Nên đeo hàm duy trì bao lâu

Sau tháo niềng đeo hàm duy trì bao lâu để có 1 hàm răng đều đẹp như ý. Đây là thắc mắc của hầu hết các bạn khi chỉnh răng hô móm, răng khấp khểnh, răng thưa. Nhiều người nói rằng phải đeo hàm duy trì cả đời, điều này có đúng. Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu.

Nên đeo hàm duy trì bao lâu
Đeo hàm duy trì bao lâu sau tháo niềng?

Vì sao cần đeo hàm duy trì?

Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun… nhằm tạo ra lực kéo răng đưa về vị trí thích hợp, căn chỉnh khớp cắn hỗ trợ việc ăn nhai,cải thiện thẩm mỹ nụ cười.

Do răng phải trải qua một khoảng thời gian trung bình từ 18 – 24 tháng chịu lực siết mạnh nên răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường, và chưa điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn sẽ được chỉ định dùng hàm duy trì trong một thời gian để giúp răng ổn định tại vị trí mới.

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, điều này có đúng không?

Vậy phải đeo hàm duy trì bao lâu để tránh tái phát sau chỉnh nha, đeo có khó chịu không? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính bác sĩ của Nha khoa Việt Smile về chủ đề này

Chia sẻ của bác sĩ về thời gian dùng hàm duy trì

Có những loại hàm duy trì nào?

Hiện nay, khí cụ duy trì được chia làm thành 2 nhóm là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp:

Nên đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì cố định

Khí cụ duy trì này được chế tạo từ dây thép với hình dạng thẳng hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ loại hàm này vào phía mặt trong các răng trước bằng chất liệu Composite.

Khi dùng hàm cố định, bạn sẽ không thể tháo lắp được, thế nhưng đeo hàm duy trì này mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian hơn.

Hàm duy trì tháo lắp

Khí cụ duy trì tháo lắp được chia thành 2 loại là hàm trong suốt và hàm Hawlay. 

  • Hàm duy trì trong suốt được làm từ nhựa trong suốt, được thiết theo mẫu hàm riêng của bạn. Loại này có tính thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng, đem lại sự thoải mái trong suốt quá trình
  • Hàm duy trì Hawlay được làm từ kim loại cho phần vòm miệng trên và dây kim loại cho răng, có thể tháo ra lắp vào đơn giản. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa quen bạn có thể cảm thấy hơi khó phát âm, nói ngọng

Tại Nha khoa Việt Smile, chúng tôi MIỄN PHÍ hoàn toàn chi phí hàm duy trì cho mọi khách hàng. Nếu bạn niềng răng ở nơi khác mà muốn làm hàm duy trì hoặc bị mất cần làm lại thì chi phí sẽ tùy thuộc vào loại khí cụ duy trì bạn lựa chọn.

Những loại hàm duy trì trong chỉnh nha bạn cần biết

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Smile khi bạn cần hỗ trợ thông tin, giải đáp về vấn đề liên quan đến răng miệng nói chung và nắn chỉnh răng nói riêng nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Nên đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì sau niềng răng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sau chỉnh nha. Vậy có mấy loại hàm duy trì sau khi niềng răng? Ưu điểm, nhược điểm và giá thành của từng loại trong bài viết sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất về quá trình sau khi tháo mắc cài của mình.

I – Hàm duy trì là gì? Cách đeo hàm duy trì đúng cách

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là thuật ngữ chuyên môn để chỉ khí cụ hỗ trợ răng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất, giúp răng ổn định vị trí, không bị xô lệch trở lại.

Hàm duy trì sẽ giúp bạn giữ ổn định răng nhanh chóng hơn, bạn sẽ cảm thấy yên tâm khi thành quả của mình sẽ không biến mất sau 12-24 tháng niềng răng dài.

Hàm duy trì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

2. Cách đeo hàm duy trì đúng cách

Đeo hàm duy trì đúng cách cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn bởi quá trình đeo hàm duy trì là bước quan trọng sau cùng giúp hàm răng đều và khỏe.

❶ Tuân thủ đúng thời gian, liệu trình mà bác sĩ đề ra. Bác sĩ chuyên môn là người đi cùng bạn từ lúc niềng răng cho đến khi tháo măc cài nên bác sĩ là người hiểu rõ hàm răng của bạn nhất. Vậy nên tuyệt đối phải đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ.

❷ Ý thức tự giác đeo hàm duy trì vì mục đích sau cùng là hàm răng khỏe đẹp, bởi có rất nhiều trường hợp không tuân thủ, thả lỏng khiến răng lại xê dịch về vị trí ban đầu.

Bạn phải tự ý thức được tầm quan trọng của hàm duy trì, từ đó bạn sẽ đưa mình vào khuôn khổ, giúp việc đeo hàm duy trì trở nên hiệu quả hơn.

❸ Vệ sinh hàm duy trì đúng cách. Bạn phải cố gắng giữ cho hàm duy trì của mình luôn sạch tránh những tình trạng vi khuẩn xâm lấn gây ra những bệnh như viêm nha chu, răng lung lay…

❹ Tái khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Bạn có tin không khi 80% quyết định sự thành công của quá trình niềng răng gian khổ phụ thuộc vào ý thức của bạn.

Đeo hàm duy trì đúng cách là bước để giữ cho hàm răng luôn ở trạng thái ổn định. Vậy nên nếu bạn tuẩn thủ những cách đeo hàm duy trì đơn giản phía trên thì yên tâm, nụ cười rạng ngời tràn đầy tự tin sẽ luôn ở bên bạn.

II – Giới thiệu các loại hàm duy trì sau niềng răng

trên thị trường nhiều loại hàm duy trì với nhiều vật liệu khác nhau, song ở bài viết có thể đề cập đến một số loại hàm duy trì phổ biến sau:

1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định được cấu tạo bởi dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng phù hợp với từng hàm răng của mỗi người.

Chúng được gắn cố định vào ngoài hàm trên và bên trong hàm dưới, được gắn kết với nhau bằng Composite. Đây là một khí cụ cấu tạo đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bước sau cùng niềng răng.

Hàm duy trì cố định mặt trong nhằm duy trì sự ổn đinh cao bởi hàm duy trì cố định không phụ thuộc vào ý thức của bệnh nhân.

Hàm cố định được bác sĩ chuyên khoa gắn chắc vào răng, không giống hàm tháo lắp có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân lắp sai vị trí hàm.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì gắn bằng Composite nên hàm duy trì có thể long ra, điều cần thiết nhất lúc này là đến gặp bác sĩ nha khoa để chỉnh lại.

Hàm duy trì cố định mặt trong

Việc vệ sinh hàm duy trì cũng cần được đặc biệt chú trọng bởi lẽ việc đeo hàm duy trì cũng gần giống như việc đeo các dây cung niềng răng, đều cần được giữ vệ sinh đúng cách, tránh tình trạng viêm nhiễm gây các bệnh về nướu, lung lay răng, viêm nha chu.

2. Hàm duy trì Hawley (Hàm tháo lắp kim loại)

Hàm duy trì Hawley được biết đến như hàm tháo lắp kim loại, là một loại khí cụ có thể tháo lắp, nằm ngoài bề mặt răng, nối tử răng nanh bên này sang răng nanh bên kia.

Ngoài ra còn một nền nhựa phủ niêm mạc của miệng tạo mặt phẳng, kiểm soát độ cắn và giữ răng đúng vị trí trong quá trình ăn nhai.

Hàm duy trì Hawley mặc dù có tác dụng giữ ổn định răng tốt nhưng vì làm bằng chất liệu kim loại nên thường không mang tính thẩm mỹ cao.

Hàm duy trì Hawley.

Bệnh nhân thường sử dụng hàm duy trì tháo lắp kim loại vào buổi tối. Đặc biệt hàm duy trì Hawley rất hữu ích cho trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

  • Giá: 1.000.000đ – 1.500.000đ

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3. Hàm duy trì tháo lắp trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp trong suốt cũng giống như hàm duy trì kim loại về đặc điểm có thể tháo ra lắp vào được nhưng loại hàm duy trì này được làm bằng nhựa trong suốt.

Bạn sẽ được bác sĩ chỉnh nha lấy mẫu hàm và làm một máng trong suốt để bạn đeo.

Khác với hàm duy trì tháo lắp kim loại mang tính thẩm mỹ không cao nên thường chỉ được bệnh nhân sử dụng vào buổi tối, hàm duy trì tháo lắp trong suốt ưu việt hơn khi bạn có thẻ đeo máng trong suốt 24 giờ mà không sợ bị lộ hàm.

Hàm duy trì tháo lắp trong suốt.

Điều đó làm cho việc duy trì sự ổn định của răng có tính liên tục, không bị trì hoãn bởi khoảng thời gian không đeo hàm duy trì.

→ Vậy hàm duy trì loại nào tốt?

Bài viết đã nêu ra một số loại hàm duy trì trên thị trường , mỗi loại hàm duy trì đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nên không thể đánh giá loại hàm duy trì nào là tốt nhất.

Vậy nên tùy vào tình trạng răng cũng như tài chính, bệnh nhân sẽ lựa chọn những hàm duy trì phù hợp với mình nhất. Điều đó sẽ dễ dàng được thực hiện hơn nếu bạn chọn niềng răng tại một nơi uy tín và chất lượng.

III – Đeo hàm duy trì sau niềng răng bao lâu?

Tùy vào tình trạng răng và chỉ thị của bác sĩ nha khoa mà mỗi bệnh nhân sẽ có khoảng thời gian đeo hàm duy trì khác nhau.

Thông thường, sau quá trình chỉnh nha, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6 tháng – 1 năm, thời gian đeo phải đảm bảo từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày.

Sau khoảng 12 tháng đeo hàm duy trì liên tục, bác sĩ có thể khuyên bạn đeo vào 3-4 ngày trong tuần, chủ yếu vào ban đêm khi bạn ngủ.

Tại nha khoa Paris, bạn sẽ được các bác sĩ chăm sóc tận tình, kỹ thuật chuyên sâu giúp bạn yên tâm về quá trình hậu niềng răng, bảo hành cho bạn các răng ở vị trí ổn định và không tái phát.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

IV – Giải đáp thắc mắc khi đeo hàm duy trì

#1. Có nhất thiết phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng không?

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng là việc rất quan trọng của quá trình niềng răng. Khi niềng răng, nha sĩ tác dụng lên dây cung nhằm điều hướng cho răng của bạn về đúng vị trí, hoạt động này diễn ra cho đến khi răng của bạn vào vị trí ổn định.

Sau quá trình niềng răng, các răng dù đã đẹp, đúng vị trí nhưng không tránh khỏi sự xô lệch nếu không tiếp tục tác dụng lực. Vì vậy, sử dụng hàm duy trì để ổn định vị trí răng sau khi niềng là điều rất cần thiết.

Bạn đã bỏ ra một khoảng thời gian rất dài để niềng răng thì không có lý do gì để không bỏ ra thêm một chút thời gian nữa để duy trì sự đẹp của hàm răng vĩnh viễn phải không nào?

#2. Hộp đựng hàm duy trì có hình dáng như thế nào?

Khi bạn sử dụng hàm duy trì tháo lắp, bạn phải đảm bảo vệ sinh cho chúng bằng hộp chuyên dụng. Điều này góp phần quan trọng cho việc giữ sạch khoang miệng của bạn bởi vi khuẩn dẫn đến những bệnh lý về răng như viêm nha chu, sâu răng…

Hộp đựng giúp hàm duy trì luôn giữ được vệ sinh.

#3. Cách vệ sinh hàm duy trì

  • Đối với hàm duy trì ổn định:

Hàm duy trì ổn định được lắp cố định vào khuôn hàm răng của bạn cũng giống như một khí cụ niềng răng nhưng ở hình thức đơn giản hơn.

Bạn vẫn phải vệ sinh chúng bằng chỉ nha khoa, nước muối để giữ cho răng không bị xỉn màu, cũng như gây ra những bệnh lí về răng.

  • Đối với hàm duy trì tháo lắp:

– Bảo quản hàm duy trì sạch sẽ trong hộp chuyên dụng khi không sử dụng, tránh tình trạng rơi vỡ, hoặc cho hàm duy trì vào nước nóng dẫn tới biến dạng.

– Vệ sinh hàm duy trì bằng kem đánh răng chuyên dụng. Nên rửa qua hàm chuyên dụng bằng nước lạnh và sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, điều này sẽ làm sạch các cặn thức ăn còn thừa, han chế vi khuẩn gây tổn thương đến răng miệng.

– Tháo hàm khi ăn và khi hoạt động thể thao dưới nước.

Dùng bàn chải cùng kem đánh răng để vệ sinh hàm duy trì đúng cách.

Bài viết đã đề cập đến đặc điểm của các loại hàm duy trì , về những ưu điểm, nhược điểm cũng như tầm quan trọng của nó trong quá trình niềng răng. Hãy sử dụng hàm duy trì như một người bạn đồng hành trên con đường bảo vệ hàm răng khỏe đẹp của bạn.