Giá điện tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024

(ĐTCK) Sau khi điều chỉnh tăng 3% vào ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa quyết định tăng tiếp 4,5% giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng từ ngày 9/11/2023.

Tại cuộc họp trao đổi thông tin về điều chỉnh giá điện do EVN tổ chức chiều ngày 9/11, đơn vị này cho biết, mức điều chỉnh tăng như trên thuộc thẩm quyền EVN, căn cứ theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và văn bản số 915/BCT-ĐTĐL ngày 8/11/2023 của Bộ Công thương.

Theo tính toán, chi phí sản xuất điện năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh.

Để hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, mức tăng giá điện lần này được chọn là 4,5%.

Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn giữ nguyên cách tính lũy tiến 6 bậc, với đơn giá từ bậc 1 đến bậc 6 là 1.806 đồng/kWh đến 3.151 đồng/kWh.

Giá điện tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, EVN đã hai lần tăng giá bán lẻ điện bình quân, tổng mức tăng là 7,5%, tương đương giá trị tăng thêm là hơn 142,35 đồng/kWh.

Theo EVN, với lần điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 4/5, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính.

Giá điện tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Giá điện bán lẻ bình quân chính thức tăng 3% từ ngày 4/5

Mới đây, theo Kết luận của Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trước đó, tháng 3/2023, Bộ Công thương đã họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN. Kết quả cho thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là trên 419.031 tỷ đồng; năm 2022 là trên 493.265 tỷ đồng.

Trong một diễn biến liên quan, vào tháng 9/2023, Bộ Công thương đã có tờ trình gửi Thủ tướng về dự thảo quyết định thay thế quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Trong báo cáo này, Bộ Công Thương đã giải trình với các bộ ngành về nội dung sửa đổi được đưa ra trong dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 sau khi các bộ ngành đóng góp ý kiến.

Dự thảo được trình Thủ tướng cơ bản vẫn giữ nguyên các đề xuất trước đó. Đáng chú ý, EVN đề xuất đưa các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá chưa được phân bổ vào các chi phí khác trong công thức tính giá điện.

Ngoài ra, EVN cũng đề xuất giá điện có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm, tránh giật cục. Cụ thể, chu kỳ điều chỉnh sẽ rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng, mỗi lần điều chỉnh ở mức dưới 5% để EVN được tự quyết định tăng hoặc giảm giá điện ở mức này.

Khi thẩm định dự thảo này, liên quan đến đề xuất giao EVN thực hiện tăng giá điện từ 3-5%, Bộ Tư pháp đã đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công thương cần phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, đảm bảo đúng quy định tại Luật Giá và Luật Điện lực.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Công thương làm rõ mối liên hệ giữa chi phí khâu phát điện của năm tính toán theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện ảnh hưởng thế nào tới tổng chi phí mua điện...

Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,5%. Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt sau tăng giá ngày 9/11:

Giá cũ (đồng/kWh) Bậc Mức sử dụng Giá mới (đồng/kWh) Tiền điện tăng (đồng/tháng) 1.728 1 0-50 kWh 1.806 3.900 1.786 2 51-100 kWh 1.866 7.900 2.074 3 101-200 kWh 2.167 172.00 2.612 4 201-300 kWh 2.729 28.900 2.919 5 301-400 kWh 3.050 42.000 3.015 6 401 kWh trở lên 3.151 55.600

Về tác động tới người sử dụng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, nói Chính phủ vẫn hỗ trợ người nghèo, hộ chính sách xã hội. Theo Quyết định 28 của Thủ tướng, hộ nghèo được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kWh; hộ chính sách cũng nhận hỗ trợ tương đương với điều kiện dùng dưới 50 kWh một tháng.

Với người sử dụng nhiều, từ 400 kWh trở lên, ông Dũng nói số tiền phải trả tăng mỗi tháng khoảng 55.600 đồng, nhưng đây là đối tượng có thu nhập khá, nên "cũng ít chịu tác động".

EVN ước tính, tiền điện phải trả thêm mỗi tháng của nhóm khách hàng dùng điện kinh doanh dịch vụ là 230.000 đồng; sản xuất 432.000 đồng và hành chính sự nghiệp là 90.000 đồng.

Giá điện tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Công nhân điện lực sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Nguyệt Nhi

Sau tăng, giá điện hiện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, theo ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN thông tin tại cuộc họp chiều nay. Ông nói, để đảm bảo an sinh xã hội và các chỉ tiêu kinh tế xã hội, EVN đề xuất tăng ở mức vừa phải là 4,5%.

Việc tăng sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, giúp tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.

Chia sẻ thêm, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nói mức tăng giá điện lần này chưa tính phân bổ khoản chênh lệch tỷ giá của EVN còn treo từ các năm trước, khoảng 14.000 tỷ đồng. Với tăng giá lần này, ước tính CPI sẽ tăng thêm 0,035%.

Theo kế hoạch, từ tháng 11, khoảng 1,7 triệu khách hàng tại Hà Nội sẽ chuyển ngày ghi chỉ số công tơ điện vào cuối tháng, thay vì đầu hoặc giữa tháng như hiện nay. Trước lo ngại cùng với giá điện tăng, việc thay đổi ngày chốt công cơ sẽ khiến hóa đơn tiền điện tại Hà Nội "tăng sốc", ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, tiền điện chi trả sẽ tăng thêm ở tháng đầu tiên sau thay đổi, nhưng không phải tăng chi phí mà do kéo dài ngày sử dụng điện.

Ví dụ, trước đây chu kỳ ghi chỉ số công tơ vào ngày 20/10 và chốt chỉ số ngày 20/11, thì tới đây sẽ chuyển ngày chốt công tơ vào 30/11, tức thêm 10 ngày, thì hóa đơn tăng do thêm ngày dùng điện.

Đại diện EVN giải thích năm 2023, một vài thông số đầu vào ảnh hưởng tới chi phí, trong đó sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm 17 tỷ kWh. Giá các nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức cao, như than nhập khẩu tăng 186% so với 2020; than trong nước tăng gần 30-46% so với giá năm 2021. Giá dầu cũng tăng 18% so với 2021, nhất là tỷ giá ngoại tệ tăng gần 4%, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN.

Chi phí sản xuất chiếm 83% giá thành. Với chi phí nhiên liệu đầu vào hiện nay, theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất mỗi kWh khoảng 2.098 đồng, tức cao hơn giá bán lẻ bình quân duy trì từ tháng 5 đến nay (1.920,37 đồng) gần 180 đồng một kWh.

Năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, sau khi tiết giảm các chi phí trên 10.000 tỷ đồng. Trong báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khoản lỗ của EVN tăng thêm khoảng 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng. EVN cũng đưa ra các giải pháp cắt giảm 15% chi phí thường xuyên tại các đơn vị, sửa chữa lớn cũng giảm mạnh; tiết kiệm điện chiếu sáng tại các cơ quan, tổng công ty...