Ifn là gì

Một người bình thường nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao phổi Mycobacterium tuberculosis có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn và không lây truyền sang người khác. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể tiến triển thành bệnh lao phổi. Khi đó, xét nghiệm IFN gamma được sử dụng để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lao.

1. Xét nghiệm IFN gamma là gì?

Xét nghiệm giải phóng Interferon Gamma (IGRAs) viết tắt là xét nghiệm IFN gamma, được thực hiện nhằm đo lường sự giải phóng Interferon Gamma (IFN-γ) của tế bào lympho T từ bạch cầu, sau khi trộn với kháng nguyên đặc hiệu chiết xuất từ vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (viết tắt là M. tuberculosis).

Xét nghiệm IFN gamma đo lường và đánh giá phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn lao có ưu - nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: Cho kết quả nhanh (trong vòng 24 giờ) và nếu có tiêm chủng vắc-xin BCG thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả, không cho kết quả dương tính giả.
  • Nhược điểm: Cần tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong vòng 8 giờ sau khi lấy mẫu. Trên những đối tượng bao gồm trẻ nhỏ (< 5 tuổi), người bị phơi nhiễm lao, suy giảm miễn dịch, tiến hành xét nghiệm lại là chưa có đủ thông tin để tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm IFN gamma hiện có 2 loại là:

  • QuantiFERON®-TB Gold In-Tube test (được viết tắt là QFT-GIT): Đo lường nồng độ Interferon Gamma được giải phóng.
  • T-SPOT®.TB test (được viết tắt là T-Spot): Đo lường tế bào lympho T trên bạch cầu được hoạt hóa và giải phóng Interferon Gamma.

2. Ý nghĩa xét nghiệm IFN gamma

Xét nghiệm IFN gamma có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, phát hiện bệnh lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý kết quả xét nghiệm âm tính có thể là không có vi khuẩn lao và kết quả dương tính nghĩa là có vi khuẩn lao.

Để đánh giá người bệnh nhiễm lao tiềm ẩn hay lao ở thể hoạt động, cần tiến hành thêm những xét nghiệm khác như:

  • PCR vi khuẩn lao;
  • Cấy vi khuẩn lao MGIT;
  • Chụp X-quang hoặc CT scan phổi;
  • Thăm khám lâm sàng các triệu chứng: Thường xuyên ho có đờm, hay sốt nhẹ lúc về chiều, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.

Khi có kết quả xét nghiệm IFN gamma dương tính, người bệnh cần sớm được tư vấn tiến hành thêm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lao (thể tiềm ẩn hay hoạt động), đồng thời được theo dõi kiểm soát chặt chẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Ifn là gì
Nên kết hợp IGRAs với các xét nghiệm khác để góp phần chẩn đoán chính xác bệnh lao tiềm ẩn

3. Xét nghiệm IFN gamma được chỉ định cho nhóm đối tượng nào?

Xét nghiệm IFN gamma được chỉ định đối với những nhóm đối tượng sau nhằm phát hiện bệnh lao tiềm ẩn:

  • Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao: Nhân viên y tế, người thân chăm sóc;
  • Trẻ nhỏ (>5 tuổi) có tiếp xúc gần với bệnh nhân lao (thể hoạt động);
  • Người sống chung với những người bị suy giảm hệ miễn dịch mắc phải như bệnh HIV;
  • Sử dụng thuốc có tác dụng làm ức chế hệ miễn dịch;
  • Mắc bệnh tiểu đường nhưng không kiểm soát được;
  • Đã tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh lao phổi BCG;
  • Gặp khó khăn trong việc thăm khám, kiểm tra xét nghiệm bệnh lao qua da.

4. Những điều cần thông tin đến bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm IFN gamma

Xét nghiệm IFN gamma được chỉ định khi người bệnh có những dấu hiệu nguy cơ, nghi ngờ nhiễm lao tiềm ẩn. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm, cần thông báo đến bác sĩ những thông tin sau để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  • Mắc bệnh ức chế miễn dịch do HIV, bệnh thận, ung thư hạch;
  • Có đang dùng thuốc tác động hệ miễn dịch như steroid, cyclosporin hoặc thuốc điều trị ung thư;
  • Có bị nhiễm virus gây bệnh sởi, cúm, viêm đường hô hấp, sốt;
  • Tiêm vắc-xin trong vòng 1 tháng;
  • Tiền sử mắc bệnh lao hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân lao, tiêm chủng chủng vắc-xin phòng bệnh lao phổi BCG, hoặc đi đến, sống ở vùng dịch.

5. Kết quả xét nghiệm IFN gamma

Từng loại xét nghiệm IFN gamma có thể cho các kết quả như sau:

  • Xét nghiệm QFT-GIT: Kết quả có thể dương tính, âm tính hoặc không xác định được.
  • Xét nghiệm T-Spot: Kết quả có thể dương tính, âm tính, nghi ngờ hoặc không xác định được.

Để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cần thực hiện xét nghiệm IFN gamma ngay trong ngày chủng ngừa với vắc-xin sống hoặc tại thời điểm sau khi chủng ngừa 4 - 6 tuần. Riêng với trường hợp tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu, ít nhất 1 tháng sau khi chủng ngừa mới có thể làm xét nghiệm IFN gamma.

Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh lao, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và tiến hành xét nghiệm IFN gamma ngay khi có dấu hiệu của bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!