Vì sao người nông dân dụng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời mình

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

“Cái cò đi đón cơn mưaTối tăm mù mịt ai đưa cò vềCò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.

“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

“Trời mưaQuả dưa vẹo vọCon ốc nằm coCon tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn”. 

 Con cò mà đi ăn đêm.
   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…  

Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về? Cò về đến gốc cây đề, Giương cung anh bắn cò về làm chỉ Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre Sao cò lại muốn lăm le vợ người Vào đây ta hát đôi lời Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Cái cò bay bổng bay lơ Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng. Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò, Không, không! Tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò cái vạc cái nông Ba con cùng béo, vặt lông con nào Vặt lông con vạc cho tao

Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

Cái cò cái vạc cái nông Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca Muối kia đổ ruột con gà

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Cái cò chết tối hôm qua Có hai hạt gạo với ba đồng tiền Một đồng mua trống mua kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Chàng đi xa vợ xa con Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng Chân đi nhưng dạ dùng dằng

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!

Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

Cái cò lặn lội bờ sông Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò là cái cò con Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà Mẹ đi lặn lội đồng xa Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn Ông kia có cái thuyền buồm Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò Ông kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Các câu hỏi tương tự

1. Đọc câu ca dao sau đây:

                    “Thương thay thân phận con tằm

               Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”

Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?

A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.

B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.

C. Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống.

D. Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ, nổi đau oan trái suốt đời.

2.Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

3.Trong câu văn sau, có bao nhiêu từ láy: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."( Cổng trường mở ra)

A. 3 từ.

B. 1 từ.

C. 2 từ.

D. 4 từ.

4.Qua văn bản  “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người?

A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.

B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.

C. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.

D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý, các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.

Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

ai giúp mình đi ạ 

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 

Phát hiện lỗi và nêu cách sửa cho các đoạn văn sau:

“Bên cạnh con cò, con trâu được nói đến nhiều hơn cả trong ca dao, dân ca Việt Nam. Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến con trâu. Con cò tuy có vất vả, tuy có lúc phải lặn lội bờ sông nhưng còn có lúc được bay lên mây xanh. Con cò, con vạc, con nông là những con vật rất gần gũi với người dân lao động. Chúng mang những đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân chân lấm tay bùn. Những lúc cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem những con vật đó ra để tâm sự, để giãi bày nỗi lòng mình.”