Người lớn bao nhiêu độ thì gọi là sốt

Sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt là yếu tố quan trọng để con người duy trì thân nhiệt ổn định, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Thân nhiệt tăng cao (hay còn gọi là sốt) nếu không được xử lý kịp thời sẽ mang đến những hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nhiệt độ có thể bình thường là bao nhiêu, nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là sốt sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu?

Cơ thể con người có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để thích nghi với môi trường sống và thay đổi theo thời gian trong ngày, hoạt động của cá nhân. Nhiệt độ cơ thể con người nằm trong phạm vi 36,5 độ C đến 37,1 độ C và nhiệt độ trung bình sẽ rơi vào khoảng 36,8 độ C. Thân nhiệt thường được đo ở 3 vị trí là trực tràng, miệng và nách:

Người lớn bao nhiêu độ thì gọi là sốt

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu, khi sốt là bao nhiêu?
  • Ở trực tràng: Ở điều kiện bình thường, đo ở độ sâu chuẩn là 5 - 10cm nhiệt độ ở trực tràng sẽ dao động khoảng từ 36,3 độ C đến 37,1 độ C.
  • Ở miệng: Đo ở dưới lưỡi, ở vị trí này nhiệt độ sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,2 đến 0,6 độ C.
  • Ở nách: Đây là vị trí theo dõi thân nhiệt thuận tiện nhất, nhiệt độ đo ở đây sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,5 đến 1 độ C.’

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể như:

Tuổi tác

Thân nhiệt trung bình của người trưởng thành rơi vào khoảng 36,8 độ C tuy nhiên nhiệt độ cơ thể ở trẻ em thường sẽ nhỉnh hơn một chút do trung khu điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. Người già do vận động bị hạn chế, kém hơn người trẻ nên nhu cầu chuyển hóa và hấp thụ cũng thấp hơn, do đó thân nhiệt sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, cứ sau khoảng 10 năm thân nhiệt con người lại giảm nhẹ.

Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ

Sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố khi đến kỳ kinh nguyệt, thời điểm rụng trứng hoặc trong giai đoạn mang thai sẽ tác động đến nhiệt độ cơ thể. Thông thường nhiệt độ sẽ tăng nhẹ từ 0,3 đến 0,5 độ C vào trước ngày rụng trứng. Còn với những bà bầu, thân nhiệt cũng có thể tăng từ 0,5 đến 0,8 độ C ngay từ những tuần đầu của thai kỳ.

Do đó,  thói quen đo thân nhiệt là biện pháp giúp chị em tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn. Hơn nữa, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm.

Bệnh lý

Nhiễm trùng, cường giáp hoặc u tuyến thượng thận là những bệnh lý khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, cơ thể bị cảm lạnh, bệnh tả hoặc suy giáp sẽ làm giảm thân nhiệt.

Vận cơ

Nếu bạn vận động mạnh, lao động thể lực nặng có thể khiến nhiệt độ trực tràng lên đến 38,5 đến 40 độ C, thậm chí là lên đến 41 độ  C nếu cơ thể lao động với cường độ cao và tần suất nhiều.

Nhịp sinh học

Như các bạn đã biết, nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày. Thông thường, sáng sớm thân nhiệt sẽ tăng nhẹ, buổi chiều là thời điểm nhiệt độ đạt tối đa, còn giảm tối thiểu vào buổi đêm khi đang ngủ. Nhiệt độ có thể trong ngày sẽ dao động từ 0,5 đến 1 độ C.

Nhiệt độ khi sốt là bao nhiêu

Sốt không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của cơ thể khi phản ứng lại các nguyên nhân khác nhau. Thông thường, với người trưởng thành, nhiệt độ ở miệng trên 38 độ C hoặc ở trực tràng là 38,3 độ C được coi là sốt. Còn trẻ em bị sốt khi nhiệt độ trực tràng cao hơn 38 độ C. Tuy nhiên đây vẫn chưa là nhiệt độ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Bên cạnh tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt sẽ có những biểu hiện điển hình như sau:

  • Cơ thể nóng ran nhưng luôn cảm thấy rét, da sởn lạnh dù thời tiết đang nắng nóng, oi bức hoặc đã mặc nhiều áo và đắp chăn.
  • Có dấu hiệu mất nước, luôn phải uống thêm nhiều nước, trong trường hợp sốt cao kéo dài phải bù nước bằng hình thức truyền nước.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đau nhức cơ, da ửng đỏ và nóng ran.
  • Khi sốt quá cao sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, nôn mửa, đau bụng, rối loạn ý thức, mê sảng, co giật.

Trong cơ thể chúng ta, nhiệt độ của cơ thể sẽ do vùng dưới đồi kiểm soát, khi cơ thể bị nhiễm trùng, mắc bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác cơ quan này sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng cao hơn. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sốt là:

Sốt do virus

Sốt do virus hay sốt siêu vi hoặc sốt virus. Khi cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công và nhân lên trong tế bào, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc sốt. Do những loại virus này rất nhạy cảm với sự thay đổi bất thường của nhiệt độ, và sẽ bị tiêu diệt trong nhiệt độ cao.

Mỗi loại virus khác nhau sẽ có những triệu chứng sốt khác nhau, virus cảm lạnh sẽ chỉ gây sốt nhẹ, còn nếu cơ thể bị lây nhiễm virus cúm hay virus sốt xuất huyết sẽ dẫn đến tình trạng sốt cao, kéo dài.

Sốt do nhiễm trùng

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến khiến cơ thể sinh ra hiện tượng sốt. Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây sốt cao. Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm mô tế bào, viêm màng não do vi khuẩn, viêm phổi, uốn ván là những loại nhiễm khuẩn gây sốt thường gặp.

Sốt do thuốc

Do sử dụng những loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, opioi làm nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra sốt.

Sốt sau khi tiêm vắc xin

Cơ chế sản xuất của những loại vắc xin là nuôi cấy những virus, vi khuẩn trong môi trường đặc biệt để giảm tính độc hại của chúng. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích tạo ra những kháng thể cưỡng lại các tác nhân gây bệnh bằng cách nhận biết và làm quen với các tác nhân đó. Sốt nhẹ sau khi tiêm được coi là tác dụng phụ của thuốc, là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã có tác dụng do cơ thể tự tạo kháng thể mới, đây là hiện tượng bình thường, vô hại và sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân sốt như sốt mọc răng ở trẻ em, ngộ độc thực phẩm, sốt do áp xe vú, tắc tia sữa, các cục máu đông, do mắc các bệnh lý như viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, lupis, rối loạn nội tiết do cường giáp, do bệnh lao,...

Những phương pháp hạ sốt hiệu quả

Việc nắm rõ nguyên nhân gây sốt sẽ giúp bạn có những phương pháp hạ sốt hiệu quả. Với những trường hợp sốt dưới hoặc bằng 39 độ mà không kèm theo những triệu chứng quá trầm trọng có thể áp dụng những cách sau để làm hạ thân nhiệt:

  • Cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của cơ thể.
  • Nằm nghỉ ngơi ở không gian thoáng khí, không có gió lùa, tránh nhiều người vây quanh,
  • Không nên mặc quá nhiều áo hoặc đắp chăn quá kín sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao.
  • Làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách chườm khăn mát vào những vị trí như nách, trán hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt.
  • Uống nước liên tục để bù nước, ngoài ra có thể bổ sung bằng nước cam hoặc nước điện giải.
  • Khi bị sốt, cơ thể đang bị suy yếu do đó bạn nên tắm bằng nước ấm.
  • Nếu sốt cao trên 38,5 hãy sử dụng những loại thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến quá trình chuyển hóa cũng gặp khó khăn, do đó nên ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,...

Còn với những trường hợp sốt cao trên 39 độ dù đã sử dụng thuốc hạ sốt và những phương pháp hạ sốt nhưng vẫn không hạ nhiệt hoặc sốt cao từ 41 độ C trở lên nên chủ động đưa người bệnh đến những cơ sở y tế sớm nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết về nhiệt độ cơ thể bình thường, nhiệt độ cơ thể khi sốt để người đọc có thể nắm rõ và tự giải quyết vấn đề mình đang gặp phải. Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe xin vui lòng gọi đến số hotline: 0386-977-199 hoặc bấm vào khung chat để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ tại doctortuan.webflow.io.

Người lớn bao nhiêu độ thì gọi là sốt
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với thắc mắc bao nhiêu độ thì gọi là sốt ở người lớn, tôi xin được giải đáp như sau:


Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể cao ≥ 37,8°C ở miệng, nách hoặc ≥ 38,2°C ở trực tràng. Các triệu chứng kèm theo khi sốt là ớn lạnh, lạnh run (thường gặp trong nhiễm trùng huyết), vã mồ hôi, mệt mỏi, kèm theo triệu chứng của cơ quan bị rối loạn (như ho, đau bụng, tiêu chảy, phát ban ở da...).

Với nhiệt độ em ghi nhận thì chưa phải là sốt, có thể chỉ là tăng thân nhiệt nhẹ, do uống nước chưa đủ, do ăn nhiều chất cay nóng sinh nhiệt, do khí hậu nóng ẩm hay do nguyên nhân bệnh lý (ví dụ, cường giáp...). Nếu điều chỉnh các yếu tố trên mà vẫn còn tăng thân nhiệt nhẹ thì cũng cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Trước tình hình đại dịch Covid-19 (Sars Cov 2) đang diễn biến cực kỳ phức tạp, nếu cảm thấy cơ thể có biểu hiện sốt, ho khan, khó thở hãy đến ngay 30 địa điểm xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam để được xét nghiệm chẩn đoán kịp thời. Thân mến!

Bao nhiêu độ thì gọi là sốt và cách sử dụng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc.AloBacsi xin được cung cấp một vài thông tin như sau:Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể. Đây thường là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng khi mới có dấu hiệu sốt. Thông thường không cần điều trị khi bị sốt nếu người bệnh không có các triệu chứng nguy hiểm.Để phân biệt giữa sốt và không sốt, cách tốt nhất là theo dõi nhiệt độ cơ thể. Trong đó, người bình thường có mức trung bình là 37 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể chúng ta có thể dao động từ 36,1-37,2 độ C hoặc hơn.Sự thay đổi này tùy thuộc vào việc hoạt động của từng cá nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày. Thông thường, người cao tuổi có nhiệt độ thấp hơn so với người trẻ tuổi.Khi đo nhiệt độ nên đo ở nách là an toàn hơn, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5 độ C (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử).Khi đặt ống nhiệt vào nách, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.Chờ tối thiểu 5 phút với ống thuỷ (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả.

Cộng thêm 0,5 độ C để có được thân nhiệt trung tâm.