1 ngày xì hơi bao nhiêu lần năm 2024

Nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Quỹ Rome ở Mỹ chỉ ra rằng việc bạn bị đầy hơi hàng ngày là bình thường tuy nhiên cũng có những người bị tình trạng này quá nhiều.

Nghiên cứu cho thấy người gặp phải tình trạng đầy hơi có nhiều khả năng bị trầm cảm, căng thẳng và lo lắng.

Luôn cảm thấy đầy hơi không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm gián đoạn cuộc sống xã hội, các mối quan hệ của bạn hoặc khiến bạn cảm thấy mất tự tin.

Giáo sư Olafur Palsson từ Khoa Y Đại học Bắc Carolina, cho biết: "những người gặp triệu chứng đường ruột phổ biến này có mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao hơn, cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung."

Điều gì khiến bạn xì hơi và ợ hơi?

Mọi người đều có khí trong đường tiêu hóa của họ, với hai nguồn chính là thức ăn và không khí nuốt vào. Do đó, lượng khí tích tụ từ người này sang người khác rất đa dạng.

NHS (Dịch vụ y tế quốc gia tại Vương quốc Anh) cho biết một người bình thường thải ra khoảng một lít khí trong ruột mỗi ngày.

Thực phẩm tạo ra nhiều khí hơn trong quá trình tiêu hóa bao gồm bông cải xanh, táo, lê, bánh mì, ngũ cốc và mì.

Nuốt không khí - ví dụ như ăn quá nhanh hoặc hút thuốc - có thể khiến ai đó dễ bị ợ hơi hoặc đầy hơi.

Bạn nên ợ hơi và xì hơi bao nhiêu?

Theo NHS, một người trung bình xì hơi từ 5 đến 15 lần một ngày. Một lượng "bình thường" là khác nhau đối với mọi người và nó có thể thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào những gì bạn ăn.

Và ợ hơi cũng vậy, mỗi người mỗi khác và bình thường có thể xảy ra tới 30 lần một ngày, cả vô thanh và hữu thanh, theo các chuyên gia.

Bình thường ợ hơi xảy ra sau khi ăn hoặc uống. Đồ uống có vị béo ngậy là thủ phạm chính gây ra chứng ợ hơi, cũng như các loại thực phẩm được liệt kê ở trên.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

1 ngày xì hơi bao nhiêu lần năm 2024

IBS, bệnh celiac và chứng không dung nạp lactose đều có thể gây thêm đầy hơi. Các triệu chứng thông thường cũng có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng và cảm thấy buồn nôn. Những bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Một số triệu chứng khác liên quan đến thói quen đi vệ sinh của bạn có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ, đầy hơi dai dẳng là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, trong khi máu trong phân của bạn có thể là ung thư ruột.

Khi nói đến chứng ợ hơi, bác sĩ đa khoa Philippa Kaye nói với The Sun: "Nếu bạn bắt đầu ợ hơi nhiều hơn bình thường hoặc cảm thấy đau, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. Nó có thể là trào ngược axit hoặc viêm niêm mạc dạ dày."

Trào ngược axit có thể mang lại cho bạn cảm giác cổ họng nóng rát vì về cơ bản đây là axit dạ dày trào lên thực quản.

Nghiêm trọng hơn, thoát vị khe hoành có thể là nguồn gốc khiến bạn bị ợ hơi, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi. Đó là khi một phần của dạ dày di chuyển lên ngực, gây ra ợ hơi, đầy hơi, đau tức ngực (ợ chua / trào ngược axit), hôi miệng và khó nuốt.

Những triệu chứng tương tự này cũng có thể báo hiệu ung thư dạ dày.

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, chỉ riêng ợ hơi thì hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Đó thường là kết quả của việc nuốt quá nhiều không khí khi ăn, vì vậy, điều đầu tiên bạn có thể thử là ăn chậm hơn và đảm bảo rằng miệng của bạn vẫn ngậm khi nhai.

Làm thế nào bạn có thể giảm xì hơi và ợ hơi?

Ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn

Uống hoặc nhai thức ăn một cách chậm rãi

Tập thể dục thường xuyên để cải thiện cách cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn

Uống trà bạc hà

Không nhai kẹo cao su, hút thuốc hoặc ngậm đồ ngọt

Không đeo răng giả lỏng lẻo

Không ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu và gây xì hơi

Không được bao giờ bỏ qua những triệu chứng sau

Một ngày nào đó bạn có thể ợ hơi hoặc xì hơi nhiều hơn mức bình thường đối với bạn. Đừng lo lắng, vì điều này là bình thường. NHS và Mayo Clinic nói rằng bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

Mỗi ngày, đường ruột của chúng ta sẽ tạo ra từ 0,5 đến 1,5 lít khí. Lượng khí này sẽ được tống ra ngoài bằng cách ợ và đánh rắm, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).

1 ngày xì hơi bao nhiêu lần năm 2024

Nhịn đánh rắm nhiều lần trong thời gian dài có thể làm tăng rủi ro bị viêm túi thừa

SHUTTERSTOCK

Một phần lượng khí tống ra khi đánh rắm là do nuốt phải không khí bên ngoài khi ăn, uống, dùng ống hút, nhai kẹo cao su hay hút thuốc. Phần còn lại là của nhiều loại khí khác, trong đó có hydro sunfua.

Hydro sunfua được sinh ra từ hoạt động của quá trình tiêu hóa. Dịch tiêu hóa sẽ tương tác và phân hủy thức ăn, từ đó sinh ra khí trong đường ruột. Hydro sunfua chính là tác nhân gây mùi đặc trưng khi đánh rắm.

Vi khuẩn đường ruột cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành khí. Ngoài ra, một số vấn đề rối loạn tiêu hóa hay không dung nạp thực phẩm cũng có thể sinh khí và làm đánh rắm.

Trong một số điều kiện, chẳng hạn như khi đang trò chuyện hay tương tác với người khác, chúng ta thường sẽ kiềm chế đánh rắm. Lượng khí này không ứ đọng lại trong ruột mà trước sau cũng sẽ thoát ra ngoài. Có thể bạn sẽ đánh rắm vào một lúc khác hay được cơ hậu môn giữ lại, xì ra ngoài một cách im lặng.

Nhiều trường hợp lượng khí này thoát ra khi chúng ta ngủ. Đó là lý do vì sao đánh rắm lúc ngủ là điều khá phổ biến.

Trong một số ít trường hợp, nhịn đánh rắm quá nhiều có thể khiến khí tích tụ trong đường ruột, dẫn đến căng tức. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm có và chỉ xảy ra khi một người có sẵn vấn đề về ruột trong người.

Nhịn đánh rắm nhiều lần, lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm túi thừa. Bệnh này hình thành các túi nhỏ, phình ra trên niêm mạc của ruột, thường xuất hiện ở phần dưới ruột già. Các túi thừa này bị viêm sưng có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, táo bón, tiêu chảy và chảy máu trực tràng.

Cách tốt để ngăn ngừa nguy cơ viêm túi thừa là khi bỗng dưng muốn đánh rắm ở nơi không cho phép, bạn hãy đến một nơi nào đó kín đáo để đánh rắm. Mọi người chỉ nên nhịn đánh rắm trong trường hợp không thể rời đi để tìm nơi thuận tiện, theo Newsweek.