So sánh nguồn gốc nguy cơ và cách thức quản lý rủi ro tỷ giá giữa doanh nghiệp và ngân hàng

1. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro đến từ thị trường kinh doanh nói chung. Chẳng hạn khi khu vực ASEAN phát triển hội nhập hơn, những doanh nghiệp nội địa sẽ thấy thị phần của họ bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh bằng các sản phẩm rẻ hơn và tân tiến hơn.

Ngoài sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với những hệ quả thường thấy gây ra bởi các thay đổi trong chu kì kinh doanh. Sản lượng sản xuất ra có thể sẽ giảm do các tranh chấp về chính trị, hay sự can thiệp chính sách của Chính phủ lên một loại hàng hóa hoặc dịch vụ; những trường hợp này ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp SME.

Trên mức độ kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp SME sẽ chịu tác động của suy thoái kinh tế hoặc gián đoạn thương mại.

Những giải pháp quản lý rủi ro tiềm năng

Khi nói về giảm thiểu rủi ro thị trường, việc theo dõi thị trường thông qua tin tức và phản hồi từ các bên liên quan là vô cùng quan trọng. Trong khi các doanh nghiệp SME thường không có “hầu bao” lớn, họ vẫn nên có khả năng linh hoạt cao bằng cách thực hiện các thay đổi có tính định hướng, hay điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ khi cần thiết.

Dưới hình thức giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên liên tục thử nghiệm và nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ. Họ có thể hướng tới đa dạng hóa và không chỉ phụ thuộc vào 1 dòng sản phẩm hay 1 loại hình dịch vụ. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc thiết kế lại hoặc điều chỉnh các sản phẩm hiện có dựa trên phản hồi của khách hàng.

Doanh nghiệp cũng có thể tập trung vào xây dựng các mối quan hệ thân thiết với khách hàng để giảm thiểu tác động của những thay đổi của thị trường. Một thương hiệu được xây dựng lên từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp sẽ tạo nên sự trung thành từ khách hàng. Từ đó, khách hàng của họ sẽ không mua hàng từ bất kì công ty nào khác dù có tiện lợi hay chi phí thấp hơn.

Các doanh nghiệp SME trong nước cũng có thể tận dụng việc rào cản thương mại được hạ thấp để tìm kiếm các thị trường rộng lớn hơn ở nước ngoài và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nên phấn đấu mở rộng và vượt qua những giới hạn hiện tại thay vì đứng yên chờ đợi bị các công ty nước ngoài xâm chiếm thị phần. Điều này có thể giúp họ vượt qua suy thoái kinh tế bởi vì hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào một thị trường.