Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 25-6-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 25-6

Sự kiện trong nước

- Ngày 25-6-1946: Trường Huấn luyện Công an – tiền thân của Học viện An ninh nhân dân ngày nay, được thành lập theo Nghị định số 215/NV-NĐ của Chính phủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công an làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng Việt Nam vừa giành được từ tay thực dân, phong kiến.

Đây là ngôi trường đầu tiên của ngành công an, cũng là ngôi trường duy nhất đã đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện hàng chục nghìn cán bộ công an tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chi viện cho chiến trường nước bạn Lào, Campuchia.

Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024
Học viên Học viện An ninh nhân dân. Ảnh: anninhthudo.vn.

- Từ ngày 25-6 đến 4-7-1981, Quốc hội khóa VII họp kỳ thứ nhất, tập trung thảo luận và thông qua 4 luật lớn về tổ chức các cơ quan cao nhất của Nhà nước: Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 25-6-1946: Ngân hàng thế giới (World Bank) ra đời vào tháng 7-1944 chính thức đi vào hoạt động.

- Ngày 25-6-1950: Chiến tranh Triều Tiên chính thức nổ ra, là một trong những nguyên nhân chính khiến hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt cho tới tận ngày nay.

Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024
Trụ sở Ngân hàng thế giới. Ảnh: World Bank Group.

- Ngày 25-6-1993: Kim Campbell được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ Tiến bộ Canada và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Canada.

- Ngày 25-6-1999: Nghị quyết Bundestag về việc xây dựng Đài tưởng niệm những nạn nhân của cuộc thảm sát người Do Thái tại thành phố Berlin (CHLB Đức) được thông qua sau nhiều cuộc thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo dấu chân Người

- Ngày 25-6-1923, với bí danh là “Cheng Vang”, Nguyễn Ái Quốc được Đại diện đặc mệnh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga tại Berlin (CHLB Đức) cấp giấy thị thực nhập cảnh qua thương cảng Pêtrôgrốt với thời hạn lưu trú là 1 tháng.

- Ngày 25-6-1927, từ Moscow, với tư cách là đại biểu Việt Nam trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc gửi thư đến Chi bộ Cộng sản Đại học phương Đông, thông báo việc thành lập nhóm cộng sản Việt Nam gồm 5 người: Phon Shon, Le Man, Jiao, Min Khan, Lequy do Lequy làm Bí thư và yêu cầu chi bộ nhà trường cử cán bộ phụ trách việc giáo dục cộng sản cho nhóm “để họ học cách làm việc” và “để đào tạo các đồng chí đó theo sinh hoạt của Đảng”.

Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Indonesia Sukarno. Ảnh: bqllang.gov.vn.

- Ngày 25-6-1931, trong “vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, viên Thống đốc người Anh đã ký lệnh bắt giam Nguyễn Ái Quốc lần thứ hai để kéo dài thời gian cầm giữ theo sức ép của chính quyền Pháp.

- Ngày 25-6-1946, Bác viếng mộ nhà nhiếp ảnh Khánh Ký, người cùng hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, vừa mới qua đời. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp 84 đại biểu các báo Pháp và báo nước ngoài, Chủ tịch cho biết: “Từ khi tới Pháp... tôi được Chính phủ đón tiếp long trọng, nhân dân Pháp và các nhà báo chào mừng nồng nhiệt. Tôi rất cảm ơn. Hôm nay, tôi chưa thể tuyên bố gì, để đợi Chính phủ Pháp tiếp chính thức”.

- Ngày 25-6-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Indonesia Sukarno đến thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Người trực tiếp giới thiệu với Tổng thống và các vị trong đoàn những hình ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam.

Cùng ngày, trên Báo Nhân Dân, Bác viết bài “Vài ý kiến về mấy cuộc trưng bày” hoan nghênh cuộc triển lãm “Cải tiến kỹ thuật và phát minh sáng kiến” của Tổng cục Hậu cần và của lao động Hà Nội nhưng nhắc nhở rằng “còn cần phải thí nghiệm áp dụng, ra sức cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy... Quần chúng lao động ta thường có nhiều sáng kiến. Song một số cán bộ quan liêu chẳng những không khuyến khích mà còn kìm hãm sáng kiến của quần chúng... Vậy trách nhiệm của cỏn bộ lãnh đạo (từ bộ đến xí nghiệp và công trường) là phải ra sức khuyến khích, xét duyệt nhanh chúng, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến tốt. Có như thế, thì những cuộc trưng bày... mới có tác dụng thật thiết thực”.

- Ngày 25-6-1965, Bác đến thăm Đại đội 1 đơn vị Phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, đơn vị bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Ngày 25-6-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất. Đề cập bổn phận của người cán bộ cung cấp, Người chỉ rõ: “Là phục vụ chiến sĩ đi đánh giặc và những người dân công đi giúp chiến dịch...” vì vậy “phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”. Người căn dặn các cán bộ cung cấp phải yên tâm công tác. “Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân... không có việc sang, hèn. Công việc gì làm tròn, bổ ích cho kháng chiến, cho nhân dân đều là công việc sang, công việc gì bên ngoài có vẻ lòe loẹt mà không làm tròn là công việc xấu”.

Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết cán bộ, học viên Trường Dân tộc miền núi Trung ương ngày 12-2-1956. Ảnh: hochiminh.vn.

Là một lãnh tụ tối cao của dân tộc, của Đảng nhưng Bác vẫn tự coi mình là đầy tớ của nhân dân. Tư tưởng về Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ của nhân dân là tư tưởng lớn - vừa chính trị vừa đạo đức. Theo đó, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đây là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, khẳng định rõ vai trò đội tiên phong, bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đó cũng chính là lý do ra đời và tồn tại của Đảng.

Ngay từ khi thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, Đảng ra đời là vì lợi ích của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng là nhằm “lấy tài dân, sức dân để làm những công việc có lợi cho dân”, chứ không phải vì lợi ích của người lãnh đạo. Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Thực tiễn hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh tính thống nhất giữa hai vai trò Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ, đó là một hiện thực đúng đắn, đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đó, Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn đã thể hiện rõ năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo, vừa là những người khởi xướng, hoạch định đường lối, lãnh đạo nhân dân đấu tranh một cách đúng đắn, khoa học, hiệu quả; vừa là những người trực tiếp đấu tranh quyết liệt nhất, hăng hái nhất, anh dũng nhất cho lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân, thực sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.

Học viện an ninh nhân dân là gì năm 2024
Hội nghị lần thứ mười ba, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII. Ảnh: TTXVN.

Trong tình hình hiện nay, để Đảng thực sự phát huy tốt vai trò vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, cần tập trung xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nâng cao nhận thức các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong thực hiện vai trò vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân. Bên cạnh đó, Đảng cần phải chú trọng tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên của Đảng với nhân dân, phải tin dân, dựa vào dân, thường xuyên học hỏi nhân dân, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh to lớn của nhân dân.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 355 ra ngày 25-6-1957 cũng đăng tải Huấn thị của Hồ Chủ tịch cho các đơn vị tại Quân khu 4 ngày 15-6-1957. Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1219 ra ngày 25-6-1963 đăng tin Hồ Chủ tịch thưởng Huy hiệu cho Chuẩn úy Phạm Xuân Ẩn.

Học viện An ninh nhân dân thì khỏi gì?

- Tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp thi tốt nghiệp THPT, gồm: A00, A01, B00, C00, C03, D01, D04; Bài thi đánh giá của Bộ Công an, gồm: CA1, CA2. Trong đó: + Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát xét tuyển tổ hợp A00, A01, C03, D01 và bài thi CA1, CA2.

Học Học viện An ninh nhân dân ra làm gì?

Các công việc phổ biến trong ngành bao gồm: chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên bảo mật thông tin, chuyên viên phòng chống tội phạm, chuyên viên điều tra và chuyên viên an ninh hệ thống. Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong các công ty an ninh thông tin, các công ty tư vấn an ninh, hoặc các tổ chức quân đội.

Học viện An ninh nhân dân lấy bao nhiêu chỉ tiêu?

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Học viện An ninh nhân dân: 410 chỉ tiêu. - Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh Học viện An ninh nhân dân: 290 chỉ tiêu (Nam: 261; Nữ: 29). - An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 120 chỉ tiêu (dành 20 chỉ tiêu để gửi đào tạo nước ngoài ngành Công nghệ thông tin).

Học viên Cảnh sát nhân dân có những ngành gì?

Có các khoa ngành:.

Khoa Cảnh sát kinh tế.

Khoa Cảnh sát giao thông..

Khoa Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội..

Khoa Nghiệp vụ cảnh sát hình sự.

Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát điều tra..

Khoa Kỹ thuật hình sự.

Khoa Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp..

Khoa Cảnh sát ma túy..