Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý giúp bảo vệ hệ miễn dịch cơ thể, tăng cường trí nhớ, bảo vệ thận và nhiều công dụng hữu ích khác. Vậy nguồn gốc hình thành đông trùng hạ thảo từ đâu? Đối tượng nào không nên sử dụng đông trùng? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết các tác dụng đông trùng đối với sức khỏe sau bài viết dưới đây nhé!

\>>> Xem thêm:

  • Thuốc Ginkgo Biloba: Công dụng, cách dùng, liều dùng và lưu ý
  • Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết
  • Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học

Đông trùng hạ thảo tên tiếng Anh còn được gọi là Cordyceps là một loại nấm ký sinh thuộc họ nấm túi đã được sử dụng trong y học Trung Quốc hơn 1.500 năm. Nấm ký sinh được phát triển trên ấu trùng của con sâu non (sâu bướm).

Thông thường vào mùa đông, nấm Cordyceps sẽ có cơ hội xâm nhập và ký sinh trên các loài sâu bọ thuộc chi Hepialus gọi là đông trùng. Còn vào mùa hè, loại nấm này sẽ lấy tất cả các chất dinh dưỡng có trong sâu bướm để có thể phát triển và nảy mầm thành những nhánh thân dài gọi là hạ thảo. Do đó, loại nấm này mới có tên là đông trùng hạ thảo.

\>> Xem thêm:

  • Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
  • Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang
    Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024
    Đông trùng hạ thảo là loại nấm ký sinh được phát triển trên ấu trùng của sâu bọ (Nguồn: Internet)

Từ sự phát triển từ mùa đông sang mùa hè của loại nấm mà loại dược liệu này có tên là đông trùng hạ thảo. Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đông trùng hạ thảo đã được nuôi trồng theo mô tuýp công nghiệp.

\>> Xem thêm:

  • Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
  • Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Tác dụng của đông trùng hạ thảo

Với hơn 17 loại acid amin khác nhau cùng các vitamin A, C, B12 và hàm lượng lớn lipid mà ngày nay đông trùng hạ thảo đã được ứng dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ. Trong y học cổ truyền, đông trùng là loại dược liệu có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ thận, tráng dương, bổ phổi,…

Nâng cao sức khỏe thể chất

Khi cơ thể được sản xuất các phân tử ATP hay còn được gọi là adenosine triphosphate thì sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Đông trùng hạ thảo là một trong những loại dược liệu giúp cơ thể sản sinh được phân tử ATP. Nhờ đó, quá trình tập luyện thể thao sẽ được tăng năng suất và hiệu quả hơn.

Giảm mệt mỏi

Đông trùng hạ thảo với nhiều hàm lượng vitamin cùng nguyên tố selen có tác dụng phục hồi nhanh chóng các triệu chứng mệt mỏi. Đồng thời, đông trùng hạ thảo còn có khả năng tiêu diệt các loại virus, giảm tình trạng đau nhức, tê bì chân tay.

Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024
Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường năng lượng giảm mệt mỏi (Nguồn: Internet)

Chống lão hóa

Quá trình lão hóa sẽ được diễn ra nhanh chóng khi bước vào độ tuổi 30. Khi mà các tế bào đang dần bị thoái hóa và được biểu hiện rõ trên da và mái tóc. Với tác dụng chống lại các gốc tăng do, giảm các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, đông trùng hạ thảo giúp người lớn tuổi tăng cường sức khỏe, tăng ham muốn tình dục và cải thiện làn da, mái tóc.

\>> Xem thêm:

  • Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
  • Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc

Tăng cường hệ miễn dịch

Chức năng miễn dịch cơ thể sẽ bị suy yếu khi bị mệt mỏi hoặc về già. Hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể tránh xa các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp mãn tính. Được biết đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng việc tăng số lượng bạch cầu, tế bào T-helper và tế bào NK.

Tăng cường trí nhớ não bộ

Với các hoạt chất như cordycepin, adenosine, D-mannitol, Polysaccharide có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt trong hệ thần kinh và tim mạch. Đặc biệt các hợp chất trên còn tác dụng an thần, giảm căng thẳng và trì sự tỉnh tảo.

Phòng chống bệnh ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham (NaturalNews) đã phát hiện được đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nhờ các vào các hoạt chất như cordycepin, polysaccharide,…. Đây là những hợp chất giúp giảm quá trình di căn qua máu của các tế bào Ung thư như ung thư máu, ung thư não, phổi, ung thư bướu. Ngoài ra với hợp chất polysaccharides thì đông trùng hạ thảo còn có tác dụng an thần và giảm các cơn đau từ căn bệnh ung thư.

\>> Xem thêm:

  • 10 tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe, cách dùng hiệu quả
  • Dầu hoa anh thảo: Công dụng, cách dùng có thể bạn chưa biết
    Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024
    Đông trùng hạ thảo giúp ngăn chặn sự phát triển tế bào Ung thư (Nguồn: Internet)

Điều trị bệnh tiểu đường

Khi chỉ số HbA1c lớn hơn 6.5% thì cơ thể có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. Được biết trong đông trùng hạ thảo có chứa hàm lượng cao Selen nên có tác dụng giảm HbA1C xuống mức thấp, chức năng chuyển hóa oxy và glucose trong cơ thể sẽ diễn ra bình thường.

Bên cạnh đó, đông trùng còn có tác dụng tăng cường khả năng sản xuất của insulin, giúp điều hòa lượng máu và duy trì đường huyết, bảo vệ tế bào beta trong tuyến tụy và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Điều trị bệnh thận mãn tính

Thận có thể bị tổn thương bởi các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống thấp cyclosporin A. Với khả năng chống viêm từ đông trùng hạ thảo mà thận có thể được bảo vệ và giảm khả năng suy thận mãn tính.

\>> Xem thêm: Rau chân vịt: Lợi ích, Tác dụng của cải bó xôi

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có thể dụng bằng cách làm trà để uống hằng ngày, sử dụng viên uống, bột uống,… Hoặc có thể dùng ngâm rượu. Với những người vừa mới sử dụng đông trùng hạ thảo thì có thể sử dụng đông trùng nấu cháo, hầm chung với thịt gà, thịt vịt. Tùy vào nhu cầu và sở thích từng người mà cách dùng đông trùng phù hợp.

Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024
Đông trùng hạ thảo có thể dùng làm trà hoặc ngâm rượu (Nguồn: Internet)

Ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?

Mặc dù đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng về sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Phụ nữ đang cho con bú hay đang trong thời kỳ mang thai, hành kinh, trẻ nhỏ dưới 13 tuổi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Với những ai có tiền sử Dị ứng với nấm mốc hay men thì cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng.

\>> Xem thêm: Cây đinh lăng – Vị thuốc quý giúp điều trị bách bệnh

Tác hại của đông trùng hạ thảo khi sử dụng sai cách

Bất kỳ loại dược liệu nào cũng nên cần được sử dụng đúng cách và phù hợp với tình trạng cơ thể. Nếu sử dụng quá mức thì dược liệu này vẫn mang lại một số tác hại như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,… Nếu gặp bất kỳ triệu chứng trên bạn nên tìm ngay đến cơ sở hoặc trạm y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

\>>> Xem thêm: Trị bệnh bằng cây sầu đâu có lợi ích gì?

Một số lưu ý khi sử dụng

Sau khi hiểu rõ về những tác dụng và tác hại khi sử dụng đông trùng hạ thảo sai cách, người đọc cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau để sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả hơn.

  • Không nên dùng đông trùng khi chưa được 13 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, thời kỳ kinh nguyệt.
  • Vì đông trùng hạ thảo có tính nóng nên hạn chế dùng thêm đồ cay nóng trong quá trình dùng đông trùng.
  • Với những ai mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus,…thì không nên dùng đông trùng hạ thảo.
  • Hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng cơ chảy máu với những người có rối loạn đông máu.
  • Khi nấu đông trùng hạ thảo không nên cho quá nhiều và không hầm quá hơn 2 giờ.

\>> Xem thêm: Hoa hòe chữa bệnh gì? Công dụng của hoa hòe đối với sức khỏe

Nấm đông trùng hạ thảo là gì năm 2024
Lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp:

Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không?

Đông trùng hạ thảo có thể dùng hằng ngày. Tuy nhiên, liều lượng mỗi ngày cần được định mức và sử dụng với lượng vừa phải.

Uống đông trùng hạ thảo bao lâu thì có tác dụng?

Thời gian uống để mang lại hiệu quả thường sẽ từ 3-4 tháng. Đặc biệt là nên uống đông trùng hạ thảo trước khi ăn 30 – 45 phút.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo với phụ nữ

Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng trong việc cải thiện vóc dáng, nâng cao thể chất và phòng ngừa các bệnh Ung thư đối với phụ nữ.

Qua bài viết trên, hy vọng quý độc giả đã cái nhìn tổng quan về đông trùng hạ thảo cùng với những công dụng đối với sức khỏe. Mặc dù đông trùng hạ thảo mang lại nhiều tác dụng, nhưng trước khi dùng bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và cho lời khuyên hữu ích nhất. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

\>> Xem thêm: 12 Công dụng của lá bạc hà trong chữa bệnh

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tại sao lại gọi là nấm đông trùng hạ thảo?

Đến mùa hè, lúc này chúng đã phát triển thành nấm dạng sợi và thoát ra khỏi xác của ấu trùng rồi mọc vươn lên mặt đất, trở thành cây nấm trưởng thành. Vì mùa đông nó là sâu, mùa hè hóa thành nấm nên được gọi là đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo Việt Nam có tác dụng gì?

Chống ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch..

Chống lão hóa..

Hỗ trợ hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường..

Cải thiện sức khỏe sinh lý.

Giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng phục hồi..

Tác dụng bảo vệ thận..

Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính và các bệnh liên quan..

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu đông trùng hạ thảo?

Liều dùng đông trùng hạ thảo Hiện tại, không có liều lượng chung cho đông trùng hạ thảo tươi. Tuy nhiên, liều lượng thường được sử dụng trong nghiên cứu ở người đối với đông trùng hạ thảo dạng uống hoặc dạng thực phẩm chức năng là 1 – 3 gam mỗi ngày và đã được chứng minh là an toàn, có lợi cho sức khỏe .

Nước uống đông trùng hạ thảo Hàn Quốc có tác dụng gì?

Điều tiết hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. Phòng chống các chứng bệnh về hô hấp như: Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, lao phổi và các bệnh về phổi,…