Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì

Chủ nghĩa tư bản (capitallism) là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân.

Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa phong kiến – hệ thống kinh tế trước nó - ở chỗ dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa.

Nó cũng khác chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản là trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sử hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể).

Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bổ nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác nhau. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các hình thái của chủ nghĩa tư bản

Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, được tách ra làm nhiệm vụ bán hàng nhằm mục địch tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa 

Tư bản cho vay ra đời nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất phù hợp với sự phát triển của quan hệ hàng hóa -tiền tệ khi đến trình độ nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền

Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần , bộ phận tư bản này mang lại cho người chủ sở hữu nó khoản thu nhập của công ty , đó là lợi tức cổ phần - nguồn gôc từ giá trị thặng dư.

Tư bản kinh doanh nông nghiệpđịa tô tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp là có ba giai cấp tham gia : chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp , công nhân nông nghiệp và chủ đất. Nghiên cứu tư bản kinh doanh nông nghiệp ở đây là nghiên cứu bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đât của chủ đât - nó đem lai cho chủ sở hữu nó phần thu nhập gọi là địa tô .

Mục lục bài viết

  • 1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩalà gì?
  • 2. Công thức tínhchi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • 3.Lợi nhuận
  • 4.Tỷ suất lợi nhuận
  • 5.Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩalà gì?

Kinh tế chính trị Marx-Leninhaykinh tế chính trị học Marx-Leninlà một lý thuyết vềkinh tế chính trịdoMarx,Engelsvà sau này làLeninphát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuấttư bản chủ nghĩa.Stalinlà người đã tạo ra khái niệmchủ nghĩa Marx - Lenintrong đó có kinh tế chính trị Marx - Lenin bằng cách kết hợp tư tưởng của Marx và Lenin đồng thời giản lược hóa chúng. Những nghiên cứu về kinh tế chính trị của Marx và Lenin cung cấp cơ sở lý luận cho những học thuyết khác về chính trị, triết học, xã hội học của họ. Cốt lõi của kinh tế chính trị Marx - Lenin là học thuyếtgiá trị thặng dưcủaKarl Marx.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩalà khái niệmkinh tế chính trị Marx-Leninchỉ về phần giá trị bù lại giá cả của nhữngtư liệu sản xuấtvàgiá cảsức lao độngđã tiêu dùng để sản xuất rahàng hóacho nhà tư bản. Mác ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa làk.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại.

2. Công thức tínhchi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa) tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động lạo ra giá trị mới (v + m).

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là w

W = c + v + m

Về mặt lượng:

Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa

Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k.

k = c + v

Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phi về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.

Khi xuất hiện chi phi sàn xuất tư bàn chũ nghĩa, thì còng thức eiá trị hàng hóa (W = c + v + m) sổ chuyển thành W = k + m.

Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt lượng.

Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không lạo ra giá trị hàng hóa.

Vì vậy, C.Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.

Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế:

(c + v) < (c + v + m)

Vì tư bản sản xuất đươc chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (k).

Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c1) là 1.200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên nhiên, vật liệu (c2) là 300, tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:

Chi phí sản xuất (k) là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ.

Tư bản ứng trước (K) là: 1.200 + 480 = 1.680 đơn vị tiền tệ.

Tức là K > k

Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k).

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hóa: w = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sán xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

3.Lợi nhuận

Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đúng số tư bản ứng ra, mà còn thu về được một sốtiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng truớc sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành:

W = k + p

Vậy giữa p và m có gì giống và khác nhau?

Giống nhau: cả lợi nhuận (p) và gá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

Khác nhau:

Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C.Mác viết: “giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Vì vậy, phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa c và v, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng k (c + v), bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.

Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó p = m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó p > m: nếu bán với giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì khi đó p < m. Nhưng xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị,nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa p và m nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

4.Tỷ suất lợi nhuận

Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá tri thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.

Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p' ta có:

P = M / C+V x 100%

Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận cũng là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư. Vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa m' và p' lại có sự khác nhau cả về chất và lượng.

Về mặt chất:m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư ban, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.

Về mặt lượng:p' luôn luôn nhỏ hơn m’ vì:

p = m / c+v x 100% m = m / v x 100%

5.Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất giá trị thặng dư.

Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản:

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và đó cùng là bản chất của quy luật p’ có xu hướng giảm sút trong chủ nghĩa tư bản.

- Tốc độ chu chuyển tư bản;

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng đư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

- Tiết kiệm tư bản bất biến:

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Vì theo công thức:

p = m / c+v x 100%

Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.

Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng, khai thác một cách triệt để, để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận đạt được lại khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân.

Luật Minh Khuê (tổng hợp từ các nguồn trên internet)