Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Đầu tiên, công dân thực hiện tra cứu Chứng nhận tiêm chủng để biết mình chưa được cập nhật chứng nhận nào. Cụ thể:

- Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/search

- Điền thông tin tra cứu và chọn Tra cứu:

+ Họ và Tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại (Các thông tin bắt buộc nhập).

+ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu; Số thẻ BHYT (Không bắt buộc nhập).

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Bước 1: Truy cập vào hệ thống và điền thông tin:

Công dân dùng máy tính, điện thoại có kết nối mạng để cập nhật thông tin tiêm vắc xin Covid-19 online tại https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report

Sau đó, nhập đầy đủ thông tin. Các thông tin đánh dấu (*) là những thông tin bắt buộc điền.Cụ thể

+ Họ tên, này tháng năm sinh, giới tính

+ Số điện thoại

+ CMND/CCCD

+ Địa chỉ hiện tại

+ Tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Bước 2: Lựa chọn cập nhật mũi tiêm:

Tại mục này công dân lựa chọn cập nhật chứng nhận tiêm vắc xin nào mà mình chưa được cập nhật trên hệ thống. Cụ thể, công dân chọn 1 trong 3 mục sau:

+ Đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có chứng nhận tiêm

+ Đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có chứng nhận tiêm mũi 1

+ Đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Bước 3:  Điền thông tin mũi tiêm

Ở mục này, nếu người tiêm chưa cập nhật mũi 1 hoặc 2 thì chỉ cần nhập thông tin mũi chưa được cập nhật. Nếu chưa cập nhật 2 mũi thì phải nhập thông tin cả 2 mũi.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Sau đó, công dân đính kèm hình ảnh hoặc file về giấy chứng nhận tiêm vắc xin những mũi chưa được cập nhật.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Lưu ý:

+ Đính kèm tối đa 4 file

+ Chỉ cho phép file dạng .png, .jpg, .jpeg, .pdf và dung lượng không quá 10MB

Bước 4Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”

Công dân nhập mã xác nhận:

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Cuối cùng kiểm tra lại toàn bộ thông tin và nhấn nút Gửi phản hồi.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Xem thêm:
>> 04 lưu ý quan trọng khi đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, mũi 2

>> Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19: Những điều cần biết

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

15 tháng 9 2021

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Mô hình cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" vừa được để xuất đã gây nhiều băn khoăn về năng lực triển khai của chính quyền và nhiều vấn đề khác.

Sau khi đã tiêm phủ vaccine đáng kể tại một số khu vực trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Việt Nam đang có kế hoạch mở cửa dần trở lại.

Một trong những biện pháp được đề xuất và hầu như sẽ được thực hiện, trước hết tại TP HCM, là cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

"Thẻ xanh" được đề nghị cấp cho những người đã tiêm đủ số liều vaccine ngừa Covid-19, mà đối với các vaccine đang được tiêm hiện nay tại Việt Nam gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm là hai liều.

Những người mới được tiêm một liều - tức một nửa yêu cầu - sẽ được cấp "thẻ vàng".

Sài Gòn tiếp tục phong tỏa, cấp 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' thế nào?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Ngoài ra, những người nhiễm bệnh Covid-19 mà bình phục - tự khỏi hoặc qua điều trị - cũng được coi là có kháng thể. Tại Việt Nam, các cơ quan y tế tạm thời cho rằng những người này có kháng thể trong sáu tháng, nên cũng là đối tượng được cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

Một người có "thẻ xanh" sẽ có quyền đi lại nhiều hơn người có "thẻ vàng", còn người có "thẻ vàng" thì có quyền đi lại nhiều hơn người chưa có thẻ.

"Thẻ xanh" và "thẻ vàng" về bản chất là giấy chứng nhận đã tiêm ngừa vaccine hoặc đã có kháng thể sau khi nhiễm bệnh.

Phương pháp này được coi là có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Thứ nhất là có thể cho phép các địa phương đã tiêm ngừa rộng rãi dần mở cửa trở lại, khôi phục dần các hoạt động kinh tế, xã hội. Thứ hai, nó khuyến khích người dân, những người vì lý do nào đấy mà chưa tiêm, đi tiêm vaccine để có được "thẻ xanh", "thẻ vàng", qua đó có thể đi lại thoải mái hơn.

Chụp lại hình ảnh,

Khu vực cách ly ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 13 tháng 8 năm 2021

Trên thực tế, việc phân loại theo màu này đã được tiến hành tại Trung Quốc từ năm ngoái. Những người mang mã QR màu xanh có thể đi lại mà không bị hạn chế, những người mang màu vàng có thể được yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày.

Nhiều nước châu Âu cũng sử dụng các cơ chế tương tự cho việc đi lại xuyên biên giới.

Trong khi đó, nhiều nước tỏ ra thận trọng khi áp dụng cơ chế "giấy thông hành" dựa trên tình trạng miễn dịch bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quyền công dân, bao gồm quyền đi lại và quyền nhân thân.

Tại Việt Nam, bài toán "thẻ vàng", "thẻ xanh" thoạt tiên nghe hấp dẫn, nhưng khi triển khai đã vấp phải nhiều vướng mắc.

Đầu tiên là dữ liệu tiêm chủng của người dân không được lưu đầy đủ. Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cho biết đến sáng 13/9, qua so sánh dữ liệu cá nhân, còn khoảng 2 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật dữ liệu lên cổng; 800.000 người phản ánh bị mất "chứng nhận tiêm chủng".

Đây chỉ mới là thông tin chưa đầy đủ được tiếp nhận qua kênh này. Trên thực tế, số người đã tiêm nhưng chưa được đồng bộ hóa trên hệ thống quản lý điện tử còn lớn hơn.

Vấn đề khó thống kê hơn nữa là các trường hợp bị bệnh và đã bình phục. Theo khuyến cáo của ngành y tế Việt Nam, người bị bệnh Covid-19 đã bình phục thì sau sáu tháng mới được tiêm chủng. Điều này có nghĩa rằng trong thời gian sáu tháng từ khi khỏi bệnh, người đó được coi là đã mang kháng thể, do đó cũng là đối tượng được cấp thẻ.

Tuy nhiên, thực tế lại rất phức tạp và có thể nằm ngoài khả năng quản lý của chính quyền.

Lấy thẻ vàng covid ở đâu
Lấy thẻ vàng covid ở đâu

Nguồn hình ảnh, HUU KHOA/Getty Images

Tại TP HCM và một số tỉnh có ca nhiễm cao, trong giai đoạn ngành y tế quá tải, người dân được khuyến cáo tự điều trị ở nhà. Rất nhiều trường hợp tự điều trị và bình phục đã không được cơ quan y tế hay chính quyền ghi nhận. Một khi chính sách thẻ vàng, thẻ xanh được triển khai, họ có thể là những người bị "lọt lưới", qua đó mất quyền lợi đi lại.

Hiện có nhiều ý kiến đề xuất tổ chức xét nghiệm kháng thể xác định tình trạng miễn dịch để cấp thẻ cho các đối tượng tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, giải pháp này cũng gây ra quan ngại về lãng phí, mất thời gian giữa lúc các nguồn lực của ngành y tế và xã hội đang dồn cho công tác xét nghiệm, điều trị.

Một trong những vấn đề gây quan ngại nữa là việc áp dụng thẻ vàng, thẻ xanh có thể ảnh hưởng tới quyền đi lại của người dân. Nếu việc triển khai không hợp lý, sẽ làm nảy sinh tình trạng lạm quyền, làm khó người dân, đẻ thêm thủ tục, tạo thêm cơ chế xin - cho, chạy chọt mới.

Việt Nam: Cách Thủ tướng phê bình tỉnh Kiên Giang làm dư luận xôn xao

World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế'

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

Bình luận về vấn để thẻ xanh, thẻ vàng, nhà hoạt động Lương Thế Huy chia sẻ trên Facebook cá nhân:

"Quyền tham gia đời sống đi liền với 'thẻ xanh' cần được cẩn trọng. Nhiều nước đang nghiên cứu thì đã dừng. Tại sao? Vì mục tiêu trong dịch là sẽ bao phủ vaccine tối đa để đạt miễn dịch cộng đồng và/hoặc luôn kiểm soát được số ca nhập viện trong năng lực của hệ thống y tế. Vậy thì chưa kịp phân chia, cấp xong hết 'thẻ xanh, vàng' thì đã bao phủ xong, kể cả có một nhóm thiểu số không tiêm vaccine (chủ quan hoặc khách quan) thì họ cũng được bảo vệ luôn khi bao phủ đủ rộng, vậy việc hạn chế quyền tham gia đời sống theo 'xanh, vàng, đỏ' khi đã bao phủ vaccine là không cần thiết. Nó chỉ hiệu quả rất ngắn hạn khi chưa bao phủ đủ rộng vaccine.

Từ đó, ông cho rằng thoạt nghe qua thì mô hình này khá hấp dẫn, "tuy nhiên cần thảo luận rất kỹ để quy định thật sự phát huy được về dài hạn chứ không phải tốn công hoàn thiện dữ liệu rồi không dùng được trong thực tế."