Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Ung thư cổ tử cung có thể được điều trị khỏi hoặc phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Dưới đây là thông tin về các loại ung thư cổ tử cung và những phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến.

1. Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp

Ung thư cổ tử cung được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 loại phổ biến nhất là:

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung

- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Là trường hợp những tế bào ung thư xuất phát từ biểu mô tế bào vảy nằm ở vị trí dưới cùng của cổ tử cung. Phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung là loại ung thư biểu mô tế bào vảy.

- Ung thư biểu mô tuyến: Là những tế bào ung thư xuất hiện ở các tế bào tuyến tiết chất nhầy ở trong cổ tử cung. Ung thư biểu mô tuyến chiếm khoảng 10 đến 20% ca bệnh ung thư cổ tử cung.

- Ngoài các loại ung thư cổ tử cung kể trên thì còn có những loại ung thư cổ tử cung khác như ung thư biểu mô tuyến - tế bào gai hay ung thư mô liên kết - tuyến,... nhưng rất hiếm gặp. Các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp dựa vào loại ung thư cổ tử cung, mức độ bệnh, thể trạng người bệnh và một số yếu tố khác.

2. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Trong số các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung thuộc nhóm bệnh có thể điều trị hiệu quả, thậm chí chữa khỏi bệnh nếu phát hiện sớm.

Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh diễn ra rất âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường khác. Do đó, khi không được điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng và gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể như sau:

- Khi đã bước sang giai đoạn muộn, người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc các biến chứng khác do tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác,... làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống.

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Người bệnh bị đau bụng dữ dội

- Suy thận: Khi những khối u ở cổ tử cung phát triển, chúng có thể tăng kích thước và xâm lấn những bộ phận khác. Nếu chèn ép niệu quản và gây tích tụ nước tiểu có thể dẫn đến suy thận.

- Vô sinh: Khi những tế bào hay khối u ung thư xuất hiện ở cổ tử cung, khả năng sinh sản của chị em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng trong quá trình điều trị bệnh và lấy đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

- Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, những tế bào ung thư, những khối u ung thư có thể di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn này vô cùng khó khăn, phức tạp mà hiệu quả điều trị không cao, có thể gây tử vong.

3. Quy trình ung thư cổ tử cung

Thông thường quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung có thể diễn ra như sau:

- Khám phụ khoa: Nhận đính, đánh giá ban đầu tổn thương (có thể có) ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ.

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Xét nghiệm Pap thường được áp dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

- Thực hiện xét nghiệm PAP hoặc xét nghiệm HPV hoặc bộ đôi PAP và HPV tùy theo từng cơ sở y tế.

- Soi cổ tử cung: Nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát được bên trong cổ tử cung và nhận biết rõ những tổn thương tại đây. Khi kết quả nội soi có nhiều bất thường, người bệnh có thể cần thực hiện sinh thiết để sàng lọc ung thư.

- Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và tư vấn cho người bệnh về cách chăm sóc sức khỏe, phương pháp chữa trị trong trường hợp mắc bệnh.

4. Các trường hợp nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Từ 21 tuổi trở lên, chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tầm soát ung thư cổ tử cung:

- Quan hệ tình dục quá sớm (từ khi còn là trẻ vị thành niên), quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình, không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ.

- Có thai trước tuổi 20 khi cơ quan sinh sản chưa phát triển toàn diện cũng rất dễ gây tổn thương vùng kín, tăng nguy cơ mắc bệnh ở cơ quan sinh sản, trong đó bao gồm bệnh ung thư cổ tử cung.

- Mang thai nhiều hơn 4 lần.

- Phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Chị em có nguy cơ cao nên chú trọng đến việc tầm soát bệnh

- Các loại chất kích thích chứa nhiều thành phần độc hại và nếu thường xuyên sử dụng, chị em cũng có thể đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó bao gồm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

- Các trường hợp mắc viêm cổ tử cung mạn tính.

- Khi cơ thể có dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư cổ tử cung. Cụ thể là những biểu hiện bệnh dưới đây:

+ Thường xuyên bị xuất huyết âm đạo.

+ Đau rát vùng kín khi “yêu”.

+ Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, có bất thường về màu sắc và có mùi hôi, khó chịu.

+ Kinh nguyệt không đều.

+ Bị đau vùng lưng dưới hay xương chậu.

+ Có máu trong nước tiểu.

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì năm 2024

Chương trình Đốt sóng cao tần RFA & Sinh thiết vú chân không VABB! Áp dụng tại: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

Các kĩ thuật chọc hút và sinh thiết qua da dưới hướng dẫn hình ảnh: Siêu âm, Cắt lớp vi tính, Chiếu tăng sáng.... đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam với nhiều hiệu quả cao nhờ kĩ thuật đem lại. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã ứng dụng các phương pháp điện quang can thiệp vào điều trị các bệnh lý u tuyến giáp, u tuyến vú, đốt sóng cao tần RFA, sinh thiết vú chân không VABB mà không cần phẫu thuật mổ mở giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi nhanh, hạn chế đau đớn, biến chứng trong và sau điều trị, tăng tính thẩm mỹ và rút ngắn thời gian nằm viện Đặc biệt, từ nay đến hết 31/12/2023, khách hàng được giảm TRỰC TIẾP 2.000.000 VNĐ đối với DỊCH VỤ Đốt sóng cao tần RFA & Sinh thiết vú chân không VABB! Áp dụng tại: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết cùng bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - 42-44 Nghĩa Dũng, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56

Ung thư cổ tử cung tại sao lại bị?

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi có sự hiện diện của các tế bào bất thường tại các biểu mô vảy hoặc biểu mô tuyến tại cổ tử cung. Các tế bào bất thường này phát triển một cách mất kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào này là do nhiễm virus HPV trong thời gian kéo dài.

Ung thư cổ tử cung bao lâu thì phát bệnh?

Thông thường thời gian ủ bệnh của các loại ung thư là khá lâu, trung bình khoảng 10 năm. Một số loại ung thư có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Đối với ung thư cổ tử cung thời gian ủ bệnh thường hơn 10 năm. Trong thời gian này, những triệu chứng thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện.

Những ai dễ bị ung thư cổ tử cung?

Những phụ nữ có một trong các yếu tố: quan hệ tình dục sớm, sinh con trước tuổi 17 tuổi, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm, hút thuốc lá cũng được coi là có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, nên cần phải được sàng lọc sớm hơn. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở phụ nữ mọi lứa tuổi.

Làm sao để nhận biết ung thư cổ tử cung?

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Chảy máu âm đạo bất thường. ... .

Dịch âm đạo bất thường. ... .

Đau khi giao hợp. ... .

Đau vùng chậu, đau lưng dưới. ... .

Khó chịu khi đi tiểu. ... .

Tiểu không kiểm soát. ... .

Rối loạn kinh nguyệt. ... .

Giảm cân không rõ nguyên nhân..