Vốn đầu tư ppp là gì

PPP là gì? Đây là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động đầu tư. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. PPP là gì ?

PPP là viết tắt của cụm từ Public Private Partnership- đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì:  Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

2. Đặc điểm của PPP

2.1. Chủ đầu tư của hợp đồng PPP

Hợp đồng PPP được thực hiện giữa hai chủ thể: một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư tư nhân.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

– Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Tòa án nhân dân tối cao

– Kiểm toán nhà nước

– Văn phòng Chủ tịch nước

– Văn phòng Quốc hội

– Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Mọi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan. Mọi nhà đầu tư, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư ppp là gì
ppp là gì?

2.2. Đối tượng của hợp đồng PPP

Thoe quy định tại Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì đối tượng của hợp đồng PPP bao gồm:

– Giao thông vận tải

Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực

 Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải

Y tế, giáo dục- đào tạo

– Hạ tầng công nghệ thông tin

  • Điểm chung của các dự án trên là:

– Đối tượng hợp đồng xoay quanh những dự án trên thực tế thời gian thực hiện dài, quy mô lớn

– Khả năng thu hồi vốn và tốc độ thu hồi vốn của dự án chậm

– Những dự án thuộc nhóm này thường thực hiện, diễn ra ở khu vực khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn

2.3. Bản chất, mục đích của hợp đồng PPP

– Bản chất của đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là thỏa thuận thực hiện công việc, phân chia rủi ro, thanh toán hoặc chuyển giao, khai thác dự án

– Mục đích đều mong muốn đạt được mục đích lợi nhuận, an sinh xã hội, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước…

2.4. Hình thức đầu tư

Đầu tư theo phương thức PPP qua việc ký kết hợp đồng dưới hình thức là văn bản.

>>> Xem thêm:Tư vấn giấy phép đầu tư tại Hà Nội 

3. Các loại hợp đồng PPP

 Là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước. 

Là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong một thời hạn nhất định.

Là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

Là hợp đồng mà nhà đầu tư tư nhân, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong một khoảng thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

Là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sau đó chuyển giao cho nhà nước khi cơ sở hoàn thành, được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định. Cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

Là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng  và cung cấp sản phẩm dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định. Cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP. Hết thời hạn trên nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước.

Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa các loại hợp đồng trên.

4. Thủ tục đầu tư theo hợp đồng PPP

Vốn đầu tư ppp là gì
ppp là gì?

Quy trình thực hiên dự án đầu tư theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP, theo đó có thể chia thành 4 bước cơ bản:

Bước 1: Chuẩn bị dự án đầu tư

Quy trình chuẩn bị đầu tư bao gồm việc:

– Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

– Quyết định chủ trương đầu tư

– Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

– Phê duyệt dự án PPP

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

Bước 3:  Đàm phán, hoàn thiện ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án PPP

Bước 4: Triển khai thực hiện dự án, xác nhận hoàn thành, chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, chấm dứt hợp đồng dự án PPP

>>> Xem thêm: Công ty luật giỏi uy tín tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “PPP là gì?” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837

Fanpage: Công ty Luật FBLAW

Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Phương thức đầu tư PPP được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Các loại hợp đồng dự án PPP? Ưu, nhược điểm của hình thức này? Dự án PPP nhóm C là gì? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau của LawKey.

Khái niệm về phương thức đầu tư PPP

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Phương thức đầu tư PPP là tên viết tắt của hình thức đầu tư đối tác công tư. Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.

Hợp đồng dự án PPP

Căn cứ các Khoản 3,4,5,6,7,8,9 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, hiện nay pháp luật Việt Nam đang thừa nhận các loại hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sau:

Hợp đồng BOT

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng BTO

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng BT

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

Hợp đồng BOO

Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng BTL

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Hợp đồng BLT

Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng O&M

Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Ưu điểm của mô hình PPP

– Thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị cũng như việc quản lý các dự án.

– Cung cấp đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

– Có khả năng tiếp cận các công nghệ mới nhất (cả phần cứng và phần mềm) và nắm bắt chúng.

– Việc áp dụng các mô hình PPP có thể không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức, do đó giảm gánh nặng chi phí thiết kế và xây dựng.

Hạn chế của mô hình PPP

– Khu vực tư nhân có thể không quan tâm đến dự án PPP vì rủi ro cao do khả năng của các bên liên quan tham gia vào dự án PPP hoặc có thể là một hạn chế kỹ thuật hoặc năng lực trình độ, tài chính.

– Thay đổi về quản lý và kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng thông qua dự án PPP có thể không đủ để cải hiệu quả kinh tế của nó trừ khi các điều kiện cần thiết khác được áp dụng. Những điều kiện này bao gồm: các hoạt động cải cách hành chính, quản lý cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động.

Dự án PPP nhóm C là gì

Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi, các dự án đầu tư công được phân loại là dự án nhóm A, nhóm B, Nhóm C. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công 2014:

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng

– Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Công nghiệp điện;

– Khai thác dầu khí;

– Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Chế tạo máy, luyện kim;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Xây dựng khu nhà ở;

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng

– Giao thông, trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Thủy lợi;

– Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

– Kỹ thuật điện;

– Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

– Hóa dược;

– Sản xuất vật liệu, trừ các dự án về Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Công trình cơ khí, trừ các dự án về Chế tạo máy, luyện kim;

– Bưu chính, viễn thông;

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng

– Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

– Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

– Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

– Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Đầu tư công 2014.

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng

Y tế, văn hóa, giáo dục;

– Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

– Kho tàng;

– Du lịch, thể dục thể thao;

– Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công 2014.

Xem thêm: Chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013

Trên đây là tư vấn của LawKey về phương thức đầu tư PPP. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ tư vấn đầu tư của chúng tôi.