Các kiến thức nền tảng về ngân hàng

Trong ngân hàng, giao dịch viên là cầu nối, là người trực tiếp đem sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng. Bởi vậy, là một giao dịch viên ngân hàng giỏi; bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Mỗi ngân hàng lại có những mục tiêu hoạt động khác nhau. Vì vậy có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, đối với các giao dịch viên ngân hàng vẫn đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức cơ bản. Không phải ngẫu nhiên mà trên các bản tin tuyển dụng của các ngân hàng; vị trí giao dịch viên đều có những yêu cầu có sự tương đồng.

Để trở thành giao dịch viên cần phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản sau: kiến thức nền tảng về ngân hàng, kỹ năng mềm và lợi thế về ngoại hình. Có thể thấy rằng, kiến thức không phải là yêu cầu lợi thế; mà là yêu cầu bắt buộc mà nếu bạn yêu thích công việc này

Giao dịch viên là nghề “làm dâu trăm họ”, nhiều rủi ro nhưng lương thấp

Theo như những gì chúng ta thấy, giao dịch viên ngân hàng đa số là những người có ngoại hình dễ nhìn, thu hút khách, ăn mặc lúc nào cũng chỉnh chu, nên người ta vẫn hay vui miệng nói là nghề “mặt hoa da phấn”, được làm việc trong môi trường tiện nghi, chuyên nghiệp.

Giao dịch viên là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, giải đáp thắc mắc; cũng như thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong khả năng của mình. Với mục đích chung là cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng tới được với khách hàng. Hầu hết mọi người đều nghĩ công việc này rất nhàn nhã. Tuy nhiên, phải chia sẻ của những người nằm trong ngành này mới thấu hiểu hết những vất vả mà họ gặp phải

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH GIAO DỊCH VIÊN GIỎI

Giao dịch viên ngân hàng là nghề làm dâu trăm họ. Họ phải thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu của rất nhiều khách hàng hằng ngày. Với nghĩa vụ phải hoàn thành những công việc ấy; thì tất yếu phải đòi hỏi các giao dịch viên có kiến thức nghiệp vụ phù hợp.

Bước đầu trở thành một giao dịch viên, bạn cần đảm bảo những yêu cầu chung như sau:

Nắm bắt, hiểu rõ được nền tảng cơ bản về kế toán ngân hàng, kho quỹ.

Có nền tảng kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh.

Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Bên cạnh đó, giao dịch viên giỏi cần làm gì để giải tỏa được áp lực về doanh số và cải thiên được thu nhâp?

Giao dịch viên nên tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng là gì. Chủ động giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm hiện có của ngân hàng mình, khơi gợi cho khách hàng.

Tận dụng các cơ hội bán cao hơn. hãy cố gắng bán nhiều hơn kế hoạch mua ban đầu của khách. Bạn không nên thu động chờ khách.

Ngoài ra, bạn cũng cần liên tục nâng cao kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn để tránh rủi ro cũng như trở nên chuyên nghiệp hơn. Cụ thể là:

Hiểu các sản phẩm trong ngân hàng mình và ngân hàng đối thủ. Chỉ khi thấu hiểu hết được các sản phẩm của ngân hàng mình; giao dịch viên mới có thể đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Hiểu các quy định nội bộ/ chính sách về khách hàng, dịch vụ. Nếu không hiểu rõ những quy định, chính sách ấy; thì việc khách hàng mất lòng tin với ngân hàng là điều dễ dàng xảy đến.

Biết phân biệt tiền thật, tiền giả, hiểu về luật chống rửa tiền và gian lận trong kho quỹ. Vốn dĩ, hoạt động liên quan đến tiền bạc luôn chứa đựng những rủi ro không thể lường trước. Chính vì vậy, đây là yêu cầu cần thiết để hạn chế rủi ro không đáng có đối với các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh những kỹ năng cần có thì những phẩm chất sau đây cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp nhân viên ngân hàng có thể bám trụ được lâu trong ngành này:

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Thích những công việc văn phòng, ít phải đi lại
  • Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
  • Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc.
  • Có thái độ cầu thị trong công việc

Tóm lại, với sự đơn giản là sự vui vẻ nhiệt tình chu đáo và thật thà. Mỗi nhân viên giao dịch cũng sẽ tạo cho mình một thương hiệu cá nhân. Từ đó thu hút lượng khách hàng quen thuộc đến ngân hàng.

Các kiến thức nền tảng về ngân hàng

1. Lương bổng

Khoảng cách thu nhập giữa những nhân viên hoạt động trong ngành Ngân hàng và Tài chính so với các ngành nghề khác đã được giảm bớt trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, đây vẫn là ngành kinh doanh có nhiều lợi nhuận tiềm tàng nhất. Các nhân viên có thể có được mức thưởng bằng 100% lương cơ bản.

Huấn luyện và phát triển

Các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực ngân hàng và tài chính đặt ra yêu cầu rất cao đối với nhân viên của mình, họ phải là những người có tài năng thực thụ cộng với lòng ham muốn được phát triển nghề nghiệp và các kỹ năng. Chính vì thế mà các nhà quản lý thường tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhân viên có thể tiến xa hơn trong nghề nghiệp của mình.

Thông thường, các ngân hàng đầu tư thường đưa ra các đãi ngộ sau:

  • Huấn luyện sản phẩm, kỹ năng trình này và ngôn ngữ
  • Huấn luyện sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc như: Excel, Acess, kế toán…
  • Phát triển các kỹ năng chuyên môn bao gồm: Báo cáo lãi & lỗ, phát triển hệ thống, kế toán đa đơn vị tiền tệ và báo cáo điều tiết dòng tiền.
  • Chính sách luân chuyển công việc, cho phép nhân viên xoay vòng ở tất cả các phòng ban trong ngân hàng nhằm xây dựng các kiến thức và quan hệ.

Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các hóa huấn luyện và cơ hội ( hỗ trợ về tài chính) cho các nhân viên của mình để có được bằng cấp cao hơn như SFA, IMRO, PIA, MBA và các chứng chỉ về tài chính.

2. Thách thức về sự nhanh nhạy và tính cơ động về nghề nghiệp

Công việc trong ngành Ngân hàng

Dù bạn quyết định gia nhập vào phòng ban nào của ngân hàng, điều có thể chắc chắn là bạn sẽ làm việc trong một đội hình đa kỹ năng. Điều này tạo ra một nền văn hóa chia sẻ các ý tưởng và kiến thức xuyên suốt thị trường quốc tế và các bộ phận doanh nghiệp.

Hoạt động trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng thường xuyên phải cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp. Nhân tố bảo đảm cho sự thành công của một ngân hàng thương mại chính là nguồn nhân lực luôn sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với các thách thức về chuyên môn trong một ngành kinh doanh quá rộng lớn hay vô số các vấn đề đòi hỏi kỹ năng phân tích. Ngoài ra, bạn phải hiệu rằng những việc bạn đang làm sẽ có ảnh hưởng rất rộng lớn và lâu dài.

Bạn sẽ phải học tập và rèn luyện không ngừng nếu muốn tiến bộ. Ngay từ giai đoạn đầu, bạn đã phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận các thử thách, sự thăng tuyến, chuyển phòng ban làm việc hay thậm chí phải làm việc xa nhà.

Ngân hàng là ngành công nghiệp mang tính chất toàn cầu. Không giống như các ngành công nghiệp khác, ngân hàng tự bản thân nó đã mang tính toàn cầu. Các dịch vụ của ngân hàng đã vượt ra khỏi biên giới địa lý của một quốc gia để đến với tất cả các khách hàng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng đầu từ lớn đều có hoạt động ở tất cả mọi nơi trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Châu Á… Môi trường làm việc của ngành ngân hàng vô cùng năng động, đến với mọi nến văn hóa, kinh tế và tiền tệ.

3. Hỗ Trợ Về Công Nghệ Thông Tin Và Hạ Tầng Cơ Sở

Công việc trong ngành Ngân hàng

Tính chất toàn cầu của ngân hàng đặt ra nhu cầu về chia sẻ thông tin vô cùng phức tạp. Đầu tư và hỗ trợ về công nghệ thông tin là đòi hỏi tất yếu để ngân hàng cò thể liên kết được mạng lưới rộng lớn của mình và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vì thế họ luôn đầu tư các công nghệ mới nhất, bạn sẽ tận dụng được lợi thế này khi làm việc trong ngành ngân hàng.

Ngân hàng thường cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn, tuy nhiên có thể chia thành các nhóm sau:

Phân tích sản phẩm

Quản lý tài chính

Phân tích vốn tự có và quỹ dự trữ
Quản lý rủi ro

Dự án

Tổng kết rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Tài chính liên hiệp 

4. Phân tích sản phẩm

Tổng quan: Phân tích sản phẩm được đặt vào vị trí “văn phòng trung tâm” và được đánh giá là kiến thức cốt lõi trong ngân hàng (văn phòng phía trước). Văn phòng phía trước sẽ làm việc trực tiếp với các nhà kinh doanh, trong khi bạn sẽ chịu trách nhiệm phân tích và cung cấp các số liệu hàng ngày. Bạn có thể phải phân tích rất nhiều sản phẩm từ đa dạng đến phức tạp. Bạn sẽ học được rất nhiều từ môi trường này và tự xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá và xử lý công việc.

Nến tảng kiến thức: Bạn cần phải có kết quả học tập từ khá trở lên (ngân hàng thường quan tâm đến các ứng viên có khả năng đặc biệt về toán học), có thể đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học. Do tính chất đặc thù của công việc này, bạn cần phải chứng tỏ năng lực và kỹ năng giao tiếp xuất sắc.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Phân tích sản phẩm, quản lý rủi ro, quản lý ngân quỹ, phân tích vốn tự có, quản lý tài chính và thương mại.

5. Quản Lý Tài Chính

Công việc trong ngành ngân hàng

Tổng quan: Quản lý tài chính trong ngân hàng hoàn toàn khác so với các doanh nghiệp thông thường. Khối lượng tiền tệ và thông tin khổng lồ giao dịch hàng ngày đòi hỏi phải được theo dõi và lập báo cáo gắt gao. Bạn phải lập hàng loạt các báo cáo về phát triển, phân tích, dự án hàng tháng và hàng quý. Các quyết định được rút ra từ thực tiễn và thông tin bạn cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định. Bạn phải theo sát sự chuyển động của ngân hàng mình, tất cả các báo cáo và nghiệp vụ thương mại đều được một cơ quan quyền lực theo dõi và điều hành.

Nền tảng kiến thức: Bạn phải có được một nền tảng học vấn tốt và chứng tỏ sự tiến bộ không ngừng trong nghề nghiệp. Bạn cần phải có các kiền thức thực tiễn về hệ thống kế toán cùng với kiến thức toán học và các kỹ năng giao tiếp khác.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Phân tích kinh doanh, quản lý sản phẩm, phát triển hệ thống, hỗ trợ thương mại.

6. Phân tích vốn tự có và quỹ dự trữ

Tổng quan: Công việc đòi hỏi bạn phải cung cấp các bản phân tích chi tiết về các lĩnh vực kinh tế khác nhau cũng như đưa ra các quyết định sắc sảo. Vai trò này chỉ tồn tại trong các ngân hàng đầu tư, nhà quản lý quỹ đầu tư, hay các nhà môi giới chính khoàn. Bạn sẽ vận dụng các công cụ phân tích khác nhau như: xu hướng thị trường, chất lượng quản lý, hồ sơ và các nguồn thông tin khác. Vay trò của bạn sẽ luôn thay đổi do tính chất toàn cầu của ngân hàng.

Nền tảng kiến thức: Bạn cần phải có kiến thức vững vàng và khả năng giao tiếp thành thục, chỉ có những người giỏi nhất mới có thể thành công trong lãnh vực này.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Thường thì những nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này sẽ trở nên chuyên môn hóa. Chính họ sẽ trở thành những nhà đầu tư.

7. Quản Lý Rủi Ro

Tổng quan: Các kỹ thuật tính toán phức tạp và mang tính quy ước thường được dùng để nhận biết các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bạn sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà kinh doanh, theo dõi các giới hạn và tổng kết lãi, lỗ hàng ngày. Bạn sẽ tự giả định các tình huống để phân tích ước lượng xem sẽ thua lỗ bao nhiêu nếu thị trường thay đổi, tiên đoán về các rủi ro và so sách các phương pháp giả định rủi ro khác nhau.

Nền tảng kiến thức: Lãnh vự này dành riêng cho những người đam mê toán học. Đây là một vị trí mà đối với các Thạc sĩ hay tiến sĩ cũng vô cùng thú vị và đầy thách thức.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Trong rủi ro cũng ẩn chứa nhiều cơ hội, vì thế trí tuệ của bạn sẽ được nâng cao không ngừng.

8. Dự Án

Tổng quan: Các dự án của ngân hàng bao quát nhiều lãnh vực, chúng rất đa dạng, nhắm vào các vấn đề mang tính chiến lược và mưu lược. Bạn phải hoàn thành công việc đúng hạn và có trình độ tổ chức cao, trái lại bạn sẽ thu thập được nhiều kiến thức không chỉ trong ngành ngân hàng. Đây là một vị trí lý tưởng cho các ứng viên thích giải quyết các vấn đề, sử dụng kỹ năng phân tích và “bổ sung các giá trị”. Những người có kỹ năng hệ thống giỏi sẽ thành công trên lãnh vực này.

Nền tảng kiến thức: Bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc và thể hiển khả năng quản lý dự án. Ngoài ra, vị trí này cũng đòi hòi khả năng làm đa công việc, chịu áp lực cao và khả năng giao tiếp xuất sắc.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Con đường công danh mở rộng cho bạn. Bạn sẽ trở thành người tái kiến thức doanh nghiệp, Giám đốc dự án chiến lược và dài hạn.

9. Tổng kết rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Tổng quan: Ngân hàng đòi hỏi bạn không chỉ làm việc như một nhân viên kiểm toán bình thường. Vị trí này rất lý tưởng cho những ai mới bước chân vào ngành nghề này, bạn sẽ biết ngân hàng hoạt động như thế nào và định hướng cho sự phát triển tương lai của mình. Hàng ngày, bạn sẽ phải làm việc với các giám đốc cấp cao, các doanh nghiệp và bộ phận quản lý. Bạn sẽ hiểu được cấu trúc tổ chức, chu trình, hệ thống, các hoạt động kinh doanh và dự án. Công việc này sẽ giúp bạn có được các kiến thức về rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm khác nhau như: rủi ro thị trường, rủi ro do danh tiếng, rủi ro do điều chỉnh và rủi ro tín dụng.

Nền tảng kiến thức: Bằng tốt ngiệp hạng giỏi, kỹ năng giao tiếp/ thương lượng.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Các ý tưởng về hỗ trợ sản phẩm, hỗ trợ rủi ro, hỗ trợ dự án, hỗ trợ đầu tư.

10. Tài chính liên hiệp 

Tổng quan: Một trong số các lĩnh vực hàng đầu của bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào là liên kết , thu mua, quản lý thanh lý, tư nhân hóa và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. Làm việc trong một môi trường đầy áp lực như thế, bạn sẽ nhận thấy đây là một ngành kinh doanh đầy thử thách tuy nhiên bạn cũng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng (trí tuệ và tài chính)

Nền tảng kiến thức: Bạn sẽ cần một bằng đại học hạng xuất sắc của một trường đại học danh tiếng, niềm đam mê làm việc. Bạn cần phải có một kiến thức sâu rộng và diện mạo chuyên nghiệp để làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao.

Tiến bộ trong nghề nghiệp: Thành thục trong công tác lãnh đạo, quản lý các mối liên hệ và phát triển các cơ hội mới, quãn lý quỹ dự trữ hay quỹ đầu tư mạo hiểm.