Nhóm ngành sản xuất và chế biến là gì năm 2024

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, công nghiệp CBCT của nhiều nước phát triển đã được dịch chuyển thông qua dòng vốn đầu tư nước ngoài, do vậy trên thực tế, năng lực công nghiệp CBCT các quốc gia này có thể còn lớn hơn nhiều.

Ở Việt Nam, xét về mức độ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế, số liệu thống kê từ 2015 đến nay cho thấy, cơ cấu nền kinh tế đang có sự chuyển đổi tích cực theo hướng công nghiệp hóa, với sự giảm dần của nông nghiệp và tăng dần của công nghiệp và dịch vụ. Bốn ngành có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế gồm CBCT, nông nghiệp, bán buôn, bán lẻ và khoáng sản. Các ngành còn lại đều có mức đóng góp dưới 5%. Như vậy có thể thấy, công nghiệp CBCT là động lực cho phát triển của nền kinh tế trong thời gian vừa qua.

Bảng 01: Tỷ trọng của công nghiệp và công nghiệp CBCT trong GDP

Đơn vị : %

Năm

2015

2017

2018

2019

2020

Tỷ trọng của công nghiệp

27,8

27,7

28,4

28,6

27,5

Tỷ trọng của công nghiệp CBCT

13,7

15,3

16,0

16,5

16,7

Nguồn: Niên giám Thống kê 2021 và tính toán của nhóm nghiên cứu

Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng của ngành công nghiệp giảm khá mạnh, từ 31,7% (năm 2010), đến năm 2015 chỉ còn chiếm 27,8% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ trọng của ngành công nghiệp đã tăng nhẹ trở lại và đạt 27,5%, tương đương với năm 2015. Năm 2021, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá,giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% (Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp các năm 2011-2020 lần lượt là: 9,46%; 8,20%; 4,93%; 6,32%; 9,39%; 7,06%; 7,85%; 8,79%; 8,86%; 3,36%), cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngành công nghiệp CBCT tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP cả nước.

Trong nhóm ngành CBCT, cơ cấu các ngành công nghiệp cũng có những sự chuyển biến tích cực, một số ngành đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các ngành chủ lực (như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ...) tăng trưởng ở mức khá là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của công nghiệp Việt Nam; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, nâng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam.

Xét theo chỉ tiêu MVA/người (MVA - Manufacturing Value Added - Giá trị gia tăng ngành CBCT), thì nước ta vẫn còn một khoảng cách lớn với thế giới và các nước đứng đầu trong ASEAN. Cụ thể đến năm 2017, chỉ số này của Việt Nam đạt 0,012 chỉ bằng 1/2 so với Philippine; 1/3 so với Indonesia và 1/6 so với Thái Lan. Điều này cho thấy, phải có những chính sách mạnh mẽ và đồng bộ mới có thể thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp này trong thời gian tới.

Xét chỉ tiêu đóng góp của ngành công nghiệp CBCT trong GDP, thì chỉ số này của nước ta lại không có sự chênh lệch lớn so với một số nước trong khu vực. Thống kê từ năm 1980 đến nay, nhiều nước trong ASEAN đều duy trì một tỷ lệ cao trong giai đoạn nhất định, sau đó có xu hướng giảm dần ở giai đoạn sau. Cụ thể như: Indonexia cao nhất đạt từ 26,3-31,9% trong giai đoạn 2001-2009, sau đó giảm còn khoảng 22,0-19,8% trong giai đoạn 2010-2018; Malaysia đạt cao nhất từ 27,5-30,9% (Giai đoạn 1996-2005) sau đó giảm còn 23,8-21,5% (Giai đoạn 2010-2018); Thái Lan đạt 28,0-31,0% (2001-2010), sau đó giảm còn khoảng 27,0-26,0% (Giai đoạn 2013-2018); Philippines đạt 22,2-24,7% (1995-2005) và giảm 21,4-19,0 (2010-2018).

  1. Xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ cấu 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 có những chuyển dịch đáng lưu ý. Theo đó, năm 2011, trong tổng số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa của Việt Nam, có tới 4 mặt hàng thuộc nhóm hàng khoáng sản là (1) dầu thô, (2) than đá, (3) đá quý, kim loại quý, (4) xăng dầu các loại; có 4 mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản là (1) thủy sản, (2) gạo, (3) cà phê, (4) cao su; còn lại 07 mặt hàng thuộc nhóm hàng CBCT. Đến năm 2020, các mặt hàng thuộc nhóm khoáng sản đã không còn nằm trong danh mục 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; nhóm nông, lâm, thủy sản còn 03 mặt hàng là thủy sản, rau quả, hạt điều (gạo ở vị trí thứ 16); trong khi đó số lượng các mặt hàng thuộc nhóm CBCT đã tăng lên 12 mặt hàng. Đặc biệt ấn tượng là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, mới được thống kê riêng năm 2011, nhưng năm 2012 đã vươn lên là mặt hàng có KNXK lớn thứ hai, đạt 12,7 tỷ USD (sau mặt hàng dệt may là 15 tỷ USD) và trở thành mặt hàng có KNXK lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020.

Năm 2021, quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Có 35 mặt hàng đạt KNXK trên 1 tỷ USD, tăng 1 mặt hàng so với năm 2020 và chiếm 93,8% tổng KNXK (có 8 mặt hàng đạt KNXK trên 10 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2020). Theo đó, năm 2021 nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm khoảng 86,24% tổng KNXK, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước. Đóng góp chung vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước là sự tăng trưởng mạnh của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản khi tăng 24,4% và nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2020; nhóm nông lâm sản thủy sản chỉ tăng 11,9%. Sự gia tăng trong xuất khẩu các mặt hàng CBCT là động lực của tăng trưởng và góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 02. Chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu thời kỳ 2011-2020

Nhóm hàng

2010

2020

Chiến lược

Thực hiện

1. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung).

11,2%

4,4%

1,0%

2. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp).

21,2%

13,5%

8,9%

3. Nhóm hàng công nghiệp CBCT (nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu).

55,6%

62,9%

85,2%

4. Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác).

12%

19,2%

4,9%

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Đối chiếu với Chiến lược xuất nhập khẩu 2010-2020 cho thấy, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có những chuyển dịch tích cực, tỷ trọng hàng CBCT gia tăng, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô sơ chế. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp CBCT tăng lên tới 85,2% năm 2020 (chỉ tiêu trong Chiến lược là 62,9%), trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm mạnh, còn 1,0% năm 2020 (chỉ tiêu trong Chiến lược là 4,4%), tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm xuống 8,8% năm 2020 (chỉ tiêu trong Chiến lược là 13,5%).

Các mặt hàng chủ lực có quy mô xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị phụ tùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đồng thời đã phát triển thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới thuộc nhóm công nghệ như điện thoại di động, máy vi tính, thiết bị điện tử. Tuy nhiên nhóm hàng CBCT vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp cho nước ngoài, giá trị gia tăng thấp và chậm được cải thiện, sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn hạn chế.

Nhìn chung, lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn dựa trên giá cả chứ chưa dựa trên giá trị. Năng lực cạnh tranh còn thấp và chậm được cải thiện, nhất là đối với các mặt hàng CBCT. Theo phương pháp Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), dựa trên thị phần, giá trị xuất khẩu, cho thấy, giai đoạn 2010-2019, Việt Nam có lợi thế so sánh trong 9 nhóm hàng. Đó là da giày, mũ và các sản phẩm đội đầu, nguyên liệu dệt may, hàng dệt may, thiết bị điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm thực vật, động vật sống và sản phẩm từ động vật. Nhưng đến năm 2020, chỉ còn 6 nhóm hàng được liệt kê trong danh sách này, gồm hàng dệt may, da giày, điện tử, gỗ, da và nguyên liệu dệt may. Ngược lại, các nhóm ngành giấy, bột giấy, khoáng sản, dầu mỏ, nhựa, kim loại cơ bản, thiết bị cơ khí, hóa chất... có tên trong các nhóm ngành không có lợi thế so sánh của Việt Nam. Sự nổi trội trong RCA của nhóm ngành điện tử không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào tốc độ gia tăng cả về sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu của nhóm này. Đây cũng là ngành tạo ra số lao động lớn thứ ba cho Việt Nam (sau dệt may, da giày) và thu hút lớn nguồn vốn FDI.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Việt Nam nằm trong Top 10 thế giới về RCA trong ngành điện tử và năm 2020 vươn lên Top 5. So sánh 10 mặt hàng điện tử có giá trị RCA trung bình lớn nhất của Việt Nam với các quốc gia khác giai đoạn 2010-2020, thì các mặt hàng có lợi thế so sánh vượt trội của Việt Nam là điện thoại, micro và loa. Đây là nhóm ngành Việt Nam có dư địa gia tăng lợi thế so sánh trong tương lai. Nhưng khi xem xét mức độ chuyên môn hóa thì những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh cao lại có chỉ số phức tạp thấp. Những sản phẩm xuất khẩu lớn cũng là sản phẩm có chỉ số phức tạp, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, dễ bị thay thế.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 68-74% tổng KNXK. Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực và có trình độ công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu từ khu vực FDI (như điện thoại và linh kiện; máy vi tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị; dụng cụ phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện).

Các doanh nghiệp trong nước chỉ tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp FDI (hàng dệt, may; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; thủy sản; giày dép).

Nhóm ngành sản xuất và chế biến là gì năm 2024

Do ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, nên hàng xuất khẩu của nước ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào, chủ yếu là tư liệu sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu). Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Do đó, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của nước ta là hàng gia công và gia tăng xuất khẩu cũng đồng nghĩa với gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian.

Theo Phân loại tiêu chuẩn thương mại quốc tế (SITC), hàng hóa xuất nhập khẩu được phân loại thành các nhóm hàng thô, mới sơ chế; nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế và hàng hóa không thuộc hai nhóm này. Thống kê cho thấy tỷ trọng hàng chế biến hoặc tinh chế xuất khẩu trong tổng KNXK hàng hóa đã tăng đáng kể, từ 65,1% năm 2011 lên 87,5% năm 2021, trong đó đáng chú ý là tỷ trọng của nhóm máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng gấp đôi so với năm 2011. Tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế xuất khẩu giảm đáng kể, từ 34,8% năm 2011 xuống còn 12,5% năm 2021.

Bảng 03. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phân theo SITC (%)

2011

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

TỔNG

100

100

100

100

100

100

100

100

Hàng thô hoặc mới sơ chế

34,8

18,7

17,2

16,3

15,4

14,4

12,4

12,5

Hàng chế biến hoặc đã tinh chế

65,1

81,3

82,7

83,2

84,6

85,5

87,7

87,5

Hàng hoá không thuộc các nhóm trên

0,1

0

0,1

0,5

0,1

0,6

0,5

0,5

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam

3. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2021- 2030

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề ra nhiệm vụ: "Đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa" trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta vẫn chưa thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Trong bối cảnh mới, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam "Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại,thu nhập trung bình cao", đến năm 2045 "Trở thành nước phát triển, thu nhập cao", cần phải tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu, thúc đẩy chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chú trọng "dịch vụ hoá" các ngành công nghiệp. Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đạt khoảng 8-8,5%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp CBCT cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp (phấn đấu đạt trên 10%/năm).

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành CBCT đạt tối thiểu 45%.

+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong nền kinh tế đạt 40-41%. Trong đó tỷ trọng của công nghiệp CBCT trong nền kinh tế đạt 25-30% GDP, (riêng công nghiệp chế tạo phấn đấu chiếm khoảng 18-20%).

+ Tỷ trọng hàng hóa công nghiệp xuất khẩu/tổng KNXK đạt trên 90%.

+ Chất lượng xuất khẩu hàng công nghiệp nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN.

+ Chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP) phấn đấu trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2030. Trong đó, một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

4. Định hướng phát triển xuất khẩu thời kỳ 2021-2030

Nhóm hàng CBCT là nhóm hàng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên thế giới với nhiều sản phẩm mới ra đời nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư và kinh tế số, trong khi thị trường thế giới luôn sẵn có và xuất hiện nhu cầu mới. Định hướng chung chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng này là thúc đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm CBCT có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; duy trì tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm CBCT có lợi thế so sánh phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên, phụ liệu, sản phẩm trung gian nhập khẩu.

* Đối với các ngành công nghiệp CBCT truyền thống sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủ công, mỹ nghệ... vẫn còn nhiều cơ hội để tăng KNXK ổn định thời gian tới năm 2030. Định hướng chung phát triển xuất khẩu cho các mặt hàng này, đó là: Tập trung nâng cao giá trị trong nước và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, gắn với bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới; Nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và trách nhiệm xã hội nhằm vượt qua những rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu chính; Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang, ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư, thương mại điện tử và kinh tế số trong khâu thiết kế, tạo mẫu, sản xuất và marketing, đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp, đổi mới phương thức kinh doanh, đa dạng hóa và phát triển thị trường mới cho xuất khẩu... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này sẽ tương đương tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa chung thời kỳ 2021-2030.

* Đối với nhóm hàng công nghệ trung cao như chế tạo máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, luyện kim, phương tiện vận tải, công nghiệp hóa chất, hóa dược, chất dẻo, nhựa, vật liệu xây dựng… cần phát triển xuất khẩu sản phẩm có chọn lọc, hiệu quả và bền vững, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, phấn đấu tăng giá trị trong nước của các sản phẩm qua phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu/khu vực qua việc thực thi hiệu quả cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Phấn đấu tăng trưởng nhóm hàng này sẽ nhanh gấp khoảng 1,5-2,0 lần tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa chung thời kỳ 2021-2030 nhằm tăng tỷ trọng của cả nhóm hàng CBCT trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

* Đối với nhóm hàng công nghệ cao như sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính, điện thoại và linh kiện, sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông, chế tạo máy móc chuyên dụng, tinh vi, thiết bị công nghệ, sản xuất và lắp ráp ô tô... là ngành hàng chiến lược cần ưu tiên, khuyến khích phát triển xuất khẩu để đón đầu sự chuyển dịch đầu tư và phân công lao động ngành trên quy mô toàn cầu, khu vực, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các TNC/MNCs trong chuyển đổi chuỗi cung ứng, lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển của ngành, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng tính sẵn sàng tham gia các mạng sản xuất/chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực cũng như hướng đến mục tiêu tái cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hướng vào lõi của công nghiệp. Trong đó, trọng tâm là đa dạng hóa sản phẩm, tăng hàm lượng công nghệ và chất xám, tăng giá trị trong nước của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng xuất khẩu nhóm hàng này cao gấp 1,5-2,0 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung thời kỳ 2021-2030 nhằm nâng cao tỷ trọng của nhóm hàng này trong cơ cấu nhóm công nghiệp CBCT và trong tổng KNXK hàng hóa chung của Việt Nam vào năm 2030.

  1. Những vấn đề đặt ra

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2010, lượng phát thải GHG của Việt Nam khoảng 247 triệu tấn, đến năm 2020, lượng phát thải GHG là 466 triệu tấn nhưng trong năm 2016, lượng phát thải GHG ước tính đã là 423 triệu tấn. Như vậy, tăng trưởng về GHG bình quân phát ra từ năm 2010-2016 khoảng 8%, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% trong giai đoạn này.

Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề về môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm, chúng ta thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, bằng nửa con số này ở Trung Quốc là 10%. Việt Nam đang có một cơ cấu kinh tế tạo cơ hội cho ô nhiễm,đồng thời, đuổi theo thành tích tăng trưởng GDP gây sức ép lớn lên môi trường.

Trong nghiên cứu “Phân tích GDP và sự phát triển bền vững về môi trường”, dựa trên phương pháp cân đối liên ngành Input - Output, Giáo sư Nguyễn Quang Thái và Tiến sĩ Bùi Trinh đã chỉ rõ thêm, lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của Việt Nam thực sự đáng báo động, đặc biệt ở hai lĩnh vực mũi nhọn là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, nhóm ngành công nghiệp CBCT thải ra lượng GHG lớn nhất, gấp 3 lần mức bình quân của thế giới. Xét về phía cầu cuối cùng, qua tính toán, sản xuất hàng xuất khẩu gây nên phát thải GHG lớn nhất, chiếm trên 50% tổng lượng phát thải GHG.

Mục tiêu “Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” hoãn thêm 10 năm nữa, từ 2020 lên thành 2030. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại,thuộc nhóm ba nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại trên cơ sở nền kinh tế năng động, chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.

Đến năm 2030, đất nước được kỳ vọng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%.

Suốt chiều dài lịch sử, công nghiệp (không tính xây dựng) chưa bao giờ đóng góp đến một phần ba GDP của Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, dù được ưu tiên nhiều nguồn lực, công nghiệp vẫn không đáp ứng vai trò đầu tàu như kỳ vọng. Tỷ trọng công nghiệp đóng góp vào GDP chỉ tăng được từ mức gần 20% năm 1990 đến mức 28,6% năm 2019 và 27,5% năm 2020, nghĩa là chỉ tăng 7,5-8,5 điểm phần trăm trong suốt 30 năm. Với những gì ta đã thấy, không dám chắc công nghiệp Việt Nam sẽ có bước đại nhảy vọt trên 11,5 điểm phần trăm để chạm mốc trên 40% trong GDP chỉ trong 10 năm tới. Công nghiệp đã cùng với xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP của đất nước thời gian qua. Nhưng với những mặt được và mất, lợi ích và chi phí, cần tư duy lại về việc phát triển công nghiệp.

Điểm chung của nền công nghiệp Việt Nam sau vài chục năm công nghiệp hóa là sa lầy vào gia công - lắp ráp, khai thác - xuất khẩu tài nguyên thô và sự mở rộng không thể kiểm soát của những ngành thâm dụng năng lượng. Một mâu thuẫn có tính cốt lõi, khi mục tiêu tối hậu mà quốc gia hướng tới là "dân giàu, nước mạnh" thì công nghiệp lại đi theo những ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu. Nói cách khác, tăng trưởng công nghiệp lâu nay chỉ dựa trên khai thác vốn tài nguyên và cơ bắp, thay vì chất xám, nên dân chưa giàu là lẽ tự nhiên. Liệu có cách nào để giàu mạnh mà không nhất thiết phải công nghiệp hóa như con đường đã, đang và đi?

Ta đặt mục tiêu công nghiệp hóa nhưng không định lượng được cái giá phải trả cho sự mất đi của những cánh đồng, dòng sông, bờ biển, khu rừng, ngọn núi và cả bầu trời trong xanh.Trong mọi hoạt động kinh tế, công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây cạn kiệt, suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường hơn thập kỷ qua tại Việt Nam.

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ước tính ô nhiễm không khí gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 5% GDP. Ngân hàng Thế giới ước tính ô nhiễm nước gây tổn thất cho Việt Nam khoảng 3,5% GDP. Tức chỉ riêng ô nhiễm không khí và nước đã lấy đi của Việt Nam hàng năm gần 23 tỷ USD, và con số này gia tăng tịnh tiến theo tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đó là chưa kể những thiệt hại do suy thoái đất, nước ngầm, rừng, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học... Hay chưa tính đến những thiệt hại kinh tế khi giới đầu tư và khách du lịch quay lưng lại với Việt Nam vì ô nhiễm, những cuộc tị nạn môi trường và bất ổn xã hội như là hệ quả gián tiếp.

Để ngăn ngừa đà suy thoái môi trường, có lẽ đã đến lúc cơ quan chức năng cần rà soát và chấn chỉnh lại tất cả những chính sách về kiểm soát ô nhiễm của tất cả các ngành công nghiệp.Đó phải là những “hàng rào kỹ thuật” đóng vai trò ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ khâu thẩm định, cấp phép đầu tư và phải được xây dựng dựa trên sự minh bạch thông qua quá trình tham vấn cộng đồng một cách cầu thị và có thực chất.

Ngành sản xuất và chế biến là gì?

Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.nullNhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm gồm những hoạt động gì?lawnet.vn › ngan-hang-phap-luat › tu-van-phap-luat › doanh-nghiep › nh...null

Đâu là những nghề nghiệp thuộc nhóm hoạt động sản xuất?

Theo quan sát tại các khu công nghiệp, hiện nay ở Việt Nam có các ngành sản xuất chủ yếu như sau:.

Ngành dệt may. ... .

Sản xuất Máy móc thiết bị, cơ khí ... .

Điện tử ... .

Chế biến nông lâm thủy sản..

Sản xuất món ăn thức ăn chế biến sẵn là gì?

Thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm đã qua chế biến được định nghĩa đơn giản như: thành phần và cấu trúc của thực phẩm đã bị thay đổi so với trạng thái ban đầu. Điều đó có nghĩa là bơ đậu phộng, bánh mì, cà chua đóng hộp, trái cây đông lạnh, rau cắt nhỏ, sữa chua và cá ngừ đóng hộp đều được coi là thực phẩm chế biến.nullSự thật về thực phẩm chế biến sẵn - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › dinh-duong › su-ve-thuc-pham-che-bien-sannull

Ngành sản xuất thực phẩm là gì?

Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.nullSản xuất thực phẩm là gì? Cơ sơ sản xuất thực phẩm tươi sống có những ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › san-xuat-thuc-pham-la-gi-co-so-san-xuat...null