Sốt chảy máu cam là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Sau 3 ngày sốt cao, nam bệnh nhân xuất hiện tình trạng chảy máu mũi ồ ạt không thể cầm máu bằng phương pháp thông thường mà phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ khoa tai mũi họng mới thoát cửa tử.

Đó là trường hợp bệnh nhân H.A.L (40 tuổi, Hà Giang) đang học tập tại Hà Nội, trước khi nhập viện bệnh nhân sốt cao 3 ngày, đã uống thuốc và đỡ sốt. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đau đầu dữ dội không thể nào chịu được nên vào viện thăm khám.

Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết. Người bệnh khá bất ngờ bởi 3 người cùng phòng không ai bị, không rõ nguồn lây từ đâu.

BS. Nguyễn Thị Thanh - Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, khi vào viện dù bệnh nhân đã cắt cơn sốt nhưng bất ngờ chảy máu ồ ạt ở mũi, không thể cầm máu bằng phương pháp thông thường, phải đến sự hỗ trợ của bác sĩ khoa Tai Mũi Họng tiến hành nhét meche mũi (giống như miếng gạc nhét mũi) mới giúp bệnh nhân thoát khỏi cửa tử.

Bên cạnh đó tình trạng tiểu cầu của bệnh nhân tụt nhanh chóng chỉ còn 13, dù được truyền 01 đơn vị tiểu cầu nhưng số tiểu cầu trong máu không tăng lên mà tiếp tục giảm phải truyền thêm 6 đơn vị tiểu cầu thì bệnh nhân mới ổn định về chỉ số máu.

Hiện bệnh nhân vẫn chảy máu nhưng số lượng giảm hơn, có thể rút meche trong một hai ngày nữa, có thể xuất viện vào đầu tuần tới.

Sốt chảy máu cam là bệnh gì năm 2024

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, có thể xuất viện trong ít ngày tới.

ThS. BS Vũ Mạnh Cường – Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, đây là trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu mùa dịch (năm 2022) đến nay tại Bệnh viện E. Rất may khi chảy máu ồ ạt, bệnh nhân đã có mặt ở viện nên việc xử lý được đảm bảo, nếu không nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có tiểu cầu thấp, như trường hợp của bệnh nhân trên tiểu cầu xuống đến 13G/L, kèm chảy máu mũi khó cầm là rất nguy hiểm. Thông thường nếu tiểu cầu xuống đến dưới 50 G/L, kèm theo dấu hiệu xuất huyết niêm mạc thì đã có chỉ định truyền tiểu cầu. Trường hợp bệnh nhân có tiểu cầu giảm xuống đếm dưới 5 G/L, mặc dù chưa có dấu hiệu xuất huyết thì cũng có chỉ định truyền tiểu cầu để dự phòng nguy cơ chảy máu.

Người bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện triệu chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc ra máu âm đạo ở phụ nữ từ ngày thứ 3 sau bệnh, vì thế rất nhiều trường hợp chủ quan. Do đó, bác sĩ Cường khuyến cáo khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt thì cần đi viện kiểm tra loại trừ sốt xuất huyết, không tự sử dụng thuốc.

Hiện dịch sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, số ca nhập viện tăng gấp 2 lần so với năm trước. Mùa dịch năm nay cũng là chu kỳ sốt xuất huyết quay lại đỉnh dịch (5 năm 1 lần) vì thế, người dân tuyệt đối không chủ quan trong phòng bệnh.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần việc dọn dẹp vệ sinh nhà ở, lật úp dụng cụ chứa nước, diệt loăng quoăng, bọ gậy và ngủ mắc màn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải phun thuốc diệt muỗi theo khuyến cáo của ngành y tế.

Sốt xuất huyết Dengue - Bệnh do muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh với tác nhân là virus Dengue gây ra. Bệnh thường xảy ra tại những đất nước khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam chúng ta. Mỗi năm, cứ vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10 mỗi năm) là thời điểm thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và lây truyền bệnh. Tính đến đầu tháng 10 năm nay, cả nước hiện đã ghi nhận 236.730 các trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó đã có 98 ca đã không qua khỏi. Đó là điều đáng báo động cũng như lời cảnh báo cho công tác phòng và điều trị bệnh.

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện nay, người dân lại rất lơ là, chủ quan trong việc phòng bệnh cũng như điều trị bệnh. Tìm hiểu sốt xuất huyết chảy máu cam nguy hiểm như thế nào ngay bên dưới.

Vì sao khi sốt xuất huyết bị chảy máu cam?

Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, tại giai đoạn đầu người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao trên 38 độ C và khó hạ, sốt có thể kéo dài từ 2 cho đến 5 ngày. Sau khi cơn sốt có dấu hiệu giảm, các mạch máu sẽ bị tổn thương gây ra hiện tượng xuất huyết (chảy máu), trong đó chảy máu cam là một biểu hiện rất phổ biến.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sot_xuat_huyet_chay_mau_cam_nguy_hiem_nhu_the_nao_ban_da_biet_chua_1_eb3222a391.jpg) Sau khi cơn sốt có dấu hiệu giảm, các mạch máu sẽ bị tổn thương gây ra hiện tượng chảy máu cam

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết do virus Dengue là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm. Lúc này, bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết chảy máu cam có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường, thậm chí người bệnh có nguy cơ tử vong. Hiện tượng xuất huyết tại mũi (chảy máu cam) hoặc tại những vùng khác trên cơ thể như chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo hoặc rong kinh… xảy ra ở cả sốt xuất huyết thể nhẹ và thể nặng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị bệnh đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là do cơ thể bị giảm tiểu cầu nhanh chóng hoặc xảy ra sự rối loạn tiểu cầu, khiến cơ thể không hoạt động được chức năng tự đông máu. Tiểu cầu là bộ phận đóng có vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu, duy trì sự liên kết với các mạch máu đồng thời tránh gây vỡ mạch máu. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường trải qua tình trạng sốt kéo dài, do đó hiện tượng giảm tiểu cầu và rối loạn sự đông máu là điều khó tránh khỏi.

Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân không chỉ chảy máu cam mà có thể bị hạ huyết áp, gây chảy máu ồ ạt bên trong và ngoài cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở đối tượng, đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra ở trẻ em và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Sốt xuất huyết chảy máu cam nguy hiểm như thế?

Việc dẫn tới giảm tiểu cầu là do tế bào tủy xương bị ức chế hoạt động, giải phóng cytokine – hội chứng bão cykotine và ức chế sự hoạt động của quá trình tạo máu. Ngoài ra, việc tiểu cầu giảm dẫn đến chảy máu cam cũng có thể do trung gian miễn dịch phá hủy tiểu cầu, khiến số lượng tiểu cầu cũng giảm đi nhanh chóng. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, khiến máu cam khi bị chảy khó tự đông lại được.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sot_xuat_huyet_chay_mau_cam_nguy_hiem_nhu_the_nao_ban_da_biet_chua_2_dcd13d4f40.jpg) Sốt xuất huyết chảy máu cam có thể gây ra hiện tượng bão cykotine rất nguy hiểm

Do đó, chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để theo dõi, nhằm hạn chế tình trạng bị sốc, mất nước và thiếu máu trong cơ thể.

Không những thế, khi máu cam bị chảy liên tục có thể gây nên các biến chứng như xuất huyết nặng, cơ tim bị vỡ, vỡ hồng cầu, cô đặc máu và đông máu nội mạch lan tỏa... Khi thiếu máu kéo dài có thể dẫn tới tụt huyết áp nghiêm trọng, hôn mê và cuối cùng người bệnh có thể rơi vào tình trạng đột quỵ.

Điều trị sốt xuất huyết chảy máu cam

Trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng chảy máu cam khi sốt xuất huyết, bệnh nhân không thể điều trị ngoại trú tại nhà. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để theo dõi và thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Bởi khi tình trạng chảy máu nhiều, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện truyền dịch điện giải, truyền máu hoặc bổ sung lượng tiểu cầu khi cần thiết.

Bên cạnh đó, các biện pháp có thể được áp dụng với người bệnh như sử dụng thuốc corticoid chống viêm, trợ tim và theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ nhằm đề phòng biến chứng sốc nặng với thuốc có nguy cơ dẫn đến tử vong.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sot_xuat_huyet_chay_mau_cam_nguy_hiem_nhu_the_nao_ban_da_biet_chua_3_aa14e1e26f.jpg) Bệnh nhân sốt xuất huyết chảy máu cam có dấu hiệu nặng cần nhanh đến bệnh viện để được điều trị

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết chảy máu cam

Để phòng tránh tình trạng sốt xuất huyết chảy máu cam, khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không được xông hơi hoặc xông lá. Bởi việc thực hiện xông theo cách dân gian có nguy cơ gây thoát nước, mất nước dẫn đến tình trạng sốt xuất huyết càng nặng.

Bên cạnh đó, khi sốt xuất huyết bị chảy máu cam, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol và nên tránh các loại thuốc hạ sốt như như aspirin, naproxen sodium và ibuprofen... Bởi đây là các loại thuốc ức chế khả năng đông máu, khiến chảy tình trạng chảy máu cam thêm nặng.

Trên đây là thông tin về sốt xuất huyết chảy máu cam nguy hiểm như thế nào. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng với những biến chứng như sốc hoặc chảy máu cam nhiều, liên tục nuốt phải máu vào miệng cần tới ngay cơ sở chuyên khoa để có biện pháp cấp cứu kịp thời và điều trị bệnh đúng cách.