Phương pháp hủy hóa đơn tự in như thế nào năm 2024

Một doanh nghiệp không thể tiếp tục vận hành và tồn tại được nữa với tư cách là một chủ thể kinh doanh sẽ phải giải thể. Việc giải thể sẽ bao gồm nhiều thủ tục khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu phương pháp hủy hóa đơn điện tử khi giải thể doanh nghiệp.

Phương pháp hủy hóa đơn tự in như thế nào năm 2024

Nội dung bài viết

1. Cần hủy hóa đơn điện tử trong những trường hợp nào?

Cần thực hiện hủy hóa đơn khi phát hiện có sai sót thuộc một trong những trường hợp dưới đây. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức kinh doanh cũng phải lập hóa đơn điện tử thay thế. Cụ thể gồm:

  • Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, dịch vụ thì phát hiện sai sót về thông tin hiển thị trên hóa đơn.
  • Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng cả người mua lẫn người bán chưa thực hiện kê khai thuế.

Cùng với đó, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 21, Thông tư 39/2014/TT-BTC, tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng hóa đơn trong các trường hợp:

Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.

Còn theo Điểm b, Khoản 2, Điều 29 của Thông tư này: Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

Như vậy, nếu doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động kinh doanh thì trước khi giải thể phải thực hiện hủy toàn bộ hóa đơn của công ty. Tiếp đến sẽ làm công văn gửi lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp để xin đóng mã số thuế và giải thể.

Đây là thủ tục mang tính chất bắt buộc mà mọi công ty khi giải thể đều phải chủ động thực hiện theo đúng quy định hiện hành, tránh phát sinh những vướng mắc không đáng có.

Trường hợp sau khi giải thể, doanh nghiệp mới tiến hành xử lý những tài sản tồn tại thì sẽ không còn hóa đơn để chứng minh cũng như xuất bán các tài sản đó. Lúc này, doanh nghiệp phải chịu xử phạt do đã vi phạm quy định hủy hóa đơn.

\>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Hóa Đơn Trực Tiếp

Phương pháp hủy hóa đơn tự in như thế nào năm 2024

2. Quy định về việc hủy hóa đơn điện tử khi giải thể doanh nghiệp

Căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định như sau:

  • Doanh nghiệp quyết định giải thể hoặc ngừng sử dụng mã số thuế thì đơn vị đó sẽ ngừng sử dụng những hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc tiến hành hủy hóa đơn.
  • Doanh nghiệp bắt buộc hủy hóa đơn chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày thông báo giải thể với cơ quan thuế.
  • Đối với trường hợp hóa đơn hết giá trị sử dụng, đơn vị bắt buộc hủy hóa đơn trong vòng tối đa 10 ngày kể từ ngày thông báo giải thể.

\>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Giao Kết Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử

3. Phương pháp hủy hóa đơn điện tử khi giải thể doanh nghiệp

3.1.Hồ sơ hủy hóa đơn điện tử

Hồ sơ hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể bao gồm các giấy tờ cần thiết sau:

  • Biên bản hủy hóa đơn
  • Văn bản Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn
  • Biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy gồm: tên, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn (cung cấp các trường thông tin về loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số…đến số; lý do, ngày giờ, phương pháp hủy.)

Hồ sơ hủy hóa đơn sau khi lập sẽ được lưu lại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

\>>>>>>>>>> Xem thêm: Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử

3.2. Quy trình hủy hóa đơn điện tử khi giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn

Doanh nghiệp/tổ chức cần hủy hóa đơn phải có quyết định của chủ doanh nghiệp về việc thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.

Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Các thành viên của Hội đồng hủy hóa đơn chịu trách nhiệm trước pháp luật và tiến hành các việc sau:

  • Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy. Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
  • Tiến hành hủy hóa đơn và Lập biên bản hủy hóa đơn
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn. Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

Lưu ý: Đối với hộ, cá nhân kinh doanh thì không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.

\>>>>>>>>>>> Hướng dẫn: Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNCN

Phương pháp hủy hóa đơn tự in như thế nào năm 2024

Bước 2: Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Tại Khoản 3, Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về nội dung của Biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy như sau:

“Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục)”

Như vậy, trước khi hủy hóa đơn, Hội đồng phải Lập bảng kiểm kê và ký xác nhận, tiến hành kiểm kê số hóa đơn cần hủy với các quy định trên.

Bước 3 : Lập Biên bản hủy hóa đơn

Khi hủy hóa đơn, Hội đồng phải lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản ghi rõ thông tin cần thiết của hóa đơn hủy như:

Loại hóa đơn, Mẫu hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, từ quyển … đến quyển …, Từ số … đến số … Hình thức hủy hóa đơn: Cắt góc/Xé nhỏ/Đốt

Biên bản được lập phải có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng hủy hóa đơn.

\>>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Thời Điểm Cấp Chứng Từ Khấu Trừ Thuế TNCN

Bước 4: Thông báo kết quả hủy hóa đơn

Sau khi hủy hóa đơn, doanh nghiệp/cá nhân phải tiến hành lập thông báo kết quả hủy hóa đơn theo quy định Điều 27 Khoản 2 Điểm d, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này”

Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.

Trên đây là phương pháp hủy hóa đơn điện tử khi giải thể doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc và giúp bạn áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Phương pháp hủy hóa đơn ghi như thế nào?

Hủy hóa đơn được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, theo đó, hủy hóa đơn là việc làm cho hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Như vậy, có thể hiểu hủy hóa đơn điện tử là việc làm cho hóa đơn điện tử không còn giá trị sử dụng.

Hướng dẫn hủy hóa đơn tự in như thế nào?

Khi phát sinh nhu cầu hủy hóa đơn, thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:.

Thành lập hội đồng hủy hóa đơn gồm Kế toán bán hàng và Giám đốc..

Kế toán bán hàng lập hồ sơ hủy hóa đơn sau đó chuyển Giám đốc ký duyệt..

Căn cứ vào hồ sơ hủy hóa đơn được phê duyệt, kế toán bán hàng thực hiện hủy hóa đơn..

Hủy hóa đơn có ảnh hưởng gì không?

Các hành vi hủy hóa đơn quá thời hạn sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng hoặc phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng, tùy thuộc vào thời gian hủy hóa đơn và các tình tiết liên quan. Ngoài ra, việc hủy hóa đơn không tuân theo quy định pháp luật cũng sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.

Hủy hóa đơn trong thời hạn bao lâu?

Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn.