Vì sao hoàng su phì chỉ trồng 1 mùa lúa

Hoàng Su Phì mùa nước đổ rơi vào thời gian nào? Đến Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ có gì đẹp? Nên tham quan, ăn uống món gì khi ghé tham quan Hoàng Su Phì. Tất cả những điều đó sẽ được MIA.vn chia sẻ trong bài viết bên dưới đây. Hãy cùng MIA.vn khám phá ngay nhé!

Hoàng Su Phì là huyện vùng núi tọa lạc ở phía Tây, Hà Giang. Hiện tại, ở đây có 24 xã, 1 thị trấn trong đó có 4 xã biến giới với tổng chiều dài đường biên giới lên đến 40km. Địa hình Hoàng Su Phì chủ yếu là đồi núi bị chia cắt bởi nhiều con suối, núi có độ dốc lớn. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc trong đó có người Nùng, Tày và người Mông chiếm đa số.

Hoàng Su Phì được thiên nhiên đặc biệt ưu ái khi ban tặng quan cảnh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp kết hợp nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân nơi đây bảo tồn và lưu giữa tạo nên một cơ hội lớn để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Đến Hoàng Su Phì bạn cần vượt qua cổng trời km17 tuyến đường Bắc Quang - Hoàng Su Phò với không gian núi rừng trùng điệp ẩn mình trong sương mai, nương chè shan tuyết cổ thụ hay hình ảnh những thửa ruộng bậc thang đặc biệt gây ấn tượng cho du khách. Nếu may mắn đến đây vào mùa lễ hội bạn sẽ còn được khám phá sự độc đáo trong văn hóa, tham gia nhảy múa, xem bói cùng người dân nơi đây. 

Trong khung cảnh trùng trùng điệp điệp, núi non hữu tình ấy, Hoàng Su Phì hiện ra như như một thiên đường với hình ảnh con người nhỏ bé, thân thiện. Trong ánh hoàng hôn, vừa nhìn ngắm những thửa ruộng vừa chứng kiến cách mà người dân nơi đây gieo sạ mới cảm hết được cái đẹp của Hoàng Su Phì mùa nước đổ. 

Hình ảnh những cô gái người Mông, người Dao, người Nùng  trong sắc váy đỏ vàng xanh rực rỡ, những bóng người đổ dài trên mặt nước đang tất bật với công việc mới gây thích thú làm sao! Những em bé Mông có nụ cười hiền hòa trong nắng gió, núi rừng Tây Bắc, trên lưng còn cõng thêm đứa em nhỏ phụ mẹ đi ra đồng khiến cho con người ta chỉ cần nhìn thấy thôi đã thêm yêu đời, yêu cuộc sống này hơn. Người dân nơi đây vẫn như ngày nào, vẫn giữ được nguyên bản sắc từ trang phục, văn hóa, tập tục cho đến sự hồn nhiên, hiếu khách.

Trải nghiệm Hoàng Su Phì mùa nước đổ bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước bức tranh hòa quyện giữa thiên nhiên với con người và bạn sẽ hiểu vì sao nhiều người lại yêu thích nơi này đến thế. 

Đến Hoàng Su Phì mùa nước đổ, bạn sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín bao la, bát ngát giữa nắng vàng.

Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới Trung Quốc. Để đến được trung tâm xã bạn cần men theo một con đèo nhỏ dài gần 30km vắt ngang qua núi đấy nhé. Tại Bản Phùng bạn không chỉ được thưởng ngoạn thung lũng rộng như Mường Hoa, Cao Phạ mà còn được nhìn ngắm những ruộng bậc thang cheo leo nơi sườn núi dốc.

Hồ Thầu cũng là một xã thuộc Hoàng Su Phì, cách ngã 3 Nậm Dịch khoảng 16km. Đến Hồ Thầu bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cánh đồng ruộng bậc thang của người dao đỏ.  Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. 

Hoàng Su Phì độ cuối thu, sau khi ruộng bậc thang đã được thu hoạch hết cũng là lúc màu lúa được thay bằng sắc hồng tím biếc rực rỡ của những bông hoa tam giác mạch.

Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh nằm trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Đỉnh núi này được xem là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam.

Chợ phiên Hoàng Su Phì diễn ra khá chớp nhoáng và chợ diễn ra vui tươi như lễ hội. Vì thế, có những cô gái, chàng trai xuống chợ từ đêm hôm trước để kịp giờ họp chợ. Theo quan niệm của người dân nơi đây, bạn phải mặc quần áo mới tinh tươm khi đến chợ, do đó ai muốn tham dự hội chợ này đều để dành những bộ quần áo đẹp nhất để vào chợ. Bạn không thể bỏ qua cảm giác được tham dự chợ phiên trong hành trình khám phá Hoàng Su Phì mùa nước đổ ải.

Chiêu Lầu Thi nằm cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 42km. Đây là một trong những núi cao thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì. 

Đây là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng tại Hà Giang được làm từ củ độc vô cùng tốt cho sức khỏe. Ăn cháo ấu tẩu sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Món ăn này có quanh năm tuy nhiên bạn chỉ tìm được chúng tại các chợ ở Đồng Văn… hoặc các quán ăn vào chiều tối.

Gạo dùng để nấu cháo gồm có cả gạo nếp và gạo tẻ được ninh nhừ trong thời gian dài cùng với ấu tẩu cho đến khi chín mềm. Khi ăn bạn chỉ cần cho thêm trứng gà, tiêu, ớt, rau hành nữa là đã có một nồi cháo ấu tẩu cực ngon rồi đấy nhé.

Vị cháo ấu tẩu beo béo, trứng gà thơm thơm hòa cùng vị cay nồng của tiêu ớt và các loại rau làm trung hòa lại vị trắng của ấu tẩu tạo nên hương vị khá dễ ăn.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn đi du lịch Hà Giang mà chưa được thưởng thức đặc sản thắng cố. Đây là món ngon được nấu từ nội tạng trâu, ngựa hoặc bò. Các bạn có thể thưởng thức món thắng cố này tại chợ phiên Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Cú… Mỗi một bát thắng cố được bán với giá 20.000 VNĐ

Nếu bạn đang muốn mua một chút thức quà Hà Giang mà vẫn đang đắn đo suy nghĩ thì có thể chọn mua chè shan tuyết, loại chè được trồng trên khắp các huyện của tỉnh Hà Giang.

Với những ai từng có cơ hội thưởng thức món chè này thì chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của loại chè này. Chè shan tuyết được thu hoạch quanh năm nên bạn có thể mua bất cứ lúc nào.

Thắng Dền cũng là một trong những đặc sản không thể thiếu khi đến Hà Giang. Thắng Dền được làm từ gạo nếp hương của huyện Yên Minh vừa dẻo thơm và ngon ngọt vừa phải. Khác với các loại gạo miền xuôi, gạo ở đây hạt to, chắc và trắng. Để ra được một bát Thắng Dền người nấu sẽ phải giã mịn gạo nếp với nước ấm để tạo thành hỗn hợp bột mịn. Để lâu cho ráo sau đó đem đi vo thành những viên tròn vừa ăn.

Đến Hoàng Su Phì mùa nước đổ bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên giữa đất trời, thiên nhiên và con người nơi đây. Không chỉ vậy, ở Hoàng Su Phì bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị của người dân tộc trong vùng. MIA.vn hy vọng với một vài thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình khám phá Hoàng Su Phì sắp đến.

Từ khóa: di sản ruộng bậc thang hoàng su phì

Mình thấy, cứ vào mùa lúa chín ở các vùng miền núi phía Bắc, mọi người thường rủ nhau đi ngắm lúa ở Mù Căng Chải (Yên Bái). Nhưng ít ai biết rằng, ở một góc phía Tây Hà Giang, nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp hùng vĩ không kém cạnh gì Mù Căng Chải đó chính là Hoàng Su Phì.

Người dân đã bắt đầu thu hoạch

Sau khi ngắm những bức hình đầy mê mẩn, chúng mình đã ngay lập tức lên kế hoạch “phượt luôn” mảnh đất Hoàng Su Phì này. Việc khám phá một vùng đất mới làm cho chúng mình háo hức, hồi hộp, chờ đợi xem nơi đó có giống như trên sách, báo đã từng viết không.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Ruộng bậc thang nơi đây đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, du lịch ở Hoàng Su Phì rất kén người đi do đường xá xa xôi, phải đi qua vô vàn những con dốc ngoằn ngoèo, những khúc cua gấp nên. Chẳng vậy mà người ta mới có câu: “Nhất Su Phì, nhì Bắc Mê”.

Người ta bảo, cứ đi hết hơn 1000 khúc cua, bạn sẽ đến được Hoàng Su Phì

Mình và một anh trong team bắt đầu chuyến đi từ Hà Nội lúc 11h đêm bằng xe khách. Những bạn khác đã xuất phát bằng xe máy từ Hà Nội lúc chiều tối và đang đợi chúng mình tại nhà anh chị Hằng Thường (chúng mình thuê xe máy và nghỉ ngơi tại đây). Khoảng 3h sáng, mình và anh Xuân Anh đã đến nhà chị Hằng, gặp team và ngủ một giấc lấy sức cho sáng ngày hôm sau.

Sáng sớm, trời mưa to kèm theo sấm chớp, cả team bắt đầu lo lắng cho hành trình như may thay, trời bắt đầu ngớt dần. Cả team tất bật dậy sửa soạn, tìm một quán để ăn sáng tại thị trấn Bắc Quang. Ăn xong no nê thì trời bắt đầu mưa như trút nước, chúng mình chấp nhận mặc áo mưa để đi cho kịp lịch trình.

Các bạn chạy xe từ hướng Tuyên Quang đi lên, đến quốc lộ 2 thuộc địa phận Hà Giang được khoảng 50km, sẽ thấy một ngã 3 Tân Quang thuộc huyện Bắc Quang. Rẽ trái chính là đi Hoàng Su Phì, còn chạy thẳng các bạn sẽ tới thành phố Hà Giang. Trời càng lúc càng mưa dữ dội kèm theo sấm chớp, đường bắt đầu khó nhằn hơn. Vừa chạy xe chúng mình vừa lo sợ bị sạt lở vì chạy xe đường núi rất dễ bị đá từ trên cao rơi xuống.

Trời mưa nên nước sông trở nên đục ngầu, cuồn cuộn

Sau hàng trăm khúc cua tay áo và vượt qua những đoạn ổ gà thì cổng Hoàng Su Phì hiện ra trước mắt. May thay, lúc này trời đã tạnh ráo, hành trình của chúng mình nhờ thế mà thuận lợi hơn.

Chạy tiếp một đoạn, bắt đầu những thửa ruộng bậc thang cùng làn sương mờ ảo hiện ra ở khu vực Nậm Ty, Thông Nguyên. Chạy tiếp sẽ qua Bản Nhùng, Tả Sử Choóng và bản Péo. Đến khi vực bản Péo, các bạn sẽ nhìn thấy những tấm biển cắm đánh dấu vị trí di tích lịch sử quốc gia, có đánh số đàng hoàng. Một điều đặc biệt ở Hoàng Su Phì mà mình rất thích đó là trên mỗi đoạn đường có view ngắm ruộng bậc thang đẹp, người dân sẽ dựng một cái chòi cao để du khách có thể ra đó ngắm cảnh và hoàn toàn không thu phí.

Ruộng bậc thang ở Bản Péo

Bọn mình đi giữa tháng 9 đầu tháng 10, đây cũng là lúc khung cảnh Hoàng Su Phì đẹp nhất. Điểm dừng chân của chúng mình ngày đầu tiên đó là bản Phùng - nơi có ruộng bậc thang đẹp nhất nhì Hoàng Su Phì. Càng chạy vào bản Phùng, khung cảnh hùng vĩ của ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp hiện ra trước mắt chúng mình. Từng cánh rừng nằm đan xen với những lớp ruộng cao vút, trải dài tít tắp không thấy điểm kết thúc đâu. Điểm tô cho bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đó là những ngôi nhà của người La Chí dựng ngay trên triền đồi. Càng vào sâu trong bản Phùng, dốc càng cao, đường càng thu hẹp lại, đòi hỏi người lái phải chắc tay lắm mới đi được.

Ruộng bậc thang xếp thành từng tầng, từng lớp trong vô cùng hùng vĩ

Chúng mình chọn homestay Trọng Phú để ở qua đêm. Theo như ý kiến của cá nhân mình thì nhà chú chính là nơi có view ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất Bản Phùng. Homestay mới được xây dựng nên nên trông khang trang và sạch sẽ, có wifi đầy đủ. Bọn mình được chiêm ngưỡng thửa ruộng bậc thang được xem là “trái tim bản Phùng”, đón bình minh vào sáng sớm khi những đám mây bồng bềnh đang bao trọn những tầng ruộng bậc thang. Thưởng thức những bữa cơm có đầy đủ các món đặc sản như cá chép rán giòn nuôi trong ruộng bậc thang, rau rừng xào, thịt gà bản …. với view triệu đô nhìn ra thung lũng ruộng bậc thang.

Bữa ăn tại homestay nhà chú Phú.

Mọi người có thấy giống chiếc bánh mì sandwich không?

Chia tay bản Phùng, chúng mình tìm đến Bản Luốc, nơi du lịch phát triển hơn ở bản Phùng vì đường đi lại dễ dàng hơn. Nơi đây cũng có ruộng bậc thang đẹp không kém cạnh gì Bản Phùng. Nhưng chỉ cần đi sâu vào trong xã, bạn sẽ thấy một con đường đất đỏ lầy lội. Vượt qua được đoạn đường đó, bạn sẽ đến thôn Suối Thầu - là danh thắng nổi tiếng nhất của ruộng bậc thang trong xã. Rất mừng là mình được chị Khánh Đinh (là chủ homestay Skyview) ở Suối Thầu báo rằng đoạn đường đất đó đã được đổ bê tông rồi.

Từ homestay Sky View nhìn ra ruộng bậc thang ở Suối Thầu (Bản Luốc).

Theo như kế hoạch chúng mình sẽ không ở lại Bản Luốc mà sẽ tiếp tục lên đường chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi và nghỉ ngơi tại đó. Mình chỉ muốn nói một điều rằng, những bạn nào chưa đi Hoàng Su Phì, hãy thử đi một lần thôi, có lẽ bạn sẽ không muốn về khi đặt chân đến đây.

Tác giả: Ngô Thị Hằng
*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal