Muốn làm giảng viên đại học thì học trường nào

Phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập? Các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giảng viên đại học?

Theo như thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo thì số lượng giảng viên đại học ngày càng giảm qua các năm. Mặc dù như vậy trên thực tế thì hiện nay có không ít giảng viên chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Vậy để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những điều kiện theo thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV.

Khách hàng có thể liên hệ với chuyên viên tư vấn tại Luatsu1900.com để được hỗ trợ.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng gọi chúng tôi

Luatsu1900.com Luật sư miễn phí của bạn

1. Phân hạng chức danh nghề nghiệp

Theo Điều 2 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDDT-BNV thì chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được chia làm 3 hạng chính bao gồm:

  • Giảng viên cao cấp (hạng I)
  • Giảng viên chính (hạng II)
  • Giảng viên (hạng III)

2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giảng viên đại học

a) Giảng viên cao cấp (hạng I)

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên cao cấp là:

  • Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I).
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo Thông tư 01/2014/TTLT-BGDĐT.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT .

Ngoài ra, giảng viên cao cấp còn cần đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể là có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Đồng thời giảng viên cao cấp còn cần hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, chủ trì biên soạn ít nhất 02 (hai) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.

Giảng viên cao cấp phải có ít nhất 06 (sáu) bài báo khoa học đã được công bố, bao gồm: Bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học; báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế được đăng tải trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo; kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ (sau đây gọi chung là bài báo khoa học).

Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên chính (hạng II) lên chức danh giảng viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) tối thiểu là 02 (hai) năm.

b) Giảng viên chính (hạng II)

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Giảng viên chính được quy định như sau:

  • Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II).
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, giảng viên chính cần phải cókiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm, nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo.

Giảng viên chính cần chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên đồng thời chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo. Ngoài ra để trở thành giảng viên chính phải có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã được công bố.

Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên (hạng III) lên chức danh giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.

c) Giảng viên (hạng III)

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên là:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, giảng viên cần nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm, nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Giảng viên phải xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước, biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm.

Ngoài ra, giảng viên còn phải là người có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống, đồng thời có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn pháp luật miễn phí

1900 6259

Luatsu1900.com

Recent Posts

Lĩnh Vực Khác

Nhờ người dưới 18 tuổi mua thuốc lá và bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi

Apr 19, 2021
Nhờ người dưới 18 tuổi đi mua thuốc lá có vi phạm pháp luật không? Bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi có vi phạm

Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông

Apr 19, 2021

Những trường hợp vẫn chia thừa kế theo pháp luật dù có di chúc

Apr 19, 2021

Kinh doanh theo phương thức đa cấp có phải là lừa đảo không?

Apr 16, 2021