Trình bày quy tắc ứng xử trong lớp học hưởng nghiệp

Quy tắc ứng xử của cán bộ - giáo viên - học sinh trong nhà trường

Phòng GD & ĐT huyện Vũ Thư CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường TH Bách Thuận Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 28/ QĐ- NT Bách Thuận, ngày 20 tháng 01 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy định quy tắc ứng xử của CB-GV-HS trong nhà trường

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁCH THUẬN

Căn cứ Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 03/VBHN-BGD ĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Công văn số 14/GDĐT ngày 10/02/2017 của Phòng GD&ĐT Vũ Thư về việc đôn đốc xây dựng môi trường văn hóa trong trường học;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Trường tiểu học Bách Thuận,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quy tắc ứng xử của CB-GV-CNV-HS trường tiểu học Bách Thuận từ tháng 1 năm 2019.

Điều 2. Quy định quy tắc ứng xử này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Toàn thể CB-GV-CNV-HS trường tiểu học Bách Thuận chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

QUY TẮC ỨNG XỬ

CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Căn cứ đề ra các quy tắc đạo đức và ứng xử

1. Quy định về đạo đức Nhà giáo, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (CB-GV-NV) làm việc trong ngành GD&ĐT.

3. Điều lệ trường tiểu học.

4. Các văn bản chỉ đạo thực hiện nếp sống văn hóa; Chỉ thị số 21 về không uống rượu, bia khi đến và làm việc tại cơ quan và khi lái xe tham gia giao thông

5. Truyền thống đạo đức Nhà giáo của dân tộc, của quê hương.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định vÒ chuẩn mực đạo đức nhà giáo và quy tắc ứng xửcủa đội ngũ CB-GV-NV trường Tiểu học Bách Thuậntrực thuộcPhòng GD&ĐT Vũ Thư tỉnh Thái Bìnhtrong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và trong xã hội; quy tắc ứng xửvăn hóa của HSđược áp dụng trong thời gian học tập tại trường và ngoài xã hội

2. Đối tượng áp dụng là tất cả CB-GV-NV và học sinh trường TH Bách Thuận từ tháng 01 năm 2019

Điều 3. Mục đích xây dựng quy tắc ứng xửđối với cán bộ GV, NV, HS

1. Quy định các chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của cán bộ, nhà giáo khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh và trong quan hệ xã hội. Đồng thời quy định chuẩn mực về ứng xử văn hóa của HS đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong trường và khách đến trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

2. Là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xử sự trong thi hành nhiệm vụ và trong các mối quan hệ công tác, đồng thời là căn cứ để đánh giá, xếp loại và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, viên chức.

3. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và các mối quan hệ công tác của cán bộ, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.

4. Là căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng HS hằng năm.

Chương II

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Điều 4. Phẩm chất chính trị

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý thức vì tập thể sư phạm, tập thể học sinh của nhà trường, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà trường, gìn giữ và phát huy truyền thống Dạy tốt - Học tốt.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Điều 5. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thích nghề dạy học; có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với học sinh, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng Điều lệ, Quy chế, Nội quy của nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

5. Có tinh thần giữ gìn và bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức Nhà giáo.

Điều 6. Lối sống, tác phong

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trang phục phảigiản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán chú ý của học trò.

5. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và học sinh.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau; chăm sóc, giáo dục con cái học hành ngoan ngoãn, lễ độ; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

7. Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ của dân tộc.

Điều 7. Thái độ của c¸n bé, nhà giáo đối với học sinh

1. Cần thể hiện thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình cảm với học sinh.

2. Tôn trọng học sinh, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, không làm cho các em bị lệ thuộc.

3. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả học sinh.

Chương III

CHUẨN MỰC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

I. yêu cầu đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên

Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên

1. Phát hiện việc thực hiện sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của đồng nghiệp để kịp thời đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc phản ảnh với Ban giám hiệu.

2. Dạy học và giáo dục đúng theo chương trình, kế hoạch quy định; nhận xét, đánh giá, chấm điểm kiểm tra định kỳ, ghi học bạ đầy đủ, đúng quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

3. Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, của lãnh đạo cấp trên; chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

4. Thực hiện Luật giáo dục, Pháp lệnh cán bộ, viên chức, Điều lệ trường học, quy chế của ngành, các quy định nội bộ.

5. Hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành, của trường.

6. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; đối xử công bằng, tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh.

7. Giữ gìn, vun đắp và phát huy truyền thống Dạy tốt - Học tốt; luôn ý thức bảo vệ truyền thống của trường.

Điều 9. Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với cán bộ, Nhà giáo, nhân viên

1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyết định, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; phải phối hợp với các thành viên khác của Hội đồng sư phạm nhà trường. Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên phát hiện quyết định đó trái pháp luật hoặc không phù hợp với thức tiễn thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra do thực hiện quyết định đó,

2. Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra việc giáo viên, nhân viên thực hiện Quyết định, các ý kiến chỉ đạo, cùng với lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên về tính khả thi và tính hợp lệ của các quyết định đã đưa ra để điều chỉnh kịp thời.

Điều 10. Quy định trong giao tiếp

1. Cán bộ, giáo viên khi đến trường giảng dạy, làm việc, hội họp tại trường và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục đúng quy định; phải giữ gìn uy tín, danh dự cho nhà trường, lãnh đạo và đồng nghiệp.

2. Trong giao tiếp với công dân, phụ huynh học sinh tại trường cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh.

3. Ban giám hiệu phải nắm bắt kịp thời tâm lý của giáo viên, nhân viên để có cách thức điều hành phù hợp, nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy dân chủ, tạo điều kiện tự học, tự rèn luyện và phát huy sáng kiến của giáo viên, nhân viên; tôn trọng và tạo niềm tin cho giáo viên, nhân viên khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự của CB-GVNV khi bị phản ảnh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.

4. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành nhà trường để cho mọi hoạt động đạt hiệu quả.

5. Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, viên chức phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình cộng sự bảo đảm sự đồng thuận, hiệp lực chung lo sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà trường.

II. Những điều cán bộ, giáo viên, nhân viên không được làm

Điều 11. Quy định chung

1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải chấp hành các quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong Pháp lệnh Cán bộ, viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khácca pháp luật.

2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên khi thực thi nhiệm vụ, công vụ không được mạo danh để giải quyết công việc; không được mượn danh nhà trường, tập thể giáo viên để thực hiện ý đồ cá nhân.

Điều 12. Các quy định cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường không được làm trong quan hệ nhiệm vụ, công vụ

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học sinh; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học sinh và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học, đồng nghiệp và người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định.

6. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

7. Không gây bè phái, làm mất đoàn kết trong Hội đồng sư phạm và trong sinh hoạt tại cộng đồng. Không được đặt điều sai sự thật để khiếu kiện, cũng như không được che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh với Ban giám hiệu, hoặc với lãnh đạo cấp trên.

8. Không được tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không được tiết lộ các bí mật của Nhà nước, bí mật của nhà trường, bí mật công tác và bí mật đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

9. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của nhà trường.

10. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu trữ, truyền bá văn hoá phẩm độc hại.

11. Không được có hành động vượt ngưỡng quan hệ thầy trò, hoặc quan hệ bất chính với đồng nghiệp.

12. Không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của đồng nghiệp khi thực thi nhiệm vụ, công vụ.

13. Không được làm mất, hư hỏng tài sản, thiết bị hoặc làm mất, sai lệch hồ sơ, tài liệu của nhà trường.

Chương IV

CHUẨN MỰC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN

Điều 13. Các quy định cán bộ, giáo viên, nhân viên phải làm trong quan hệ xã hội

1. Khi tham gia các hoạt động xã hội thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử để người dân tin tưởng.

2. Hướng dẫn người dân tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, đường lối của Đảng trong cộng đồng dân cư; hướng dẫn cộng đồng dân cư phát triển kinh tế gia đình.

4. Tuyên truyền cộng đồng dân cư thực hiện kế hoạch dân số và gia đình, phòng chống bệnh tật, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng ứng thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá theo quy định chung và của cộng động.

Điều 14.Những việc cán bộ giáo viên không được làm trong quan hệ xã hội

1. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội.

2. Không được sử dụng các tài sản, phương tiện công cho các hoạt động cá nhân không thuéc hoạt động của cơ quan, đơn vị.

3. Không tổ chức các hoạt động cưới hỏi, sinh nhật, tân gia, thăng chức của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi.

4. Không tham gia chơi cờ bạc, cá độ, sử dụng chất kích thích gây nghiện, say xỉn, gây gổ hoặc hành hung người khác, vi phạm luật giao thông, vi phạm Pháp lệnh 16 và Nghị định 36.

Điều 15. Các quy định cán bộ, giáo viên không được làm trong ứng xử nơi công cộng.

1. Không được vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.

2. Không được vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định, các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.

3. Không xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng.

4. Không được có hành động vô tình hay cố ý làm hư hỏng tài sản nơi công cộng; không được có thái độ bàng quan với học sinh, đồng nghiệp khi vi phạm nội quy nơi công cộng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên

1. Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại quy tắc này.

2. Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường vi phạm quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ảnh với Ban giám hiệu.

Điều 17. Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường

1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Qui tắc này

2. Niêm yết công khai Qui tắc này

3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

5. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường

Chưưng VI

CHUẨN MỰC ỨNG SỬ VĂN HÓA CỦA HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIA ĐÌNH VÀ ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG

Điều 18. Ứng xử của học sinh đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường và khách đến trường

1. Học sinh chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến trường phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè, không sử dụng các động tác và hành vi gây phản cảm.

2. Khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn.

3. Khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, biết xin lỗi...

4.Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và ngược lại.

Điều 19. Đối với bạn bè

1. Chào hỏi, xưng hô với bạn bè đảm bảo thân mật, cởi mở, trong sáng; không gọi nhau, xưng hô bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ, không gọi tên bạn gắn với tên cha, mẹ, hoặc những khiếm khuyết ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết; không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.

2. Thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè đảm bảo chân thành, tế nhị, không che dấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn; khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không cầu kỳ, không gây khó xử.

3. Đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè đảm bảo chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn; không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, nói tục... Biết lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.

4. Quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, đúng mức.

5.Nghiêm túc, trung thực trong học tập, không vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử.

Điều 20. Đối với gia đình

1. Xưng hô, mời gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.

2. Chào hỏi khi đi, về, lúc ăn uống đảm bảo lễ phép.

3. Quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.

4.Khi có khách đến nhà chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.

5. Có ý thức giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức.

Điều 21. Đối với mọi người nơi cư trú

1. Giao tiếp với mọi người đảm bảo tôn trọng, lễ phép, ân cần, giúp đỡ.

2. Trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

Điều 22. Ứng xử nơi công cộng

1. Khi tham gia các hoạt động chung đảm bảo nếp sống văn minh, đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, có ý thức giữ vệ sinh chung; không gây mất trật tự.

2. Trong các khu vực công cộng như đường phố, nhà ga, bến xe, rạp hát... đảm bảo cử chỉ, hành động lịch thiệp; nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được phục vụ; không gây mất trật tự.

Điều 23. Ở trong lớp học

1. Trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo tư thế, tác phong nghiêm túc, trật tự, tôn trọng thầy giáo, cô giáo và bạn cùng lớp. Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, quay ngửa, phát ngôn tuỳ tiện, nhoài người, gục đầu; không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân ...

2. Khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến giờ học.

3. Khi trao đổi, thảo luận về nội dụng bài học đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt, chê bai, mỉa mai những ý kiến khác với ý kiến bản thân.

4. Trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy cô giáo, không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra chơi, ra về, đảm bảo trật tự, không xô đẩy bàn ghế, giữ vệ sinh chung. Không đi xe trong sân trường; xếp hàng ra về khi tan học.

5. Khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh làm lây lan bệnh cho người khác.

Điều 24. Đối với những bất đồng, mâu thuẫn

Trong khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn đảm bảo từ tốn, có lý có tình, không kiêu căng, thách thức, hiếu thắng; biết lắng nghe tích cực và góp ý mang tính xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Qui tắc này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

Định kỳ kiểm tra việc thực hiện của các cán bộ, giáo viên, nhân viên vµ häc sinh; xử lý nghiêm túc kịp thời đúng pháp luật các cá nhân vi phạm Qui tắc này./.

T.M nhà trường

Hiệu trưởng

Trần Ngọc Quế