Tại sao thuốc cam có chì

Nhiều trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam

Bác sĩ Đinh Thị Hồng, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tính từ đầu năm 2019 đến nay, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho sáu trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng…

Bé Nguyễn Phan Bảo N (7 tháng tuổi, Thanh Hóa) được chuyển đến Khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 15-5 trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài.

Theo lời kể của người nhà, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng. Bà nội nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống.

Sau bảy ngày dùng thuốc cam bé xuất hiện nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Sau đó bé được chuyển tiếp lên khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Bệnh nhi được lấy mẫu máu định lượng nồng độ chì. Kết quả nồng độ chì trong máu rất cao (vượt mức cho phép).

Bác sĩ Đinh Thị Hồng, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan (xét nghiệm men gan tăng rất cao), thiếu máu nặng phải truyền máu.

“Hiện tại, sau hơn hai tuần điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm nhiều. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng mà ngộ độc chì để lại chưa thể xác định được do bệnh nhi còn quá nhỏ. Trẻ có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động IQ. Việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện”, BS Hồng nói.

Nhiều phụ huynh quá tin tưởng vào "thần dược" thuốc cam

Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc, nhiều phụ huynh vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này. Không ít các mẹ truyền tai nhau thuốc cam giúp trẻ tăng cân, chữa lành các vết loét miệng, hoặc sử dụng thường xuyên để vệ sinh lưỡi cho con. Những sai lầm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bác sĩ cho biết, chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây tổn thương trên nhiều cơ quan như thần kinh, huyết học, gan, thận, dạ dày, đường ruột, tim mạch,… Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này sẽ được hấp thu vào máu, từ đó phân tán vào các mô trong cơ thể đặc biệt là xương. Chì từ xương sau đó sẽ giải phóng từ từ vào máu gây ngộ độc kéo dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì. Các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.

TS, BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh. Gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

THIÊN LAM

Sáng ngày 31/10/2019, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng tuổi (trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng.

Thông tin từ phía người nhà bệnh nhi cho biết, ở nhà trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng. Sau khi dùng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho bé uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị.

Tại sao thuốc cam có chì
Mẫu thuốc cam bé L. sử dụng do người nhà bệnh nhân cung cấp.

Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng thuốc nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản Nhi.

Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm máu, chụp X-quang), bệnh nhi được xác định có rối loại đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định do trẻ bị ngộ độc thuốc nam.

Ngoài ra, trên phim chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại, nghi là chì nên các bác sĩ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong máu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy chỉ số hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129.8 µg/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi được xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.

Tại sao thuốc cam có chì
Hình ảnh X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của chì.

Theo ThS.BS Cao Việt Hưng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Điển hình là trước đó 2 tháng, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi cũng tiếp nhận một trường hợp bé 03 tháng tuổi bị suy đa phủ tạng do ngộ độc thuốc nam. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.


Bé được chuyển đến Khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tháng trước trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài. Gia đình cho biết bé bị viêm loét miệng, bà nội mua thuốc cam giatruyền bôi và uống. Sau 7 ngày dùng, bé nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên đưa đi cấp cứu.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Kết quả xét nghiệm mẫu máu cho thấy hàm lượng chì trong máu rất cao.

Bác sĩ Đinh Thị Hồng, Khoa cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn tổn thương gan, thiếu máu nặng phải truyền máu. Bệnh nhi được điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, nồng độ chì trong máu đã giảm nhiều. Bé không còn nguy hiểm đến tính mạng, song có thể gặp những di chứng mà ngộ độc chì để lại. Hiện, chưa thể xác định được tình trạng sắp tới do bệnh nhi còn quá nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động, IQ.

Từ đầu năm đến nay, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn, ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng...

Tại sao thuốc cam có chì

Loại thuốc cam người nhà chobé gái 7 tháng tuổi sử dụng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Các bác sĩ khuyến cáo chì là chất rất độc hại cho sức khỏe gây tổn thương trên nhiều cơ quan như thần kinh, máu, gan, thận, dạ dày - đường ruột, tim mạch... Khi xâm nhập cơ thể, chì được hấp thu vào máu, từ đó phân tán vào các mô trong cơ thể đặc biệt là xương sau đó giải phóng từ từ vào máu gây ngộ độc kéo dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì. Các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc. Nhiều trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.

Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc và không có giấy phép kinh doanh. Gia đình cần vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.

Thu Hiền