Nội dung của các bài tập đọc lớp 4 tập 2

Sách giải là trang web cung cấp miễn phí các loại sách học tập, sách tham khảo, sách giải bài tập, sách hướng dẫn, sách học tốt, sách điện tử, ebook, giải trí, truyện, thơ, văn, hình ảnh, môn học, ngữ văn, toán học, vật lí, sinh học, hoá học, địa lý, lịch sử, công dân, ngoại ngữ, anh văn, tin học, âm nhạc, công nghệ, mĩ thuật, thể dục thể thao, đề thi đáp án, trắc nghiệm, y khoa và thư viện đề tài, đồ án tốt nghiệp, ...

Nội dung của các bài tập đọc lớp 4 tập 2

Chúng tôi trên mạng xã hội

Nội dung của các bài tập đọc lớp 4 tập 2

Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 72 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. Bài soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Kể chuyện lớp 4: Những chú bé không chết

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4

  • 1. Tập đọc bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • 2. Nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • 3. Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
    • Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 4 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)
  • 4. Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Tập đọc bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

(trích)

Nội dung của các bài tập đọc lớp 4 tập 2

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

PHẠM TIẾN DUẬT

Chú thích:

- Tiểu đội: đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người.

2. Nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nội dung chính

Bài thơ về một tiểu đội lái xe trong kháng chiến. Dù mưa đạn và gió bụi khiến xe bị vỡ kính, tóc các anh nhuốm bụi đường, các anh phải ăn tạm, ngủ tạm trong rừng, nhưng các anh vẫn luôn yêu đời, can đảm và hết lòng vì miền Nam, vì cách mạng.

3. Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 72. Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu bài làm của mình sau đây.

Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)

Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

Trả lời:

Đó là những hình ảnh:

- Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; ung dung buồng lái, ta ngồi; nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo; mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, bắt tay nhau qua kính vỡ rồi.

Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)

Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

Trả lời:

Đó là những câu: - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua kính vỡ đi rồi.

Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)

Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù, gợi cho em những cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận gợi cho em cảm nghĩ:

Các chiến sĩ lái xe của ta vô cùng dũng cảm. Họ bất chấp bom đạn của kẻ thù. Không đòi hỏi phải có những chiếc xe hoàn hảo, họ vẫn hăng hái lái xe ra trận. Đó chính là vì họ có lòng yêu nước, căm thù giặc, có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Họ xứng đáng là những người lính Cụ Hồ: trung với nước, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Câu 4 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4)

Nêu ý nghĩa của bài thơ

Trả lời:

Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũng cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

4. Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ?

a. Phạm Tiến Duật.

b. Phạm Hổ.

c. Phạm Đình Ân.

Câu 2. Vì sao xe không có kính?

a. Vì lái xe chưa kịp lắp kính cho xe thì phải lên đường.

b. Vì bom giật, bom rung, kính vỡ mất rồi.

c. Vì lái xe tháo kính cất đi cho khỏi vỡ.

Câu 3. Tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào?

a. Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội.

c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái.

Câu 4. Tinh thần đồng đội của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào?

a. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội.

c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái.

>> Chi tiết các câu hỏi trắc nghiệm và đáp án: Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài đọc hiểu và trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Sử, Địa, Tin học,...mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Hoa học trò lớp 4

  • 1. Tập đọc hoa học trò
  • 2. Nội dung của bài Hoa học trò
  • 3. Soạn bài Hoa học trò
    • Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)
  • 4. Trắc nghiệm Hoa học trò

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Hoa học trò là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 44 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

1. Tập đọc hoa học trò

Hoa học trò

Nội dung của các bài tập đọc lớp 4 tập 2

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

Chú thích

  • Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.
  • Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung
  • Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý
  • Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ).

2. Nội dung của bài Hoa học trò

Nội dung: Bài ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.

3. Soạn bài Hoa học trò

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 44. Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây.

Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)

Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò

Trả lời:

Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học.

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)

Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Trả lời:

Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời. Màu sắc như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui. Buồn vì sắp xa mái trường. Vui vì kết thúc một năm học được lên lớp trên, vui vì sắp được nghỉ hè. Màu sắc của hoa phượng rực rỡ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4)

Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?

Trả lời:

Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".

Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".

Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 4 (Nhớ - viết): Chợ Tết

4. Trắc nghiệm Hoa học trò

Câu 1. Ai là tác giả của bài Hoa học trò?

a. Xuân Diệu.

b. Nguyễn Khoa Điềm.

c. Vũ Bằng.

Câu 2. Hoa học trò là tên gọi của loài hoa nào?

a. Hoa bằng lăng.

b. Hoa phượng.

c. Hoa điệp.

Câu 3.“Những tán hoa lớn xoè ra” được tác giả ví với cái gì?

a. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu rải rác nhau.

b. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu cùng nhau.

c. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Câu 4. Khắp thành phố rực lên màu hoa phượng vào mùa nào?

a. Mùa hạ.

b. Mùa vuân.

c. Mùa thu.

Câu 5.“Tin thắm” báo hiệu điều gì?

a. Mùa hoa phượng đã tàn.

b. Mùa hoa phượng bắt đầu.

c. Lá phượng đã ra xanh.

Câu 6. Bình minh của hoa phượng là màu gì?

a. Màu đỏ.

b. Màu đỏ son.

c. Màu đỏ còn non.

>> Tham khảo đầy đủ chi tiết các câu hỏi và đáp án: Trắc nghiệm Hoa học trò

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Hoa học trò có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài đọc hiểu và trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Sử, Địa, Tin học,...mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.