Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Hiếm người đạt đến tuổi ngoài 100, nhưng trong thế giới động vật, có những loài sống cả trăm, thậm chí nghìn tuổi như rùa, nhím biển, bọt biển...

Danh sách những loài động vật sống lâu nhất trên hành tinh

Là hình thức phát triển bậc cao nhất của tiến hóa, loài người ngày càng nâng cao tuổi thọ. Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên, có nhiều nhà vô địch về tuổi đời mà không biết bao giờ con người có thể "tiếm ngôi".

10. Sò nước mặn bản địa cỡ lớn ở Puget Sound

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Tuổi thọ của chúng ít nhất 160 năm. Đặc trưng của chúng những cái “cổ” dài hoặc những cái vòi truyền nước có thể dài hơn một mét. Ở một số nơi, loài này còn được gọi tên là trai vòi voi.

9. Thằn lằn Tuatara

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Thằn lằn Tuatara tồn tại đến ngày nay là đại biểu còn lại của loài phát triển mạnh mẽ 200 triệu năm trước trên Trái Đất. Chúng là loài động vật có xương sống, tuổi thọ có thể tới 200 năm.

8. Giun ống Vestimentiferan

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Loài động vật thân mềm này sống trong một lớp vỏ bảo vệ và ở cố định trong suốt quãng đời của mình. Giun ống Vestimentiferan có chiều dài cơ thể lên đến 3m và thường sống tập trung thành những nhóm rất đông, có thể lên tới hàng nghìn con. Chúng sống tập trung tại vùng vịnh phía bắc Mexico, nơi có độ sâu hơn 750m dưới mực nước biển. Giun ống Vestimentiferan phát triển rất chậm, thường chúng có thể sống lâu hơn 250 năm.

7. Nhím biển đỏ

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Nhím biển đỏ chỉ có ở Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng nước nông, có độ sâu 90m. Chúng di chuyển bằng cách sử dụng gai như chiếc cà kheo. Tuổi thọ của loài lên tới hơn 200 năm.

6. Cá voi Nam cực

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Là loài động vật có vú sống lâu nhất trên thế giới, cá voi Nam cực có thể sống tới 211 tuổi. Các nhà khoa học từng tìm thấy với những chiếc mác bằng ngà voi vẫn còn kẹt trong thịt của chúng trong một cuộc đi săn cách đây 200 năm.

5. Cá chép Koi

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Chỉ là loài cá cảnh sống trong những bể đá nhân tạo, nhưng loài cá chép Nhật (Koi) có thể sống tới hơn 200 năm tuổi. Con cá già nhất được biết tới là Hanako, chết vào ngày 7/7/1977 ở tuổi 226.

4. Rùa

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, rùa là bậc lão niên. Có một chú rùa với tên gọi Harriet, sống ở đảo Galapagos đã chết vào năm 2006 ở tuổi 175, đã sinh ra từ trước khi Darwin đặt chân tới đây. Còn kỷ lục của loài rùa là Adwaita, rùa khổng lồ trên đảo Galapagos là 250 tuổi.

3. Trai đại dương

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Con trai biển thường được khai thác nhằm mục đích thương mại. Các nhà nghiên cứu giải thích những những vòng tròn đồng tâm hay những đường kẻ trên vỏ sò như là vòng tuổi giống như ở cây. Qua một vài mẫu, tuổi thọ loài trai biển có thể lên tới 400 năm.

2. Bọt biển Nam Cực

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Có lẽ do nhiệt độ cực thấp ở Nam Cực nên bọt biển Nam Cực, những sinh vật bất động này có tốc độ tăng trưởng vô cùng chậm. Một số ước tính cho thấy loài này có thể sống tới 1.550 năm.

1. Sứa bất tử

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Loài sứa lớp thủy tức có thể sống mãi bằng cách quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Với cách tồn tại này, chúng là động vật bất tử trên thế giới.

TTO - Tại sao con người có thể sống tới 80 năm, chó mèo chỉ 14 năm, hươu cao cổ 24 năm, rùa lại có thể sống hơn 100 năm? Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra lời giải.

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Cụ Chitetsu Watanabe ở Niigata, Nhật Bản, từng là người sống thọ nhất thế giới, 112 tuổi - Ảnh: AFP

Tại sao mỗi loài động vật lại có một mức tuổi thọ khác nhau là một bí ẩn khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều năm qua.

Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trước đây đã chứng minh rằng kích thước và chế độ dinh dưỡng không quyết định tuổi thọ loài. Chẳng hạn như tuổi thọ trung bình của con người khoảng 70 - 80 tuổi, hươu cao cổ (rất cao lớn) chỉ có thể sống 24 năm, còn chuột chũi (nhỏ bé) cũng sống tới 25 năm, thậm chí loài rùa có thể hơn 100 năm.

Để giúp làm sáng tỏ bí ẩn này, các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu gene và di truyền Wellcome Sanger (Anh) đã so sánh bộ gene của 16 loài có vú kích thước khác nhau, bao gồm con người, chuột, sư tử, hươu cao cổ, hổ.

Họ phát hiện ra rằng những loài có tốc độ thay đổi gene chậm hơn - được gọi là đột biến xôma - sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Đột biến xôma xảy ra một cách tự nhiên trong tất cả các tế bào trong suốt cuộc đời của động vật. Hầu hết các đột biến xôma là vô hại, nhưng một số đột biến có thể làm suy giảm chức năng của tế bào hoặc sản sinh ra một tế bào gây ung thư.

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Những loài có tốc độ đột biến xôma chậm hơn sẽ có tuổi thọ dài hơn - Ảnh: Shutterstock

Trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia nhận thấy các đột biến xôma được gây ra bởi cơ chế tương tự ở tất cả các loài, bao gồm cả con người. Chúng cũng tích lũy tuyến tính theo thời gian, những loài có tỉ lệ đột biến cao hơn có tuổi thọ ngắn hơn.

Ví dụ, hươu cao cổ có thể cao tới hơn 3m, được phát hiện có tỉ lệ khoảng 99 đột biến/năm và tuổi thọ khoảng 24 năm. Trong khi đó chuột chũi có kích thước rất nhỏ, được phát hiện có tỉ lệ đột biến rất giống hươu cao cổ là 93 đột biến/năm và tuổi thọ tương tự là khoảng 25 năm. Riêng con người trung bình có khoảng 20-50 đột biến mỗi năm, có tuổi thọ khoảng 70-80 năm.

Tiến sĩ Alex Cagan, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết việc tìm thấy một mô hình thay đổi gene tương tự ở các loài động vật kích thước khác nhau là một điều đáng ngạc nhiên. Khía cạnh thú vị nhất của nghiên cứu này là phát hiện ra rằng tuổi thọ loài tỉ lệ nghịch với tỉ lệ đột biến xôma.

Hiểu một cách đơn giản, loài nào càng ít xảy ra đột biến xôma thì tuổi thọ càng cao. Điều này cho thấy rằng các đột biến xôma có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình lão hóa.

"Trong vài năm tới, việc mở rộng các nghiên cứu này sang các loài đa dạng hơn nữa, chẳng hạn như côn trùng hoặc thực vật sẽ mang lại những phát hiện thú vị hơn nữa", tiến sĩ Alex Cagan nói.

Tuổi thọ trung bình của rùa biển năm 2024

Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ giải trình tự ADN, cuối cùng khoa học cũng có thể tìm được vai trò của các đột biến xôma trong quá trình lão hóa và nhiều bệnh khác - Ảnh: Shutterstock

Vẫn chưa thể giải mã được "nghịch lý của Peto"

Một trong những câu hỏi làm đau đầu giới khoa học lâu nay chính là "nghịch lý của Peto". Câu hỏi tại sao những động vật lớn hơn lại không có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, mặc dù có nhiều tế bào hơn.

Sau khi tính toán tuổi thọ các loài trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia Viện nghiên cứu gene và di truyền Wellcome Sanger không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa tỉ lệ đột biến xôma và khối lượng cơ thể.

Điều này cho thấy rằng rõ ràng có các yếu tố khác liên quan đến khả năng nguy cơ bị ung thư của động vật kích thước lớn mà khoa học chưa tìm ra.

"Sự khác biệt về tỉ lệ đột biến xôma giữa các loài liên quan đến tuổi thọ, mà không phải là kích thước cơ thể, cho thấy rằng việc điều chỉnh tỉ lệ đột biến chưa hẳn là một cách để các loài có kích thước lớn kiểm soát tỉ lệ mắc bệnh ung thư", tiến sĩ Adrian Baez-Ortega, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Rất có thể mỗi khi một loài tiến hóa có kích thước lớn hơn tổ tiên của nó, chẳng hạn như hươu cao cổ, voi và cá voi, thì quá trình tiến hóa tự nhiên có thể đưa ra một giải pháp khác cho vấn đề này. Và giới khoa học vẫn cần thời gian nghiên cứu những loài này chi tiết hơn để tìm hiểu câu trả lời cho nghịch lý của Peto.

Trong nhiều nghiên cứu từ thập niên 50 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nhắc đến vai trò của những đột biến xôma trong quá trình lão hóa. Nhưng cho đến tận ngày nay, ngay với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì việc quan sát chúng trong thực tế vẫn còn khó khăn.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng những phát hiện này sẽ giúp làm sáng tỏ bí ẩn chính xác nguyên nhân gây ra lão hóa. Đó là một quá trình phức tạp, là kết quả của nhiều dạng tổn thương phân tử trong tế bào và mô của chúng ta.

Rùa biển tuổi thọ bao nhiêu?

Vòng đời của rùa biển Tuổi thọ của rùa biển có thể lên tới 80 năm. Rùa biển di cư hàng trăm (đôi khi hàng nghìn) km từ nơi kiếm ăn sinh sống đến bãi đẻ và sau đó quay về. Rùa biển cái bơi qua những ngọn sóng để đẻ trứng trên bờ biển.

Rùa sống lâu nhất là bao nhiêu năm?

Vào ngày 12-1 năm ngoái, sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận "cụ" rùa Jonathan sống lâu nhất thuộc siêu bộ Chelonia, nhóm bao gồm rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi… với 190 tuổi. Tuy nhiên, Giám đốc Sở du lịch St. Helena Matt Joshua cho rằng tuổi thật của cụ rùa Jonathan có thể đã lên đến 200 năm.

Nuôi rùa sống bao lâu?

Nhìn chung, chi phí nuôi rùa cạn có phần cao hơn rùa nước nhưng lại rất thích hợp để nuôi làm thú cưng. Tuổi thọ của chúng thường dao động từ 30 đến 70 năm.

Rùa biển sống chủ yếu ở đâu?

Rùa biển sống ở hầu hết các lưu vực đại dương trên thế giới, làm ổ đẻ trứng trên các bãi biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng di chuyển từ biển này sang biển khác, thường là hàng ngàn cây số, giữa nơi kiếm thức ăn và nơi làm đẻ trứng.