Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024

QĐND Online – Con người có thể không cô đơn trong vũ trụ. Thiên hà của chúng ta là ngôi nhà của khoảng 5 đến 10 tỷ hành tinh giống Trái Đất và hoàn toàn có khả năng tồn tại sự sống.

Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, Mỹ. Nhóm này đã sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để ước tính số lượng hành tinh giống Trái Đất trong Dải Ngân hà.

Thuật ngữ “Dải Ngân hà” (Milky Way) là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Đây là một thiên hà xoắn ốc có đường kính từ 100.000 đến 120.000 năm ánh sáng và chứa từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao cùng với khoảng 100 tỷ hành tinh.

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024
Ảnh đồ họa về Dải Ngân hà. Nguồn: Universe Today.

Họ nhận ra rằng, cứ một hành tinh có ngoại hình giống Trái Đất lại quay quanh một trong bốn ngôi sao giống Mặt Trời. Như vậy, có thể có tới 10 tỷ hành tinh tương tự ngôi nhà chung của loài người tồn tại trong Dải Ngân hà.

Kết quả trên được công bố trong bài báo trên Tạp chí Thiên văn học (The Astronomical Journal) thuộc sở hữu của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ.

Theo các nhà khoa học, con số 10 tỷ hành tinh giống Địa Cầu này đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài không gian. Ở những hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất, sinh vật hoàn toàn có thể sinh sống và tồn tại được.

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024
Loài người đang nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài "hành tinh xanh". Nguồn: Universe Today.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa thế nào là một hành tinh giống Trái Đất. Theo đó, hành tinh phải có kích thước bằng 0,75-1,5 lần so với Trái Đất và quay quanh ngôi sao chủ trong khoảng thời gian từ 237 đến 500 ngày. Đây được coi là vùng có khả năng tồn tại sự sống vì khoảng cách với sao chủ phù hợp cho nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh đó.

Trước đó, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã công bố một hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt Trời mà gần Trái Đất nhất từ trước tới nay (nó chỉ cách hệ Mặt Trời 31 năm ánh sáng). Hành tinh này có tên gọi là GJ 357 d và được phát hiện bởi Vệ tinh Thăm dò Ngoại hành tinh TESS của NASA.

KHÁNH NGÂN (theo Science Alert)

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024

Phát hiện hành tinh có thể tồn tại sự sống gần Trái Đất nhất

QĐND Online – Một hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt Trời rất gần Trái Đất vừa được phát hiện, mà nhiều khả năng có chứa nước lỏng và tồn tại sự sống.

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024

Lần đầu tiên ghi nhận bụi vũ trụ ở Nam Cực

QĐND Online – Trong khi nghiên cứu tuyết tại Nam Cực, các nhà khoa đã phát hiện ra một đồng vị sắt hiếm gặp trong bụi vũ trụ ẩn bên trong, qua đó mở ra những manh mối quan trọng liên quan tới các vụ nổ sao trong vũ trụ.

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024

NASA phóng tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò Mặt Trời

Vào hồi 3 giờ 31 phút sáng 12-8 theo giờ địa phương (tức 14 giờ 31 phút theo giờ Hà Nội), tàu thăm dò Mặt Trời Parker đã được phóng từ mũi Canaveral, bang Florida (Mỹ) trong một sứ mệnh lịch sử bảo vệ Trái Đất thông qua việc tìm hiểu những bí ẩn về bão Mặt Trời.

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh.

Thiên hà có bao nhiêu hệ mặt trời năm 2024

Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA

Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh những ngôi sao khác (gọi là ngoại hành tinh) trong dải Ngân Hà. Nếu cộng thêm 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, con số sẽ là 5.510 hành tinh đã biết. Việc đếm số lượng hành tinh là một nhiệm vụ khó khăn và giới thiên văn học chắc chắn còn rất nhiều hành tinh mà chúng ta chưa phát hiện.

“Dù hiện nay chúng ta chỉ biết hơn 5.000 hành tinh, chúng ta có thể ước lượng có một hành tinh quanh mỗi ngôi sao”, Mark Popinchalk, nhà thiên văn học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York, cho biết. “Dải Ngân Hà có 100 tỷ ngôi sao, số lượng hành tinh cũng khoảng chừng đó. Chúng tôi không thể đưa ra con số chính xác”.

Popinchalk ví việc xác định tổng số ngoại hành tinh cũng giống như đoán có bao nhiêu người sống trong thành phố mà không tìm kiếm trên mạng Internet. Để có con số chính xác, bạn có thể tìm cách gặp từng người và đếm lần lượt, nhưng điều này hoàn toàn bất khả thi. Thay vào đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đưa ra ước tính dựa trên số người sống trong một hộ gia đình và số gia đình trong thành phố.

Giới thiên văn học ước tính mỗi ngôi sao có xấp xỉ một hành tinh dựa trên các quan sát. Những nhà khoa học sử dụng hai kỹ thuật khác nhau để tìm kiếm ngoại hành tinh, bao gồm phương pháp quá cảnh sử dụng bởi kính viễn vọng không gian Kepler và phương pháp vận tốc xuyên tâm từng dẫn tới phát hiện đoạt giải Nobel (hành tinh 51 Pegasi b). Với cả hai phương pháp, nhà thiên văn học xem xét ngôi sao thay vì hành tinh, tìm kiếm các dấu hiệu nhỏ cho thấy sự tồn tại của hành tinh như ánh sáng sao giảm đi khi có hành tinh bay qua phía trước hoặc dao động của ngôi sao do ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của hành tinh.

Tất cả hành tinh từng được phát hiện đến nay đều nằm trong dải Ngân Hà. Không ai biết chắc có thể tìm thấy một hành tinh ngoài thiên hà hay không, đơn giản vì chúng ở quá xa và khó quan sát. Một kỹ thuật mang tên khuếch đại hấp dẫn (microlensing) hé lộ vài hành tinh khả thi ngoài thiên hà.

Theo cách ví von của Popinchalk, việc tính số hành tinh trong vũ trụ giống như tìm hiểu có bao nhiêu người sống trong mọi thành phố trên Trái Đất. “Nếu dải Ngân Hà có khoảng 100 tỷ hành tinh, và có một nghìn tỷ thiên hà khác, mỗi thiên hà đều có nhiều hành tinh như vậy, chúng ta có thể nhân lên và rút ra con số là 10.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ”, Popinchalk nói.

Với số lượng hành tinh khổng lồ như vậy, mọi người thường suy đoán chắc chắn có ít nhất một hành tinh khác tồn tại sự sống trong vũ trụ. Chúng ta sẽ phải chờ ít nhất vài thập kỷ nữa để thế hệ kính viễn vọng không gian tiếp theo chuyên quan sát ngoại hành tinh như Đài quan sát thế giới ở được bắt đầu tìm kiếm sự sống trong thiên hà.