Ìm là gì

Quỹ Tiền tệ Quốc tế được mô tả như Một tổ chức của 189 quốc gia thực hiện việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn. Để hiểu rõ vai trò của tổ chức tiền tệ này, hãy cùng chúng tối tìm hiểu Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) là gì? ở bài viết bên dưới nhé!

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là gì?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Ìm là gì
Trụ sở Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đặt tại Washington D.C Hoa Kỳ

Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMF được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Lúc này 44 quốc gia tham dự đã tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Ngày 8/5/1947, IMF tiến hành cho vay khoản đầu tiên.

Ìm là gì
Lá cờ của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF

IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp.

IMF đã xây dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước thành viên. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước đó cho IMF. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.

Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.

Năm 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã đẩy các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu u (EEC) không duy trì tỷ giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa mà mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hay không tuyên bố tỷ giá đồng tiền của mình.

Lúc này vàng bị gạt ra khỏi hệ thống tiền tệ và được thay thế bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế.

Cơ cấu tổ chức của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Ìm là gì
Các thành viên trong cơ cấu tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gồm các bộ phận như sau:

  • Hội đồng thống đốc: Đây là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.
  • Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng là: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).
  • Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF. 24 thành viên của Ban Giám đốc Điều hành sẽ thay mặt cho 189 quốc gia thành viên. Ban Giám đốc Điều hành sẽ bàn luận và giải quyết tất cả các vấn đề như xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viên, các vấn đề về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn cầu

Chức năng và nhiệm vụ của IMF

Nhiệm vụ chính của IMF là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỷ giá hối đoái và thanh toán quốc tế cho phép các quốc gia và công dân của họ giao dịch với nhau.

Quỹ tiền tệ Quốc tế hỗ trợ các nước thành viên thông qua 3 chức năng chính sau đây:

Giám sát

Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và các nước thành viên, đồng thời tư vấn về chính sách kinh tế cho các nước thành viên. Điều này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, thống kê, phân tích và dự báo các nền kinh tế quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.

Ngoài ra, IMF sẽ cung cấp lời khuyên cho các nước thành viên và thúc đẩy các chính sách được thiết kế để thúc đẩy sự ổn định kinh tế, giảm tính dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, và nâng cao mức sống.

Hỗ trợ tài chính

Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước thành viên khi họ gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Cụ thể như đưa ra các nguồn vốn cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài. Nhiệm vụ hỗ trợ tài chính này chính là trách nhiệm cốt lõi của IMF.

Phát triển năng lực

Trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên nhằm cải thiện khả năng điều hành kinh tế. Ví dụ như thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn đối với thuế và quản lý, quản lý chi tiêu, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng và tài chính, khuôn khổ lập pháp và thống kê kinh tế.

Mục tiêu hoạt động của IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington D.C, thủ đô của Hoa Kỳ. IMF được mô tả như “Một tổ chức của 189 quốc gia”, làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo.

Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác…

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân.

Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.)

Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

Mục tiêu chính của IMF là đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỷ giá trao đổi và thanh toán quốc tế có thể cho phép các quốc gia (và công dân của họ) giao dịch với nhau. Nhiệm vụ của Quỹ được cập nhật năm 2012 bao trùm sang tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô và tài chính để đảm bảo ổn định toàn cầu.

Để thực hiện nhiệm vụ nền tảng là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF theo dõi tình hình kinh tế toàn cầu và kinh tế của các thành viên; cho vay đối với các thành viên gặp khó khăn và đưa ra những sự trợ giúp thiết thực cho thành viên.

Các loại tín dụng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Ìm là gì
Các loại tín dụng của IMF là gì

IMF là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu. Từ đó thiết lập tài chính an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng như đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao và giảm bớt đói nghèo. Xuất phát từ mục đích này IMF cũng đưa ra các loại tín dụng để hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

Tín dụng thông thường

  • Loại này yêu cầu nước được vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn.
  • Mức cho vay tối đa là 100% cổ phần của nước đó tại qũy
  • Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
  • Thời gian ân hạn 3 năm
  • Lãi suất khoảng 5% – 7,5%/năm
  • Vốn vay bổ sung: Loại tín dụng này có:
  • Mức vay có thể từ 100% – 350% cổ phần của nước đó tại quỹ (tuỳ theo mức độ thiếu hụt)
  • Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
  • Thời gian ân hạn 3.5 năm
  • Lãi suất được tính theo lãi suất thị trường

Vay dự phòng

  • Loại tín dụng này của IMF có các đặc điểm:
  • Mức vay tối đa được 62,5% cổ phần
  • Thời hạn vay 5 năm
  • Thời gian ân hạn 3.5 năm
  • Lãi suất áp dụng theo thị trường

Vay dài hạn

Nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi khoản vay phải theo sát với việc thực hiện chương trình theo từng quý, năm. Trong đó:

  • Mức vay bằng 140% cổ phần tại quỹ
  • Thời hạn vay 10 năm
  • Thời gian ân hạn 4 năm
  • Lãi suất từ 6 – 7,5%/năm

Vay bù đắp thất thu xuất khẩu

Đây là khoản vay cho các nước đang phát triển có đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Theo đó:

  • Mức vay tối đa bằng 100% cổ phần của nước đó tại quỹ
  • Thời hạn vay từ 3 – 5 năm
  • Lãi suất khoảng 5% – 7,5%/năm

Vay chuyển tiếp nền kinh tế

Đây là loại tín dụng mới xuất hiện của IMF để hỗ trợ cho các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, theo đó:

  • Thời hạn vay 5 năm
  • Thời gian ân hạn 3,25 năm
  • Lãi suất theo mức lãi suất thị trường.

Bên cạnh đó, IMF còn có một số loại tín dụng khác như: vay để duy trì dự trữ điều hòa, vay để điều chỉnh cơ cấu…

Các nước thành viên cũng được quyền vay hay quyền rút vốn đối với IMF. Các nước có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ quốc tế của mình để tài trợ cho các khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Đối với cơ chế quyền rút vốn tại IMF, các nước thành viên cần đảm bảo:
Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán các nước thành viên có thể rút vốn. Tức là mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn bằng 125% hạn mức của mình, trong đó các nước có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi nào có nhu cầu.

Khi muốn rút một hay cả bốn phần 25% còn lại, các nước phải nhất trí với IMF về một chương trình bao gồm các biện pháp xử lý thâm hụt cán cân thanh toán của mình.
Các nước thành viên phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm.

Liên quan đến quyền rút vốn của các nước thành viên, năm 1970, IMF đã tạo ra một tài sản dự trữ quốc tế gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (viết tắt là SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế. Quyền này cũng tạo ra những phương tiện vay nợ bổ sung cho các nước thành viên nghèo của IMF.

Mối quan hệ giữa IMF và Việt Nam ra sao?

Ìm là gì
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên khai mạc Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm 2018 tại TP Bali – Indonesia

Năm 1976, Việt Nam chính thức thực hiện quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.

Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993 – 2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670.8 triệu USD – trong đó 209.2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.

IMF tích cực thực hiện nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố v.v.

Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.

Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam – IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ IMF là gì. Với thông tin bổ ích trên các bạn có thể hiểu rõ vai trò và chức năng của tổ chức quốc tế quan trọng này.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn