Bệnh viện bạch mai có thanh toán bằng thẻ không năm 2024

- Ngày 13/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Sơ kết 6 tháng thực hiện “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015”.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền cho biết, thực hiện quyết định số 2453/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015” và Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh để đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả và đồng chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Ngân hàng Vietinbank xây dựng thành công giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Đây là dịch vụ thanh toán mới, hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, lần đầu tiên triển khai trong hệ thống các bệnh viện và ngân hàng tại Việt Nam.

Bệnh viện bạch mai có thanh toán bằng thẻ không năm 2024

Nhân viên VietinBank tư vấn cho bệnh nhân thanh toán tiền viện phí qua thẻ ATM. Ảnh: ĐT

Sau 6 tháng triển khai, đã có hơn 110.000 bệnh nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí qua Vietinbank; hơn 30.000 bệnh nhân được cấp thẻ khám bệnh – thanh toán viện phí và số lượng bệnh nhân sử dụng thẻ tái khám ngày càng tăng. Thời gian cao điểm, đơn vị Khám bệnh theo yêu cầu cơ sở 2 của Bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho khoảng 400 bệnh nhân/ngày; tổ chức phát hành thẻ cho khoảng 70% số bệnh nhân đến khám tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như rút ngắn qui trình khám bệnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt là lộ trình Bệnh án điện tử đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh. Ngoài ra, với những bệnh nhân muốn thanh toán theo phương thức truyền thống không muốn mở tài khoản ATM có thể nộp trước cho ngân hàng một số tiền (theo quy định của bệnh viện) để VietinBank phát hành thẻ ký quỹ. Sau khi bệnh nhân khám xong, có thể quay lại lấy lại số tiền còn dư trong thẻ, hoặc bệnh nhân có thể giữ lại thẻ đó để lần sau tiếp tục đến khám hoặc thanh toán tiền thuốc.

Đại diện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank cho biết, để thanh toán phí khám bệnh, bệnh nhân thanh toán trực tiếp qua thẻ ATM của Vietinbank. Đối với bệnh nhân chưa có thẻ ngân hàng, bệnh viện sẽ phát hành 1 thẻ ATM của Viettinbank với mệnh giá 1 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trừ dần trong quá trình khám chữa bệnh để tránh việc bệnh nhân phải đi lại nộp tiền nhiều lần. Bệnh nhân khám xong còn thừa tiền có thể để dành để thanh toán cho lần sau hoặc dành cho người nhà đi khám.

Trường hợp bệnh nhân muốn rút tiền có thể rút tại tất cả các cây ATM trên toàn quốc hoặc rút lại tiền thừa tại P409 (khoa Khám bệnh). Thẻ ATM có thể rút hết, không yêu cầu số dư. Thẻ này có đầy đủ các tính năng như thẻ ATM thông thường, có thể dùng để đăng ký khám bệnh khi đến bệnh viện, đăng ký khám theo lịch hẹn qua website hoặc qua tổng đài điện thoại (VNPT và Viettel). Hàng ngày, nhân viên của VietinBank túc trực tại quầy giao dịch đặt ngay tại BV Bạch Mai từ 6h30 sáng đến khi hết bệnh nhân để hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận dịch vụ được nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Để giảm tải trong khâu thanh toán, bệnh nhân có thể thanh toán tại bất kỳ 1 trong 36 điểm thu tiền thực hiện cơ chế một chiều một cửa. Nếu bệnh nhân đã mở thẻ ATM tại VietinBank, mọi thao tác thanh toán viện phí được thực hiện nhanh chóng một cách tự động ngay trong phòng khám bệnh. Trường hợp tiền trong tài khoản không đủ, bệnh nhân nộp thêm tiền vào tài khoản để tiếp tục thanh toán. Đối với bệnh nhân ở xa, không mang đủ tiền có thể điện thoại thông báo với người nhà nạp tiền vào tài khoản để tiếp tục làm các thủ các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.

Dịch vụ này của VietinBank giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian xếp hàng thanh toán viện phí mà không làm gián đoạn quá trình khám bệnh, không thay đổi quy trình làm việc của bác sỹ, tránh được các rủi ro như nhầm lẫn, mất mát, tiền giả khi thanh toán bằng tiền mặt. Đối với thầy thuốc, là người tiếp xúc với giải pháp ngay từ đầu, mọi thanh toán trên máy chính xác tuyệt đối, không gây phiền hà cho y, bác sỹ. Đây là hình thức thanh toán rất khoa học, hiện đại và được áp dụng tại hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới.

Hiện nay, bên cạnh Bệnh viện Bạch Mai, giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt đang được Vietinbank triển khai tại nhiều bệnh viện đầu ngành như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bãi Cháy...

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức thanh toán này cũng có một số nhược điểm như: khó khăn và bỡ ngỡ đối với người già, người cao tuổi; không phải bất cứ thẻ ATM nào cũng thanh toán được tiền khám chữa bệnh và viện phí tại bệnh viện... Về vấn đề này, Phó Giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền cho biết, sau thời gian thực hiện thí điểm hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, bệnh viện sẽ tiếp thu ý kiến của người dân và bệnh nhân để bổ sung thêm các hình thức thu phí dịch vụ y tế nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người dân như: thu phí bằng tiền mặt, đề nghị ngân hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng khác./.

Khám tổng quát ở Bệnh viện Bạch Mai hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám tổng quát ở Bệnh viện Bạch Mai Bệnh nhân khám bệnh với Giáo sư sẽ mất phí: 100.000 VNĐ/lần. Chi phí khám sức khỏe tổng quát dao động từ 1.000.000- 2.000.000 VNĐ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi và bệnh án sẽ có các gói khám khác nhau.

Khám theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai bao nhiêu tiền?

Tại BV Bạch Mai, giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu được chia thành 3 nhóm: Mức giá khám giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp là 400.000 đồng/lượt; giá khám tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II là 350.000 đồng/lượt; giá khám thạc sĩ, bác sĩ là 300.000 đồng/lượt.

Bệnh viện Bạch Mai chuyên chữa bệnh gì?

Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.

Bệnh viện Bạch Mai rộng bao nhiêu?

Với diện tích 105.529,6m2, Bệnh viện Bạch Mai có trên 30 công trình lớn nhỏ, từ cấp I đến cấp IV, cao từ 1 - 21 tầng, một số hạng mục công trình được xây dựng từ thời Pháp (năm 1929).