Ổ cứng được lắp cố định trên thân máy tính

Cập nhật : 21-02-2019, 3:46 pm - Lượt xem : 83309

Đĩa cứng hay gọi đúng hơn là ổ đĩa cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt là HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

Vậy giải đáp rõ hơn cho câu hỏi đĩa cứng là thiết bị lưu trữ gì?

Ổ đĩa cứng (hay ổ cứng) thường được biết đến như là một bộ phận rất quan trọng của máy tính với việc lưu trữ dữ liệu trong suốt quá trình sử dụng của người dùng: Các thao tác từ việc truy xuất đọc tài liệu office, tải file, thiết kế hình ảnh, các bản vẽ, biên tập video, cài đặt phần mềm, game… là các thao tác đọc/ ghi trên ổ đĩa cứng và những dữ liệu này được lưu trên đó.

Đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi", có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của ổ đĩa cứng

Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang (Bạn có thể tham khảo thêm >> CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU)

Ổ đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận cơ bản sau:

  1. Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ:

- Đĩa từ: (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.

+ Track: Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track.

+ Sector: Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu.

+ Cylinder: Tập hợp các track cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt đĩa khác nhau thành các cylinder.

- Trục quay: Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.

- Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.

- Đầu đọc/ghi dữ liệu trong đĩa cứng (head) có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.

- Cần di chuyển đầu đọc/ghi (head arm hoặc actuator arm) là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay).

- Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.

- Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng.

- Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.

- Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.

- Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.

- Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác…

Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng.

Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng.

Ổ cứng được lắp cố định trên thân máy tính
Cấu tạo ổ đĩa cứng

Được cấu tạo từ các thành phần trên, một câu hỏi cũng khá thú vị ở đây là: ĐĨA CỨNG LÀ THIẾT BỊ LƯU TRỮ TRONG HAY NGOÀI ?

Như đã giải thích phía trên, ổ đĩa cứng thường được biết đến là thiết bị lưu trữ dữ liệu cho máy tính. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như nhu cầu lưu trữ ngày càng lớn từ phía người dùng thì ổ đĩa cứng không chỉ đơn thuần là thiết bị lưu trữ gắn trong cho máy tính để bàn, server, máy tính xách tay - laptop mà nó còn dùng để lưu trữ gắn trong cho camera giám sát (gắn trong các đầu ghi DVR, hệ thống NVR) hay dùng lưu trữ cho các thiết bị lưu trữ mạng NAS.

Ổ cứng được lắp cố định trên thân máy tính
Đĩa cứng lưu trữ trong cho máy tính để bàn, server, laptop

Ổ cứng cũng được sử dụng làm thiết bị lưu trữ gắn ngoài thông qua một thiết bị chuyển đổi thường dùng là Box ổ cứng giao tiếp với các thiết bị khác thông qua cổng usb, thunderbolt hay giao tiếp không dây.

Ổ đĩa cứng lưu trữ ngoài mang lại nhiều tiện ích cho người dùng như mở rộng dung lượng lưu trữ cho máy tính, máy chơi game, lưu trữ phim, ảnh cho TV, smartphone với dung lượng lớn, giá thành rẻ và đặc biệt nhất ở tính linh hoạt trong việc di chuyển công tác hay du lịch dã ngoại đều có thể truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng.

Ổ cứng được lắp cố định trên thân máy tính
Ổ đĩa cứng gắn ngoài qua cổng usb trên máy tính

Bạn có thể tham khảo chi tiết các dòng ổ đĩa cứng được phân loại theo nhu cầu sử dụng của người dùng dưới đây:

  1. 1

    Đảm bảo bạn đang dùng máy tính Windows. Mặc dù bạn có thể thay ổ cứng của máy tính iMac, nhưng việc này cực kỳ khó và có thể vi phạm điều khoản bảo hành. Trái lại, máy tính để bàn Windows thường dễ xử lý hơn.

    • Nếu muốn lắp đặt ổ cứng trên máy tính Mac, bạn có thể đem máy đến trung tâm hỗ trợ của Apple để được hỗ trợ.

  2. 2

  3. 3

    Đảm bảo bạn có thể lắp đặt ổ cứng cho máy tính. Trước khi bạn mua ổ cứng mới, hãy chắc chắn bạn có thể lắp đặt ổ cứng mới cho máy tính. Nếu muốn lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính để bàn, bạn cần đảm bảo thùng máy có đủ khoảng trống để lắp thêm ổ cứng. Nếu bạn dùng loại màn hình máy tính all-in-one (tất cả trong mộ), hãy chắc chắn ổ cứng trong màn hình có thể thay thế được.

  4. 4

    Mua ổ cứng tương thích với bo mạch chủ của máy tính. Ổ cứng SATA là loại phổ biến nhất dành cho máy tính đời mới, nhưng nhiều bo mạch chủ mới hơn có hỗ trợ ổ cứng SSD M.2 với kích thước nhỏ hơn và hoạt động nhanh hơn ổ cứng SATA (nếu ổ cứng và bo mạch chủ có hỗ trợ NVMe).[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ổ cứng SATA có hai kích thước. Loại có kích thước khoảng 9cm được lắp trong hầu hết máy tính để bàn. Riêng màn hình máy tính tích hợp cần ổ cứng SATA có kích thước khoảng 7cm.
    • Ổ cứng SSD M.2 cũng có nhiều kích thước. Kích thước của loại ổ cứng này được ghi chú bằng 4 chữ số. Ví dụ: ổ cứng M.2 2280 có kích thước 22x80mm và loại M.2 2260 có kích thước 22x60mm. Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn cần xem liệu bo mạch chủ có khe kết nối M.2 hay không và kích thước ổ cứng SSD mà bo mạch chủ hỗ trợ. Kích thước phổ biến với máy tính để bàn là 2280. Bạn cũng cần kiểm tra xem khe kết nối M.2 trên máy tính là khe khóa M hay B. Ổ cứng SSD M.2 với khe khóa M sẽ không vừa với kết nối khóa B. Hãy xem sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ và đảm bảo ổ cứng SSD M.2 mà bạn mua tương thích với bo mạch chủ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • So sánh ổ cứng SSD với ổ cứng HDD: HDD là ổ cứng cơ học. Loại ổ cứng này hoạt động chậm hơn và có giá thành thấp hơn. Ổ cứng SSD không có các bộ phận chuyển động. Sản phẩm này hoạt động nhanh hơn, êm hơn và có giá thành cao hơn. Bạn cũng có thể mua ổ cứng HDD/SSD hybrid.

  5. 5

    Tắt và ngắt điện máy tính. Để tắt máy tính, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng Start, rồi nhấp vào biểu tượng nguồn trong trình đơn Start. Nhấp vào Shut Down (Tắt nguồn) để tắt máy tính. Bạn cũng có thể ấn và giữ nút nguồn trên bàn phím laptop hoặc thùng máy của máy tính để bàn. Tháo dây nguồn của máy tính và ấn nút nguồn để giải phóng lượng điện còn sót trong các linh kiện.

  6. 6

    Tháo nắp thùng máy. Bạn sẽ cần đến tuốc nơ vít đầu nhỏ để tháo nắp thùng máy. Nắp hai bên thùng máy phải được tháo ra.

  7. 7

    Tự nối đất. Đây là thao tác ngăn sốc tĩnh điện làm hỏng các linh kiện máy tính. Bạn có thể tự nối đất bằng cách chạm vào vật kim loại trong khi thao tác, hoặc đeo vòng tay chống tĩnh điện khi xử lý linh kiện trong thùng máy.

  8. 8

    Tháo ổ cứng cũ. Nếu bạn muốn tháo ổ cứng cũ, hãy nhớ tháo hết dây cáp nối bo mạch chủ và bộ nguồn. Vặn mở tất cả ốc vít nếu ổ cứng được giữ cố định bằng ốc vít.

    • Bạn cũng cần tháo dây cáp và thẻ khác để thấy ổ cứng được gắn chặt trong hộp.

  9. 9

    Lắp ổ cứng mới (nếu có) vào hộp đựng ổ cứng. Một số máy tính sử dụng hộp đặc biệt để giữ cố định ổ cứng. Nếu máy tính có hộp đựng ổ cứng, bạn cần vặn mở toàn bộ ốc vít và lấy ổ cứng cũ ra. Lắp ổ cứng mới vào hộp đó và vặn ốc vít để giữ cố định.

  10. 10

    Lắp ổ cứng mới. Đặt ổ cứng vào khe đã từng lắp ổ cứng cũ, hoặc khe bổ sung dành cho ổ cứng thứ hai.

  11. 11

    Giữ cố định ổ cứng. Khi ổ cứng đã được lắp vào, bạn sẽ vặn ốc vít được kèm theo để giữ cố định ổ cứng trong hộp. Tốt hơn hết bạn nên vặn hai ốc vít vào mỗi bên của ổ cứng. Nếu ốc vít chưa được siết chặt, ổ cứng sẽ lúc lắc và gây ra tiếng ồn dẫn đến hư hỏng.

    • Siết ốc vít sao cho chặt, nhưng đừng siết chặt quá kẻo ổ cứng sẽ bị hỏng.

  12. 12

    Gắn ổ cứng vào bo mạch chủ. Ổ cứng mới sẽ sử dụng dây cáp SATA mảnh giống dây cáp USB. Dùng dây cáp SATA để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ. Dây cáp SATA có thể kết nối bằng cả hai đầu.

    • Để cài đặt ổ cứng SSD M.2, bạn chỉ cần lắp SSD vào khe M.2 theo góc 30 độ. Ấn đầu còn lại của ổ cứng SSD xuống và vặn ốc vít để gắn nó vào bo mạch chủ.
    • Nếu muốn kết nối với ổ cứng được lắp ban đầu, dây cáp SATA cần được gắn vào kênh SATA đầu tiên. Đó là SATA0 hoặc SATA1. Hãy xem tài liệu của bo mạch chủ để biết thông tin chi tiết.

  13. 13

    Kết nối bộ nguồn với ổ cứng. Hầu hết bộ nguồn mới có đầu kết nối nguồn SATA, nhưng bộ nguồn cũ chỉ có đầu kết nối Molex (4 chân chốt). Trong trường hợp này, nếu muốn lắp đặt ổ cứng SATA, bạn cần bộ chuyển đổi Molex sang SATA.

    • Thử lúc lắc các dây cáp để đảm bảo chúng đã được kết nối.

  14. 14

    Đóng thùng máy. Bạn sẽ lắp nắp thùng máy và gắn các dây cáp vào vị trí cũ sau khi tháo nắp để thao tác trong thùng máy.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  15. 15

    Kết nối máy tính với nguồn điện và bật nguồn. Bạn sẽ nghe được âm thanh cho biết ổ cứng bắt đầu xoay.

    • Nếu bạn nghe tiếng bíp hoặc âm thanh chói tai, hãy tắt máy tính ngay lập tức và kiểm tra các kết nối của ổ cứng.

  16. 16