Các món ăn DÀNH cho người bị đột quỵ

Chế độ ăn khoa học và hợp lý sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe, giảm bớt sự tiến triển của bệnh. Vậy chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ là như thế nào?

Chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ cần được chú trọng để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Protein, chất béo và carbohydrate cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng. Bên cạnh đó, các bữa ăn cũng nên được chia nhỏ và nên ăn đa dạng các món ăn. 

1. Chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng

- Bánh mì, uống sữa lúa mạch hoặc bánh quy chấm sữa; cháo, súp như cháo trai, cháo hàu nên được chế biến cho bữa sáng. Sau khi ăn, nên bổ sung thêm các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép trái cây thành nước uống để cơ thể dễ hấp thụ.

- Cần đảm bảo thịt nạc mỗi ngày không quá 150g, cá, rau xanh, trái cây. Ngoài ra thịt bò chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. 

- Bệnh nhân nên ăn các loại rau củ như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống... Rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. 

- Thịt và rau nên luộc hoặc hấp, nên chú ý cho lượng dầu thực vật vừa phải, hạn chế tối đa dầu mỡ. 

- Ăn nhiều cá (mỗi tuần 2 - 3 lần) để thu nhận acid béo hệ Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu) có tác dụng bảo vệ mạch máu.

- Bổ sung trái cây, ăn các loại hạt hoặc chế biến ngũ cốc để uống vào chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ.

- Bệnh nhân đột quỵ nên uống sữa đậu nành hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống một cốc sữa đậu nành.

2. Chế độ ăn uống người bị đột quỵ nên tránh

- Không ăn hoặc chế biến thực phẩm quá nhiều muối vì muối sẽ làm tăng huyết áp, nguy cơ tái phát đột quỵ.

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.

- Hạn chế thực phẩm có đường như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo...

- Hạn chế các thức uống có cồn, rượu bia, không hút thuốc lá.

3. Những chú ý khi chăm sóc, hỗ trợ chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ

Cần chăm sóc, hỗ trợ chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ cẩn thận do họ thường gặp phải chứng rối loạn nuốt, dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm phổi và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

- Thức ăn của người bệnh cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu có triệu chứng nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn.

- Nếu người bệnh có ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn (do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn).

- Cần ngồi thẳng khi ăn, uống thuốc, súc miệng.

- Nếu bệnh nhân không thể tự ngồi, người nhà nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái. Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao.

- Sau khi ăn 30 phút, người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui để tránh trào ngược.

*Lưu ý: 

- Chỉ cho người bị đột quỵ ăn uống khi tỉnh táo:

- Khi ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.

- Nuốt 2 - 3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.

- Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài).

- Không nói khi đang nhai và nuốt.

- Nếu người bệnh khó mở miệng, người nhà dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh.

- Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.

- Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của người bệnh tai biến mạch máu não. Bên cạnh việc nên ăn những món có khả năng hỗ trợ, người bị bệnh đột quỵ tránh ăn những loại đồ ăn sau để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Tai biến hay còn được gọi là đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho việc cung cấp máu lên não bị ngưng trệ đột ngột.

Với chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh lấy lại được sức khỏe và cải thiện được chất lượng cuộc sống sau điều trị. Tuy nhiên, nếu ăn phải những thực phẩm có hại khi điều trị, bệnh tình có thể sẽ trở nên nặng hơn và có nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Vậy bệnh nhân đột quỵ tránh ăn những thực phẩm như thế nào?

1.  Muối là loại gia vị đầu tiên mà người bị bệnh đột quỵ tránh ăn nhiều

- Thành phần natri trong muốn ăn mặn làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, .…

- Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây nên tình trạng tắc nước tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp và đột quỵ. Chính vì vậy, bệnh nhân đột quỵ tránh ăn đồ mặn, nên ăn nhạt vừa phải.

2. Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Một số loại chất kích thích điển hình như bia rượu, cà phê, thuốc lá là những chất làm tăng nguy cơ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị. Để có kết quả tốt trong quá trình điều trị người bị bệnh đột quỵ tránh ăn, tuyệt đối kiêng những chất này.

3. Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo

- Transfat là một loại chất béo nguy hiểm có sức khỏe của chúng ta bởi thành phần này có thể gây tắc động mạch, đẩy cao mức tập trung lipit, cholesterol xấu trong máu và hạ thấp hàm lượng cholesterol tốt.

- Mỡ động vật, thịt mỡ và các món xào, đồ chiên rán chứa chất béo no, sữa đặc có đường, bơ, nội tạng động vật như lòng, dồi,… là những thực phẩm có hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng các thực phẩm này thường xuyên sẽ tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát tai biến, rất nguy hiểm. Người bị bệnh đột quỵ nên tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo này.

4. Thực phẩm chế biến sẵn cũng là loại thực phẩm người bị bệnh đột quỵ tránh ăn

- Các loại thực phẩm chế biến sẵn chúng ta hay sử dụng hàng ngày như thịt xông khói, xúc xích, … thường chứa nhiều natri và chất bảo quản trong thành phần của mình. Natri nitrat và nitrit trong những loại thực phẩm này có tác động trực tiếp gây nên sự tổn hại mạch máu, khiến các động mạch cứng và hẹp lại.

- Natri có mặt trong các loại thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh đột quỵ. Các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa natri nhưng chúng lại có hương thơm và mùi vị hấp dẫn nên được rất nhiều người lựa chọn, người bị đột quỵ tránh ăn chúng sẽ tốt hơn.

5. Người bị bệnh đột quỵ tránh ăn, không nên ăn nhiều thịt đỏ

- Trong thành phần của thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn các chất béo bão hòa cao, không tốt cho những người muốn phòng tránh bệnh tim và đột quỵ. 

- Những người thường xuyên sử dụng thịt đỏ trong chế độ hàng ngày có nguy cơ bị tăng chứng đột quỵ rất cao. Nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ khi dùng thịt đỏ là do thành phần chất béo bão hòa có mặt trong thịt đỏ gây ra hiện tượng tích tụ mảng bám protein, làm tắc nghẽn động mạch dễ dẫn đến đột quỵ và bệnh tim.

- Hemoglobin – là chất đem lại hàm lượng sắt quá cao có trong thịt đỏ cũng chính là nguyên nhân gây đột quỵ. Tuy nhiên không nên ngưng sử dụng thực phẩm này trong thực đơn mà hãy điều chỉnh lượng sử dụng thích hợp, người bị bệnh đột quỵ tránh ăn quá nhiều thực phẩm này.

Tai biến mạch máu não là căn bệnh xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Tuy bệnh này khó kiểm soát và khó có thể chữa khỏi nhưng nếu biết cách tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì vẫn có thể hạn chế sự tiến triển và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Các món ăn DÀNH cho người bị đột quỵ

Cần có chế độ ăn uống hợp lý cho người bị tai biến mạch máu não

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bị đột quỵ

-Lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g/kg cân nặng/ngày. -Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não. -Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày.

-Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

Chế độ ăn giành cho người bị đột quỵ

-Ăn hạn chế muối: Nếu bệnh nhân tai biến ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp. Nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối cần đủ trong chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp trong một ngày nên từ khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn).

-Ngoài ra, người già mắc bệnh tai biến nên ăn hạn chế: chất bột đường, giảm lượng calo đưa vào, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các phủ tạng động vật (óc,tim, gan, bầu dục, lòng đỏ trứng gà), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay mỡ, ăn thêm lạc, vừng trong chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chú ý tăng cường vận động thể lực vừa sức để giảm bớt trọng lượng.

 -Những món ăn nên bồi bổ cho bệnh nhân tai biến như: thức ăn giàu Kali có nhiều trong rau quả như khoai và đậu đỗ, rau dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, carot, xà lách, đậu cove, giá đỗ, cải xoong, cà chua, cam ,chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu. Nên ăn những thịt có chứa ít chất béo trong chế độ ăn uống của bệnh cao huyết áp như: thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn, cá nạc, đậu đỗ.

Các món ăn DÀNH cho người bị đột quỵ

Ăn nhiều thức ăn giàu Kali có nhiều trong rau quả

Một số lưu ý

-Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

-Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…

-Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, cần kết hợp thêm chế độ tập luyện để tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể. Đối với những người sau tai biến, cần kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến để có thể phục hồi nhanh hơn tại nhà hay các phòng tập vật lý trị liệu,trở lại với các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Xem thêm các chủ đề:

Tag: