Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong bài thơ là gì

Bài Làm:

Trong hai câu 5,6 của bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua những hình ảnh “đá trơ gan” và “nước cau mặt”.

Nghệ thuật nhân hóa khiến cho câu thơ trở nên sống động và có hồn.

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 12: Ánh trăng

Dựa vào mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, hãy chỉ ra bố cục của bài thơ.

Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?

Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào

Theo em, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, thông điệp gì trong bài thơ?

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?

Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?

Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên.

Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.

Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?

Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.

Có những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng trong văn học?

Trong văn học chúng ta thấy rằng nhờ có các biện pháp nghệ thuật nên văn học trở nên thú vị và đa dạng hơn về các kiểu nghĩa của câu của từ. Có rất nhiều các loại biện pháp nghệ thuật khác nhau, mỗi biện pháp nghệ thuật sẽ có tác dụng khác nhau trong câu, tùy vào mục đích sử dụng của người viết mà sử dụng. Vậy dể hiểu thêm về các biện pháp nghệ thuật và tác dụng trong văn học? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong bài thơ là gì

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Có những biện pháp nghệ thuật nào?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều tới các loại biện pháp nghệ thuật đây là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật (nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ). Tuy nhiên trong nghiên cứu văn học, người ta thường nói đến biện pháp nghệ thuật khi xác định những hình thức mới hoặc khi nói đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã ổn định, cố định vào mục đích mới.

Như vậy, biện pháp nghệ thuật nào nổi bật sẽ có ý nghĩa và đóng vai trò trong câu cho câu thêm phong phú và đúng nghĩa cũng như mục đích sử dụng hơn ví dụ: việc đưa các yếu tố kì ảo và nghịch dị vào cốt truyện “giống như thật” của tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, toàn bộ các biện pháp nghệ thuật đặc thù của văn học “dòng ý thức”, việc sử dụng một cách khác thường các hình thức cú pháp và nhịp điệu trong thơ vào văn xuôi (ví dụ: cách dùng từ độc đáo, “lệch chuẩn” trong tùy bút Nguyễn Tuân),… Cụ thể các biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh

+ Ẩn dụ

+ Nhân Hóa

+ Hoán dụ

+ Nói quá

Xem thêm: Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xăm hình nghệ thuật

+ Nói giảm nói tránh

+ Điệp từ

+ Chơi chữ

2. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn học?

Chúng ta đã nghe rất nhiều qua chương trình học môn ngư văn về cụm từ  “biện pháp nghệ thuật “ những lại chưa rõ về nó, cụ thể thì đây là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật ( nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…) việc đưa các biện pháp nghệ thuật là đã có sự dự tính sẵn của tác giả, khi đã xác định được những mục đích, do đó nếu lựa chọn được một biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ là tác phẩm trở nên đắt giá.

Nếu chúng ta nhìn trên những tác phẩm trong văn học vừa có việc cải biến một cách có ý thức các biện pháp nghệ thuật truyền thống, lại vừa có việc kế thừa chúng cả ở cấp độ phong cách cá nhân, cả ở cấp độ “phong cách lớn” của một thời đại. Ví dụ: ở chủ nghĩa cổ điển việc bắt chước các mẫu mực được coi là tất yếu, làm khác đi sẽ bị coi là sai trái. Sự ổn định của các biện pháp nghệ thuật – nét đặc thù của một thời đại văn học – dẫn đến việc tạo nên các khuôn mẫu sẽ đưa tới thói học đòi. Các biện pháp nghệ thuật khuôn mẫu vốn có chức năng đặc biệt, đáng kể về mặt thẩm mĩ trong sáng tác dân gian.

Các loại chúng ta thường gặp:

1. So sánh

– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, đặc biệt là có nét tương đồng

Xem thêm: Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

– A là B:

“Người ta là hoa đất”

[tục ngữ]

“Quê hương là chùm khế ngọt”

[Quê hương – Đỗ Trung Quân]

– A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

Xem thêm: Thủ tục thành lập trung tâm dạy ngoại ngữ, nghệ thuật

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

– Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

[ca dao]

Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

=> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hóa

– Là dùng những từ ngữ vốn miêu tả hành động bản chất của con người để gán vào sự vật hiện tượng

=>Làm cho sự vật hiện tương trở nên gần gũi với con người hơn

Ví dụ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Xem thêm: Khái niệm, đặc trưng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

Các kiểu nhân hóa:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

[Tây Tiến – Quang Dũng]

3. Ẩn dụ

– Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, chúng có nét tương đồng với nhau

=> Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép triển lãm văn hóa, nghệ thuật

Ví dụ: Mặt trời của Mẹ thì nằm trên lưng

Cách nhận biết giữa so sánh và ẩn dụ:

+ So sánh: có dấu hiệu nhận biết qua các từ như sau: là, như, bao nhiêu…. bấy nhiêu.

+ Ẩn dụ: có dấu hiệu nhận biết qua các nét tương đồng của 2 sự vật hiện tượng.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Xem thêm: Vi phạm quy định về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa

[hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

[ca dao]

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

[ca dao]

Xem thêm: Thẩm quyền và thủ tục cấp, thu hồi giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

[thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

Lưu ý:

– Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

[Thương vợ – Tú Xương]

+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,…

4. Hoán dụ

– Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vât, hiện tượng khác có nét tương đồng gần gũi

=> Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách thức diễn đạt

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Xem thêm: Thủ tục cấp phép cho đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật

“Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

[Tố Hữu]

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Xem thêm: Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

[Việt Bắc – Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

5. Nói quá

– Là biện pháp dùng để phóng đại qui mô,tính chất của sự vật hiện tượng

Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với diễn viên hạng III

=> Tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc

Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”

[Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi]

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

[Việt Bắc – Tố Hữu]

Xem thêm: Quy định về hoạt động nhiếp ảnh và triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam

6. Nói giảm nói tránh

– Là biện pháp nhằm diễn đạt các ý văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển

=> Tránh gây cảm giác đau thương, mất mát, tránh cách nói một cách thô tục và thiếu lịch sự

Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Là biện pháp được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một  từ hay một cụm từ

=> Tăng sức diễn đạt, gây ấn tượng với người đọc

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với diễn viên hạng I

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

– Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Xem thêm: Nghệ thuật là gì? Sự khác biệt giữa nghệ thuật và thủ công?

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

+ Điệp nối tiếp:

“Mai sau

Mai sau

Mai sau

Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đạo diễn nghệ thuật hạng III

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

[Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]

Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đạo diễn nghệ thuật hạng II

8. Chơi chữ

– Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ

=> Tạo thanh âm cho câu thơ trở nên vui tươi, nhộn nhịp hơn

Ví dụ: Trời cho = Trò chơi

– Đó là những biện pháp nghệ thuật thông dụng trong chương trình văn học các học sinh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học

– Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

Xem thêm: Quy định pháp luật về những việc người mẫu không được làm

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

Như vậy thông qua đó chúng ta thấy được vai trò hết sức to lớn của các biện pháp nghệ thuật đối với sử dụng câu và làm cho câu văn trở nên phong phú và đúng mục đích của người viết muốn diễn đạt.