao = EBITDA / (Nợ ngắn hạn+lãi vay) (5)

Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể tìm ở đâu?

Các chỉ số về khả năng thanh toán sẽ không được sẽ không được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sử dụng các công thức ở phần trên để tính toán các chỉ tiêu này. Hiện nay khi tham gia đầu tư trên thị trường, các nhà đầu tư tại công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt có thể xem và phân tích cách chỉ tiêu này trên nền tảng giao dịch Master Trade hoặc các nền tảng tài chính khác.

Nhà đầu tư “thấy” được gì qua chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có chỉ số về khả năng thanh thoan toán cao thể hiện sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp trong việc trả nợ vay và lãi. Ngược lại chỉ số này thấp thể hiện công ty phải đối mặt với những khó khăn trong việc trả nợ.

Việc công ty duy trì chỉ số khả năng thanh toán quá cao cũng thể hiện công ty phải đánh đổi cơ hội sinh lời cao do đang sở hữu nhiều tài sản ngắn hạn sinh lời thấp.

Nhà đầu tư phải lưu ý nếu chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và khoản phải thu ngắn hạn của công ty cao trong nhiều kỳ báo cáo liên tục hoặc có sự dịch chuyển từ hàng tồn kho sang khoản phải thu thì phải hết sức thận trọng, khả năng cao là các tài sản này khả năng chuyển thành tiền thấp mặc dù khi tính toán các chỉ số khả năng thanh toán vẫn tốt.

Hệ số thanh toán hiện hành tinh như thế nào?

Current ratio (hay còn gọi là Tỷ số thanh toán hiện hành) là tỷ lệ tài chính đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn của công ty. Nó được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho các khoản nợ hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là gì?

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.

Chỉ số thanh toán hiện thời được tính toán như thế nào?

Cách tính. Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.

Current Ratio khác gì Quick Ratio?

Nếu như Current Ratio có cách tiếp cận khái quát hơn đó là tính toán dựa trên tất cả tài sản ngắn hạn hiện có của công ty thì Quick ratio tiếp cận sâu hơn vào tài sản ngắn hạn nhưng cụ thể là các tài sản liên quan đến tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các tài sản có tính thanh khoản cao.