Bully là gì trên Facebook

Chúng ta vẫn thường truyền tai nhau câu nói mạng là ảo nhưng yêu thương là thật" như một lời khẳng định cho những mặt tích cực mà mạng xã hội đem đến. Tuy nhiên, dường như ta quên mất rằng không gian ảo cũng lấy đi không ít thứ. Với nhiều người thì đó là thời gian, công sức, tiền bạc. Nhưng với một số người thì đó lại là sự tự tin, lòng tự trọng hoặc thậm chí là cả một mạng sống.

Bye Bye Bully (#byebyebully) là một campaign được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ về vấn nạn bắt nạt online (cyber bully). Cho dù có là nạn nhân hay là một kẻ bắt nạt ẩn sau màn hình máy tính đang chật vật tìm cách quay đầu đi chăng nữa thì tại đây, bạn đều sẽ được lắng nghe và nhận được sự giúp đỡ.

Cyber bully - câu chuyện về những con dao vô hình

Năm 2004, chick flick Mean Girls" lần đầu ra mắt và tạo nên cơn sốt trên toàn cầu. Đến tận bây giờ, những cô nàng lắm chiêu đến từ tác phẩm này vẫn là hình ảnh mang tính biểu tượng và có tính gợi nhớ sâu sắc đến những mảng tối của học đường. Bạn biết vì sao nó hot như thế không? Là vì nhờ Mean Girls" mà lần đầu người ta mới nhận ra hai từ bắt nạt" không chỉ là những đánh đấm tay chân hay giật tóc móc mắt thông thường, mà còn bao gồm cả những lời nói độc địa, những tin đồn thất thiệt hay cả những câu đùa giỡn không hề vô tư.

Bully là gì trên Facebook

Sau đúng 15 năm, Regina George - nàng Queen Bee ích kỷ của Mean Girls" đã được nhân bản lên thành hàng triệu phiên bản khác nhau và xuất hiện dưới danh từ chung cư dân mạng". Còn Burn book - cuốn sổ ghi lại tất cả những điều xấu xí nhất về người khác trong bộ phim chính là tiền đề cho các nền tảng mạng xã hội (MXH) bây giờ - một môi trường đẹp đẽ, sáng tạo nhưng cũng không kém phần tinh vi và ẩn chứa nhiều góc tối.

Vì không có những tổn thương hữu hình và tức thời nên một bộ phận người trẻ vẫn cho rằng bắt nạt online chả có gì là nghiêm trọng. Vài ba câu nói thì có gì mà ghê", block nó đi là xong", yếu thế, mỗi vậy đã phải kêu"... - đây chỉ là số ít những câu khuyên răn phổ biến mà chúng ta thường được nghe mỗi khi ai đó chia sẻ họ đang chật vật với những kẻ giấu mặt sau màn hình.

Bully là gì trên Facebook

Nhưng có thật là mọi thứ chỉ dễ như một cái búng tay?

Ninh Tito là cái tên không còn xa lạ với giới trẻ Việt, đặc biệt là những ai đam mê các nội dung liên quan đến ẩm thực & quán xá. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng đằng sau vẻ ngoài tươi cười, giàu năng lượng kia là những tháng ngày khổ sở vì loạt bình luận ác ý, miệt thị của anh chàng. Trong một video chia sẻ về nghề sáng tạo nội dung, Ninh Tito tiết lộ rằng ngay cả khi đã dùng bộ lọc thông minh của Youtube thì mỗi ngày anh chàng vẫn nhận về trung bình từ vài chục đến vài trăm comment body-shaming thậm tệ như Thằng bê đê", môi chề như ***, xấu như *** mà làm Youtuber". Bản thân là một người khá cứng và tích cực nhưng Ninh Tito vẫn mất một khoảng thời gian dài để học cách cân bằng.

Bully là gì trên Facebook

Cách đây không lâu, một cô bạn tên P.A từng trở thành mục tiêu dẫm đạp của cư dân mạng Việt Nam chỉ vì phong cách thời trang khác biệt. P.A chia sẻ: Mình phải lòng phong cách Mori Girl từ cách đây hai năm. Mình đã rất tự hào khi được làm một mori girl. Nhưng đây là một trải nghiệm khá buồn mà mình đã không may gặp phải.

Vào ngày 1/5, lúc đó mình đang trở về từ chỗ làm và đứng trên đường chờ bạn tới đón. Có một cô gái nào đó đã chụp lén mình lại từ phía sau mà không hề xin phép rồi sau đó đăng tải lên Facebook với lời bình "Tối qua 11h ở cây xăng Tây Sơn. Bây giờ giới trẻ ăn mặc khác bọt thật. Bình luận bên dưới: "Nhìn giống ma thế!", "Thảm họa thời trang", "Mặc thế này mà tham gia giải Mặc Xấu Toàn Cầu thì thắng chắc", "em gái này nghĩ mình đẹp lắm khi bận bộ đồ này kèm với biểu cảm như thế", "Đứng trong chỗ tối chắc sợ lắm nhỉ hahaha". Thật kì cục đúng không? Mình đã rất buồn.

Phỏng vấn Khả Ngân cho chiến dịch #ByeByeBully

Phỏng vấn Khả Ngân cho chiến dịch #ByeByeBullyNinh Tito hay P.A chỉ là 2 câu chuyện rất nhỏ cho thấy hiện trạng bắt nạt online tại Việt Nam đang hoành hành như thế nào. Nhờ có tinh thần thép và những người thân bên cạnh động viên mà cả 2 đã phần nào vượt qua được những tổn thương ấy, nhưng không phải tất cả những nạn nhân đều may mắn như vậy.

Năm 2012, chỉ có 14% người trẻ từng là nạn nhân của cyber bully nhưng đến năm 2019, con số này đã tăng đến 37%, và có đến 30% đã có trải nghiệm này nhiều hơn 2 lần. Đáng quan ngại hơn, theo thống kê của trang dosomething.org, tỉ lệ tự tử/ gây tổn thương bản thân của những người trẻ từng bị bắt nạt online cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Chẳng cần phải là một người của công chúng, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của cyber bully ngay cả khi chỉ là một cô cậu học sinh bình thường, vô tội. Vì không nhìn thấy nhau và cũng chẳng phải chịu trách nhiệm cho lời nói của mình nên người ta thoải mái hành xử như một "côn đồ MXH".

Bully là gì trên Facebook

Khẩu nghiệp - niềm vui mang tính thời thượng hay thói quen xấu đang ngày càng bành trướng?

Tại Việt Nam, cyber bully được núp dưới một cái bóng nghe có vẻ thời thượng và vô hại: Khẩu nghiệp. Thậm chí trong tư tưởng của nhiều người, đây còn là tiêu chuẩn mới cho sự cá tính, khác biệt. Biết khẩu nghiệp bây giờ cũng giống như biết nói tiếng Anh hay chỉnh ảnh sành sõi bằng VSCO Cam - trở thành một skill phân định chất riêng". Rằng giữa một đám đông, ai là người có thể thốt ra những lời độc địa nhất, sát thương nhất thì đó tự dưng trở thành kẻ chiếm spotlight.

Bully là gì trên Facebook

"Con người được sinh ra để vui. Nếu họ không vui được về cái đẹp của bản thân thì sẽ vui về cái xấu xí của người khác" - Franz Schonthan Von Pern Waldt.

Chẳng vậy mà cứ mỗi mùa Fashion Week, chúng ta lại thấy vô vàn bình luận chê bôi, giễu cợt những bộ trang phục của cả người thường lẫn celeb. Những fanpage/ trang cá nhân của người nổi tiếng luôn là tâm điểm cho những màn phô diễn sự xấu tính vì người nổi tiếng ít ai có thói quen đôi co qua lại, phần vì nơi đây luôn có sẵn một lượng khán giả nhất định. Nếu không thì đó có thể là một fanpage cộng đồng, một trang tổng hợp thông tin hoặc trang cá nhân của một người chẳng may vì lí do gì đó lọt vào tầm ngắm.

Làm một cú search nhẹ trên Facebook và chỉ mất 2s để trả về ít nhất 10 fanpage/ hội nhóm có cụm từ khẩu nghiệp", và cái nào cũng có từ 50-200k thành viên. Từ một hành động làm để giết thời gian, biến tướng này của cyber bully đã trở thành một phong cách sống. Người tung kẻ hứng. Càng nhiều người diễn lại lắm kẻ xem. Đến mức hóng khẩu nghiệp cùng những comment đại loại như tôi đến đây hơi sớm", vẫn chưa có gì à"... đã là một phần không thể thiếu dưới những bài đăng ở trang cộng đồng hoặc tường nhà người nổi tiếng.

Bully là gì trên Facebook

Sơn Tùng nổi tiếng với câu nói Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được". Cái không ai chịu được ở đây bao gồm cả áp lực trước những rủa xả của anti-fan. Trong một buổi gặp gỡ fan, Sơn Tùng từng khiến MC giật mình khi hỏi: "Nhảy từ trên này xuống thì có chết không?". Sơn Tùng chia sẻ thêm rằng trước áp lực dư luận, anh không biết phải tiếp tục thế nào khiến từng có ý định tiêu cực. Thủy Tiên, Huỳnh Lập, Hương Tràm, Nam Em đều là những người nổi tiếng từng trải qua cảm giác tương tự. Tại Hàn Quốc, chúng ta còn có những IU, Taeyeon, BLACKPINK, BTS, BIGBANG... Nhưng có lẽ sẽ không ví dụ nào điển hình hơn cho mức độ khủng khiếp của cyber bully như sự ra đi của Sulli.

Bully là gì trên Facebook

Bắt nạt trên mạng không kết thúc khi bạn tắt máy tính/ điện thoại, hoặc chặn tin nhắn đến. Nó vẫn luôn ở đó, lởn vởn không biến mất.

Giống như RM - trưởng nhóm BTS chia sẻ: Tôi đọc một bình luận ác ý trong 5 giây, nghĩ đến giờ trong 5 giờ hoặc có khi là 5 ngày sau đó". Hay như nhận định của Monica Lewinsky - người được coi là nạn nhân đầu tiên của hiện tượng lăng nhục công cộng ở thời kỳ công nghệ số: "Độc ác với người khác không phải là cái gì mới. Nhưng trên mạng, với công nghệ hỗ trợ, sự lăng nhục được phóng đại lên, không bị kiềm chế, và ở đó mãi mãi".

Những con số biết nói về nạn bắt nạt qua mạng:

23% người trẻ từng nói những lời mang tính tổn thương, xúc phạm hoặc xấu tính đến ai đó trên MXH.

42% những bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBTQ+ từng bị bắt nạt thông qua MXH.

Instagram là platform có tỉ lệ người trẻ bị bắt nạt/ nói xấu nhiều nhất hiện nay với 42%.

60% người trẻ từng chứng kiến những màn cắn xé nhau bằng lời nói trên MXH. Hầu hết đều nhắm mắt làm ngơ vì không cho rằng đó là chuyện của mình.

Kiên nhẫn và thấu hiểu - hai thứ mà chúng ta cần nhất lúc này!

Cyber bully cũng giống như... giảm cân - không phải chuyện có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Bạn không thể vỗ vai bảo một người chuyên lấy việc dọa nạt người khác trên mạng là đừng làm như vậy nữa nhé" và yên tâm rằng họ sẽ thay đổi. Cũng không thể buông ra những câu động viên hời hợt như không sao đâu, mọi chuyện sẽ ổn" với những ai đã và đang là nạn nhân từ những đao búa vô hình ấy. Thay đổi thói quen hay chữa lành tổn thương đều là những việc cần rất nhiều sự kiên nhẫn, thấu hiểu và cả yêu thương.

Bully là gì trên Facebook

Thay vì cố gắng thay đổi hành động, cảm xúc, chúng ta cần tìm hiểu xem những thứ ấy rốt cuộc xuất phát từ đâu. Người đi bắt nạt chưa chắc là vì họ ác độc, rất có thể chỉ vì bên trong họ đang tổn thương, họ thiếu một niềm vui, thiếu một người để lắng nghe, để "xả" những giận dữ, buồn phiền ấy. Nhưng không thể dùng một nguồn năng lượng tiêu cực để dập tắt một nguồn năng lượng tiêu cực khác. Cũng không thể tìm "đường tắt" để sửa chữa, phục hồi những thứ vốn đã chệch đường ray. Cách duy nhất để tạo nên sự khác biệt đó là lắng nghe, cảm thông và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp.

Cyber bully tại nước ngoài từ lâu đã là một vấn đề nhận được sự quan tâm. Nhiều tổ chức và hội nhóm được thành lập để hỗ trợ người trẻ vượt qua cơn ác mộng này. Thậm chí tại Mỹ và Canada còn có một đường dây nóng tên Crisis Text Line chuyên nhận thông tin và giúp đỡ ngay lập tức những ai đang kẹt trong khủng hoảng. Tuy nhiên giới trẻ Việt Nam lại chưa có nhiều "chiếc phao" như vậy. Chưa nói đến việc nhận được sự giúp đỡ, đến ngay cả những kiến thức cơ bản về bắt nạt online không phải ai cũng biết.

Bully là gì trên Facebook

Đó là lý do vì sao #ByeByeBully được ra đời. Đây là một campaign được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ về vấn nạn bắt nạt online (cyber bully). Từ hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu hành trình đó! Với #ByeByeBully, tất cả sẽ cùng được nhìn lại bắt nạt online đã len lỏi vào cuộc sống và trở thành thói quen như thế nào, từ đó học cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đồng thời sử dụng MXH thông minh, an toàn hơn.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Bully là gì trên Facebook