Vì sao các cụ nhuộm răng đen

Nhuộm răng đen là phong tục lâu đời của người Việt ta

Ở Việt Nam, tục nhuộm răng đen không chỉ có ở người Việt mà còn có ở nhiều dân tộc khác như Thái, Sila, Dao… Và cũng không chỉ riêng Việt Nam, ở Campuchia (Cao Miên xưa), người Mã Lay (Nam đảo), An Độ, Nhật Bản, Nam Trung Hoa cũng có tục này.

Nguồn gốc của tục nhuộm răng đen

Vì sao các cụ nhuộm răng đen
Tục nhuộm răng có ở tất cả các dân tộc trên lãnh thổ nước Việt NAm (Ảnh minh họa)

Lịch sử của tục nhuộm răng ở Việt Nam vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Theo truyện cổ tích nước ta ghi nhận vào thời nhà Chu, ở Việt Nam đã xuất hiện tục nhuộm răng, theo đó "Người Việt có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen..." và có liên quan đến hai tập tục khác là ăn trầu và xăm mình. Tuy nhiên, trong Đại Việt Sử ký Toàn thư lại không ghi nhận điều này, mặc dù có đề cập đến tục xăm mình.

Trong Lịch sử Việt Nam (Tập I, NXB KHXH, 1971, trang 48) có ghi: "thời Hùng Vương… người ta nhuộm răng, ăn trầu".

Vào thế kỷ XVIII (1789), trong bài Hịch của Vua Quang Trung có một đoạn nói về tục nhuộm răng như sau:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Như vậy, có thể tạm xác định tục nhuộm răng đen đã ra đời từ rất lâu, có thể có từ thời Văn Lang. Trong đó, thông tin đáng tin cậy nhất là khoảng trước thế kỷ XVIII đã có tục này.

Ý nghĩa của việc nhuộm răng đen

Tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Trong văn chương, tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được.

Vì sao các cụ nhuộm răng đen
Ý nghĩa của việc nhuộm răng đen

"Răng đen ai nhuộm cho mình

Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?" (Ca dao)

Hay:

"Lấy chồng cho đáng tấm chồng,

Bõ công trang điểm má hồng răng đen" (Ca dao)

Và:

"Năm quan mua lấy miệng cười

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen" (Ca dao)

Trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" Hoàng Cầm:

"...Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng..."

Bên cạnh đó là ý thức dân tộc trong việc phân biệt hai nền Văn hóa phương Nam (Việt Nam) và phương Bắc (Trung Quốc). Bài Hịch của Quang Trung là một dẫn chứng về điều này, đã là người dân Việt thì dù nam hay nữ từ 16 đến 17 tuổi đều phải nhuộm răng đen. Người nào để răng trắng thì bị khinh rẻ, miệt thị vì cho là người bất chính mà trong dân gian thường dùng câu: “Răng trắng như răng chó”, “Răng trắng như răng ngô”.

Việc nhuộm răng đen đã trở thành luật, phổ biến trong dân chúng, trừ những đứa trẻ còn răng sữa, ngoài ra đều phải nhuộm đen, không ai có thể cưỡng lại quy luật trên. Nếu phạm luật sẽ bị cộng đồng tẩy chay. Nếu chỉ dựa trên quan điểm thẩm mỹ thì mang tính cá nhân nhưng khi đã thành luật thì nó mang một ý nghĩa khác, mang tính quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh này, chinh chiến luôn diễn ra triền miên giữa nước ta và chính quyền phong kiến phương Bắc, vì vậy, chỉ có một cách hiểu đúng là ý thức phân biệt văn hóa hai miền Nam - Bắc và chống đồng hoá.

Thợ nhuộm răng đen

Tục nhuộm răng có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Khi lên mười ba, mười bốn tuổi, mọi người đều thích nhuộm răng. Việc nhuộm răng trải qua nhiều giai đoạn, kéo dài từ một đến hai tuần và những thứ thuốc gia truyền thường được xem như một thứ gia bảo, người ngoài khó biết được công thức pha chế.

Vì sao các cụ nhuộm răng đen
Thợ nhuộm răng đen

Ở nông thôn có người nhuộm răng gọi là "thầy", ông ta đi từ làng này sang làng khác để hành nghề. Ở Huế lại có các "bà thầy" nhuộm răng thường hành nghề cố định trong các chợ, như chợ Đông Ba có đến 5, 6 người hành nghề này. Họ có một cái sạp ngay giữa chợ, các chợ nhỏ như chợ Bến Ngự, chợ Bao Vinh, chợ An Cựu cũng có một đến hai "bà thầy" nhuộm răng.

Ở kinh đô Huế có bà thầy vừa hành nghề nhuộm răng vừa sản xuất thuốc nhuộm, thuốc xỉa... Muốn nhuộm răng phải ghi tên và đặt tiền cọc trước, có khi mất cả hàng tháng mới được nhuộm.

Kỹ thuật nhuộm răng đen

Người Việt chỉ nhuộm răng khi đã thay răng sữa hoàn toàn, vì đây là thời điểm răng còn non, dễ thấm thuốc vào men răng. Thuốc dùng để nhuộm bao gồm các thành phần chủ yếu như: Bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh, phèn đen, nhựa gáo dừa.

Vì sao các cụ nhuộm răng đen
Kỹ thuật nhuộm răng đen

Nhuộm răng trước hết phải vệ sinh răng sạch, sáng bóng. Ba ngày trước khi nhuộm phải đánh, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn muối. Một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh, súc miệng bằng rượu trắng, để men răng “mềm”. Thời gian này là một thử thách lớn vì nước cốt chanh sẽ làm sưng hết các bộ phận của miệng và răng. Thuốc nhuộm được pha từ bột cánh kiến và nước cốt chanh tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó trét (trát) lên lá dừa hoặc cau rồi áp lên răng. Công đoạn này thường được thực hiện sau buổi cơm chiều, nửa đêm sẽ được thay bằng một miếng khác, tương tự. Hôm sau người “thầy” nhuộm sẽ gỡ miếng nhựa sơn ra, người nhuộm phải súc sạch miệng bằng nước mắm hoặc nước dưa chua. Trong khi đắp sơn tuyệt đối không được mở miệng, tuần tự việc thay lớp thuốc nhuộm diễn ra 2 lần trong ngày, kéo dài trong 7 ngày liên tục. Trong những ngày này, người được nhuộm chỉ nuốt trọng (chửng) thức ăn. 

Khi răng có màu đỏ giống màu cánh kiến thì được bôi một hỗn hợp dung dịch khác bao gồm: phèn đen và nhựa cánh kiến, được phết trong vòng 2 ngày. Cuối cùng là cố định răng bằng nhựa gáo dừa, tác dụng của loại nhựa này nhằm tạo lớp men phủ trên thân răng. Kết quả của quá trình công phu này là một hàng răng đen đều như những hạt mãng cầu (na) hay còn gọi là răng hạt huyền. Để giữ răng luôn đen bóng, hàng năm phải phủ lên lớp như gáo dừa này.

Nếu được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ màu đen bóng 20, 30 năm. Muốn cho hàm răng lúc nào cũng đen nhánh thì độ một năm lại nhuộm bồi thêm một lớp. Răng không được chăm sóc sẽ bị phai màu, loang lổ gọi là "răng cải mả", trông không đẹp.

Vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân phương Tây đến nước ta, trào lưu nhuộm răng đen ngày càng giảm và mất đi. Ngày nay, hiếm gặp những thiếu nữ răng đen trên đường phố, có chăng là những cụ già ở vùng Bắc Bộ.

Tục nhuộm răng, ăn trầu là những phong tục truyền thống của nước ta, mặc dù hiện nay không còn tồn tại nhưng tục nhuộm răng là một trong những giá trị văn hóa dân tộc cần được trân trọng và lưu giữ. 

>>> Xem thêm:

Đạo vợ chồng trong phong tục Việt Nam

Tục Ăn Trầu - Nét Đẹp Văn Hóa Cần Được Bảo Tồn

Xin Chữ Đầu Năm Và Ý Nghĩa Của Tập Tục Truyền Thống Này

Nhuộm răng đen là một phong tục của người Việt xưa, những ai có hàm răng đen bóng đều được cho là đẹp, cho đến vài chục năm trước, tục lệ này vẫn còn khá phổ biến.

Tuy là một phong tục phổ biến của người Việt xưa, nhưng nhiều bộ phim cổ trang Việt rất ít khi để cho các nhân vật xuất hiện với hàm răng đen, trừ các nhân vật cụ bà. 

Với quan điểm làm tác phẩm có bối cảnh lịch sử, thì dù nội dung có hư cấu đến đâu, bối cảnh văn hóa, sinh hoạt đều phải giống với lịch sử, nhóm tác giả Long thần tướng đưa nhiều đặc trưng văn hóa người Việt xưa vào. Bộ truyện có bối cảnh thời Trần, nên hầu hết nhân vật đều xăm mình, và nhuộm răng đen. Duy chỉ có nhân vật chính (Long) được vẽ với hàm răng trắng, và trong truyện hay bị mắng “Cái thằng răng trắng ởn như răng chó”. Nhóm tác giả lý giải họ chủ đích để Long có hàm răng trắng, như một cách tạo ấn tượng cho nhân vật chính.

Trailer Truyền thuyết Long thần tướng 3 Những hình ảnh trong Truyền thuyết Long thần tướng với hầu hết các nhân vật đều nhuộm răng đen

Trong nhiều cuốn sách viết về văn hóa người Việt xưa đều nhắc tới hàm răng đen như một đặc trưng. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, viết trong cuốn Việt Nam Văn hóa sử cương, tục nhuộm răng đen có từ cách đây hàng nghìn năm.

Sách dẫn lời Giáo sư Henri Maspéro, cho rằng tục nhuộm răng cũng như tục ăn trầu, dân ta có từ thời đại Văn Lang. “Nhưng hai phong tục ấy không phải phong tục đặc biệt của người Việt Nam, vì người Cao Man, người Ấn Độ, người Mã Lai ăn trầu còn nhiều hơn người Việt Nam, mà răng nhuộm thì ta thấy người Nhật Bản xưa cùng người Mã Lai và ít nhiều giống thổ dân ở Nam Dương quần đảo cũng có tục ấy”, sách Việt Nam Văn hóa sử cương viết.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhuộm răng đen trở thành một phong tục phổ biến, kéo dài cho đến thế kỷ 20.

Nhiều người thường nghĩ rằng người Việt Nam xưa vì ăn trầu cho nên có răng đen. Thực ra tục ăn trầu và tục nhuộm răng không có quan hệ gì với nhau, tuy hai tục ấy đều khiến cho răng thành vững chắc.

Người Việt Nam bất cứ nam nữ, chừng 16, 17 tuổi đều nhuộm răng. Vì những chất dùng để nhuộm răng là những chất nồng và cay, nên môi và lưỡi đều sung, khiến người nhuộm răng phải nhịn cơm và đồ ăn cứng đến nửa tháng; chỉ ăn đồ lỏng (cháo) hoặc đồ không nhai mà dễ nuốt (bún) mà thôi. Trong thời kỳ nhuộm, để cho thuộc ăn chặt vào răng, nên cũng vì lẽ ấy mà phải kiêng nhai đồ cứng.

Vì sao các cụ nhuộm răng đen
Răng đen là một trong những tiêu chí đánh giá vẻ đẹp người xưa. Trong ảnh là một người phụ nữ Việt chụp năm 1908. Ảnh: Pierre Dieulefils

Thông thường, ở nước ta xưa thì người nào để răng trắng là người bất chính, bị thiên hạ chê cười. Nhưng câu “Răng trắng như răng chó”, “Răng trắng như răng ngô” đều có hàm ý bỉ bạc. Răng đen là một yếu tố của nhan sắc đàn bà con gái.

Những câu ca dao cho thấy giá trị của răng đen như: “Lấy chồng cho đáng tấm chồng/ Bõ công trang điểm má hồng răng đen”, hay “Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/ Ba thương má lúm đồng tiền/ Bốn thương răng nhánh hột huyền kém thua”.

Dẫu người đẹp thế nào mà răng không đen nhành thì nhan sắc cũng giảm. Bởi vậy, người Việt Nam xưa, nhất là đàn bà con gái, nhuộm răng rồi còn phải dùng những thuốc gọi là thuốc xỉa để giữ cho răng được luôn luôn đen bóng.

Trong bài hịch của vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc nhà Thanh vào năm 1789 có câu liên quan đến tục nhuộm răng vì đây là một tập tục quan trọng trong văn hóa người Việt: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoà”.

Cho đến năm 1948, khi Hoàng Cầm viết bài thơ Bên kia sông Đuống, tục nhuộm răng đen vẫn còn. Bài thơ có hai câu miêu tả người phụ nữ: “Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng”.

Trên thực tế, từ đầu thế kỷ XX, ở các thành thị lớn của Việt Nam, tục ăn trầu và nhuộm răng đã suy yếu nhiều. Thanh niên nam nữ phần nhiều không ăn trầu, để răng trắng. Phong tục nhuộm răng đen ít đi, dần dần biến mất.