Hàng tồn kho được tính như thế nào

Kế toán kho nhất định phải biết rõ các phương pháp tính giá hàng tồn kho. Nếu bạn chưa nắm rõ các phương pháp tính giá hàng tồn kho này hãy tham khảo bài viết hướng dẫn nghiệp vụ do kế toán trưởng tại trung tâm Lê Ánh trình bày tại đây nhé.

>>>xem thêm: Tài sản cố định thuê tài chính là gì?

I. Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp tính giá hàng tồn kho

Bộ tài chính ban hành thông tư 200.2014/TT-BTC quy đinh cụ thể tại khoản 2 điều 23 về hàng tồn kho cụ thể như sau:

Hàng tồn kho là tài sản được mua để phục vụ  sản xuất hoặc bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. Các loại hàng tồn kho được phân loại cụ thể:

  • Hàng mua đang đi đường
  • Nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
  • Sản phẩm, chế biến dở dang
  • Thành phẩm, hàng hóa; hàng gửi bán
  • Những hàng hóa được lưu giữ tại kho của doanh nghiệp

Lưu ý: Khi hạch toán hàng tồn kho nếu tổng thời gian vận chuyển sản xuất, vận chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thì không được tính là hàng tổn kho mà hạch toán là tài sản dài hạn.

Các phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng với vật tư trang thiết bị và phụ tùng có thời gian trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất thì không được tính là hàng tồn kho trên bảng cân đối mà tính là tài sản dài hạn.

II. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho

 Bộ tài chính ban hành TT200/ 2014/TT-BTC hướng dẫn cụ thể 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho bao gồm:

  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước
  • Phương pháp đích danh
  • Phương pháp giá bản lẻ

TH1 . Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo kiểu đích danh

Quy định cụ thể tại điểm a khoản 9 TT200 như sau: “  Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.”

TH2. Tính giá hàng tồn kho theo kiểu nhập trước, xuất trước (FIFO)

Ở điểm C, khoản 9 Điều 23 quy định cách tính giá hàng tồn kho theo kiểu nhập trước, xuất trước áp dụng trên giả định là giá trị hàng tồn kho được tính mua hay sản xuất trước thì được xuất trước. Giá trị hàng còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được  tính mua hoặc dùng cho sản xuất đến thời điểm gần cuối kỳ. lớp kế toán ngắn hạn

Giá  hàng xuất kho  được tính theo giá lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu hoặc gần đầu kỳ.

Giá trị hàng tồn kho vào cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập kho tại thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối còn tồn. 

TH3. Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền

 Phương pháp tính giá hàng tồn kho cụ thể này được quy định tại điểm b Khoản 9 của điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Phương pháp bình quân gia quyền quy định giá trị từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của các loại hàng tồn đầu kỳ trong kho và giá trị từng loại hàng tồn còn lại được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
  • Phương pháp bình quân gia quyền được tính theo từng kỳ hoặc từng lô hàng nhập tùy theo điều kiện tài chính của đơn vị đó.

Kế toán căn cứ vào các phương pháp phù hợp để tính giá hàng tồn

TH4. Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá bán lẻ

Cách tính giá bán lẻ này quy định cụ thể tại điểm c Khoản 9 Điểu 23 Thông TT200/2014/TT-BTC như sau:  

Tính giá hàng tồn kho theo cách bán lẻ được áp dụng với lĩnh vực bán lẻ để tính giá hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận tương tự mà không sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác như các đơn vị kinh doanh siêu thị.

  • Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ hợp lý. Tỷ lệ này được tính đến trường hợp hàng bị hạ giá thấp hơn giá bán ban đầu.  Mỗi bộ phận sử dụng tỉ lệ tính giá riêng. Thường áp dụng cho các loại hình kinh doanh siêu thị vì nhiều loại hàng không thể áp dụng tính luôn được giá mặt hàng cụ thể phải xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Căn cứ doanh số bán ra tỷ lệ lợi nhuận biên, để xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.

Xem thêm: Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị có được đem góp vốn kinh doanh

III. Ví dụ minh họa phương pháp tính giá hàng tồn kho

Tại Công ty sản xuất Lê Ánh có thông tin các loại hàng tồn như sau:

  • Vật liệu tồn tháng 5: Là 300kg đơn giá 4000 đồng / kg
  • Ngày 5/6 nhập kho 400kg đơn gia 3.500 đồng / kg
  • Ngày 6/6 xuất kho 400kg
  • Ngày 10/7 nhập kho 200kg đơn giá 3.700 đồng/kg
  •  Ngày 21/10 xuất kho 200 kg/ đồng
  •  Yêu cầu tín giá nguyên vật liệu tồn trong tháng.

TH1 . Phương pháp tính giá hàng tồn kho nguyên vật liệu theo phương pháp  thực tế đích danh

–  Công ty xuấtt 400kg xuất kho ngày 6 có 400kg thuộc nhập vào ngày 5 và 300kg thuộc số hàng tồn đầu tháng

– 200kg xuất ngày 21 có 100kg thuộc lần nhập ngày 10 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng

Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng:

– Xuất vào ngày thứu 6: (100 x 4.000) + (300 x 3.500) =  1.450.000 đồng

– Tính giá xuất kho ngày 21: (100 x 4000) + ( 100 x 3.700) =  770.000 đồng

TH2. Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Trị giá từng loại nguyên vật liệu xuất kho trong tháng là

– Ngày 6 là: (200 x 3.000) + (200 x 3.500) = 1.300.000 đồng

– Ngày 21 là  ( 100 x 4000 ) + ( 100 x 3.700 ) =  410.000 đồng

TH3: Tính giá theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền

Trường hợp áp dụng tính 1 lần vào cuối tháng:

ĐGBQ =( 300 x 4000 + 400 x 3500 + 200 x 3.700 ) : (300+ 400+200)= 3.711 đồng

Trị giá xuất kho trong tháng :

– Ngày 6 : 400 x 3.711 đồng = 1.484. 444 đồng 

– Ngày 21 : 200 x 3.711 đồng =  742.200 đồng

Áp dụng theo cách tính vào từng lần xuất, trước đó có nhập hàng vào.

 Đơn giá bình quân: ( 400 x 3500 + 200 x 3700) : (400+200) = 3.567 đồng 

 Vậy trị giá xuất ngày 6: 400 x  3.567 đồng = 1.426.800 đông

Vậy trị giá xuất ngày 21: 100 x 3.700 + 100 x  3.567 đồng = 1.096.700 đồng 

Trên đây là tổng hợp các phương pháp tính giá hàng tồn kho sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Bài viết được các kế toán trưởng giảng dạy tại lớp học kế toán tổng hợp thực hành tổng hợp và biên soạn. Để tìm hiểu thêm các vấn đề về kế toán hàng tồn kho các bạn tham khảo bài viết

Sai sót hay gặp trong kế toán hàng tồn kho

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể tham khảo khóa học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu của trung tâm kế toán Lê Ánh, liên hệ qua hotline: 0904 848855

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu thực tế được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: Phuong phap tinh gia hang ton kho theo tt200, phương pháp nhập trước xuất trước fifo, phương pháp thực tế đích danh, cách tính giá nhập trước xuất trước, phương pháp tính giá hàng tồn kho theo tt200, các phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm: Hàng mua đang đi trên đường, Nguyên liệu, vật liệu, Công cụ, dụng cụ, Sản phẩm dở dang, Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán, Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

1. Cách xác định giá trị hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính như thế nào

Theo chuẩn mực kế toán Số 02 - Hàng Tồn Kho thì:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc.

Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

2. Cách xác định giá gốc của Hàng Tồn Kho:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Trong đó:
* Chi phí mua

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
* Chi phí chế biến

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.

* Chi phí liên quan trực tiếp khác

Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.

3. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn "Chi phí thu mua" nêu trên

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho theo chế độ kế toán:
* Nguyên tắc chung:
-Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho thì được tính vào chi phí bán hàng.
- Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
*Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho liên quan đến xác định giá gốc tại thông tư 200/2014/TT-BTC:
- Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.

- Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Chi tiết xem tại đây: Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá - TK 413

- Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

*Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho liên quan đến xác định giá gốc tại thông tư 133/2016/TT-BTC:

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp:

+ Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;

+ Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;

+ Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

- Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, giá mua hàng tồn kho phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh để ghi nhận. Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán thì phần giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận hàng tồn kho.

Kế toán hàng tồn kho liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.

Chi tiết các bạn xem tại đây:Kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá

-Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Khoản tổn thất hoặc thiệt hại về hàng tồn kho do hư hỏng, lỗi thời không có khả năng thu hồi được sau khi trừ số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập (nếu có) được ghi vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

5. Cách xác định giá gốc của từng loại hàng tồn kho cụ thể:
*Nguyên liệu, vật liệu - Tài khoản 152: giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.

- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):

+ Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT.

+ Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

- Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.

* Công cụ Dụng cụ - Tài khoản 153: giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu
* Thành phẩm -Tài khoản 155:
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.

Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất sản phẩm.

- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.

- Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.

- Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”;

+ Chi phí bán hàng;

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
* Hàng Hóa - TK 156

Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,...), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí gia công, sơ chế.

- Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa.

* Hàng gửi đi bán - TK 157

Hàng gửi đi bán phản ánh trên tài khoản 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho. Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

- Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

- Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp,... chi hộ khách hàng.

* Hàng hóa kho bảo thuế - Tài khoản 158

- Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm lưu giữ tại Kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên liệu, vật tư dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó.

- Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để phản ánh số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật tư và hàng hoá theo từng lần nhập, xuất kho.

Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho