Hẹp ống sống là gì

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể khiến một người khỏe mạnh bị bại liệt suốt đời. Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC gặp không ít trường hợp đối mặt với biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm, gây nên những cơn đau buốt khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1. Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm

Cột sống con người có cấu tạo gồm nhiều đốt sống được kết nối với nhau bằng các dây chằng và khớp. Các đốt sống này tạo thành một ống, bên trong có chứa tủy sống và các rễ thần kinh, gọi là ống sống.

Thoát vị đĩa đệm lâu ngày, nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài hình thành nên một khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm giảm đường kính trước sau hoặc đường kính ngang của ống sống, gọi là hiện tượng hẹp ống sống.

Hẹp ống sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống, nhưng phổ biến và phức tạp nhất vẫn là hẹp ống sống thắt lưng, thường tác động đến dây thần kinh tọa – dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân.

Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau cột sống thắt lưng, đau hoặc tê ở cẳng chân, bắp chân, mông, đôi khi gây chuột rút và yếu cơ, triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ giảm nếu người bệnh cong người ra trước hoặc ngồi xuống vì làm rộng ống sống, tuy nhiên triệu chứng đau sẽ trở lại nếu duy trì tư thế lưng thẳng.

Hẹp ống sống là gì
Khối thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp ống sống

Có thể bạn quan tâm:

2. Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Đôi khi triệu chứng đau do hẹp ống sống đến tức thì, nhưng nhìn chung chúng thường tiến triển trong một thời gian dài, gây nên cơn đau mạn tính.

Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm thường gây ra các thương tổn thần kinh đáng kể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt cơ. Hẹp ống sống thắt lưng có thể làm mất khả năng vận động ở hai chân, ảnh hưởng đến chức năng đi lại của bệnh nhân. Thậm chí có nhiều trường hợp bị rối loạn cơ tròn, gây bí tiểu hoặc đại tiện.

3. Chẩn đoán hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán được đưa ra dựa vào quá trình thăm khám, tìm hiểu triệu chứng và kết quả của một số xét nghiệm cần thiết như:

X-quang: Tia xạ năng lượng cao xuyên qua cơ thể, tạo ra hình ảnh trên phim X-quang hiển thị cấu trúc của xương, trục của cột sống và đường viền các khớp.

CT scanner: Nhiều tia X quang cùng quét lên cột sống theo lát cắt ngang, phối hợp xử lý bằng máy vi tính để hiển thị hình dạng, kích thước của ống sống cũng như các thành phần bên trong theo hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều.

MRI (chụp cộng hưởng từ): Đây được xem phương pháp “vàng” để chẩn đoán các bệnh về thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Nguyên lý cơ bản của chụp MRI là thu hình ảnh của các mô mềm, nhờ đó xác định được tình trạng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, mức độ chèn ép rễ thần kinh…

4. Hẹp ống sống có nên phẫu thuật không?

Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm như: phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh, làm rộng ống sống đơn thuần, phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm kèm hàn xương cố định, cố định cột sống đơn thuần sau giải ép ống sống (đối với trường hợp hẹp ống sống đa tầng ở người cao tuổi).

Tuy nhiên, tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định có nên phẫu thuật hay không. Thông thường, phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng khi bệnh nhân không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Bởi phẫu thuật cột sống tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, có thể gây ra các thương tổn cho cơ, nhiễm trùng và đau đớn.

Theo một nghiên cứu từ trường ĐH ở Mỹ (NBCNews), nhiều trường hợp phẫu thuật hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm trở nên phản tác dụng, cơn đau vẫn tái phát, không cải thiện được tình trạng bệnh. Bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên khoa Thần kinh cột sống, phòng khám ACC) cho biết, lý do dẫn đến tình trạng này là do bản chất của vấn đề gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để trong quá trình phẫu thuật.

Những rủi ro trong phẫu thuật có thể để lại hậu quả suốt đời, vì vậy bệnh nhân cần thận trọng khi quyết định chọn phương pháp này. Người bệnh cần đọc bài viết “Những rủi ro tiềm ẩn khi mổ thoát vị đĩa đệm” trước khi quyết định có nên phẫu thuật hay không.

5. Điều trị hẹp ống sống không dùng thuốc, không phẫu thuật

Trong y khoa hiện đại ngày nay, Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp điều trị bảo tồn, dựa trên nguyên lý kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Các bác sĩ sẽ tác động lực vừa đủ để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu, khối thoát vị đĩa đệm khi đó không còn chèn ép rễ thần kinh, khắc phục tình trạng hẹp ống sống.

Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên mang Trị liệu thần kinh cột sống từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Từ nhiều năm qua, ACC đã chữa lành cơn đau cho hàng chục ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tùy từng trường hợp và giai đoạn bệnh lý, các bác sĩ sẽ đề ra liệu trình điều trị phù hợp, có thể kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu cùng nhiều máy móc hiện đại tiên tiến như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Đặc biệt với liệu trình Pneumex PneuBack tiên tiến được ACC áp dụng trong thời gian gần đây, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng có thêm cơ hội mới để chữa lành.

Hẹp ống sống là gì
Liệu trình Pneumex Pneuback hiện đại từ Hoa Kỳ mang lại hiệu quả vượt trội cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngay cả khi các phương pháp giảm áp khác không phát huy tác dụng

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống giỏi đến từ nước ngoài, trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn, ACC đã mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp bệnh nhân mắc các bệnh về cột sống an tâm điều trị, nhanh chóng phục hồi và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

XEM HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỦA BÀ NGUYỄN THỊ PHẤN (74 TUỔI, SÓC TRĂNG):

Hẹp ống sống là gì
Hẹp ống sống là gì

Tìm hiểu về hẹp cột sống

Bệnh hẹp ống sống là gì?

Hẹp ống sống là tình trạng cột sống bị hẹp gây ra áp lực cho tủy sống hoặc các dây thân kinh đi qua cột sống. Hẹp ống sống thường xảy ra ở vùng dưới lưng (hẹp ống sống thắt lưng) hoặc cổ (hẹp ống sống cổ). Bệnh này thường không có quá nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giảm áp lực lên tủy sống hoặc các dây thần kinh.

Những ai thường mắc hẹp ống sống?

Hầu hết người bị hẹp ống sống đều trên 50 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Người trẻ bị hẹp ống sống thường là do bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và xương trong toàn cơ thể. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu hẹp ống sống

Những dấu hiệu và triệu chứng hẹp ống sống là gì?

Triệu chứng phụ thuộc vào vùng nào của cột sống bị hẹp. Hẹp ở phần dưới sẽ gây đau thắt lưng, mông và đùi. Ở những trường hợp nặng, chân hoặc cánh tay có thể bị tê và yếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Bị chuột rút ở tay hoặc chân;
  • Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc giữ thăng bằng;
  • Đau khi đứng hoặc đi lại;

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Xuất hiện cảm giác tê hoặc châm chích ở chân.
  • Tiểu khó hoặc mất kiểm soát tiêu tiểu.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Các nguyên nhân hẹp ống sống có thể gồm:

  • Các đĩa đệm bắt đầu khô và phình to ra;
  • Các xương và dây chằng cột sống dày lên hoặc phát triển lớn hơn;
  • Các bệnh về xương (như bệnh Paget);
  • Khuyết tật cột sống bẩm sinh;
  • Từng bị chấn thương cột sống hoặc có khối u trong cột sống.

Nguy cơ mắc hẹp ống sống

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hẹp ống sống?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hẹp ống sống, bao gồm:

  • Độ tuổi: những người từ 50 tuổi trở lên dễ có khả năng bị hẹp ống sống.
  • Di truyền: các tính trạng di truyền có thể làm cho một số người dễ bị bệnh hơn.
  • Hút thuốc: các thành phần trong thuốc lá có thể gây co mạch và các cấu trúc khác trong cơ thể.
  • Tiền sử chấn thương: chấn thương cột sống gặp phải khi còn trẻ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị hẹp ống sống.
  • Béo phì: cân nặng cơ thể quá lớn sẽ tạo nhiều áp lực lên cột sống hơn.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hẹp ống sống

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp ống sống?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Các phương pháp massage, châm cứu, chườm lạnh (hoặc chườm nóng) có thể giúp bạn giảm đau. Nếu bạn bị đau lưng dai dẳng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào vùng gần dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống để giảm cơn đau.

Phẫu thuật hẹp ống sống chỉ được cân nhắc cho những trường hợp cơn đau vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ đĩa đệm để giảm sức ép lên dây thần kinh. Ngoài ra, trong một số phẫu thuật cột sống, bác sĩ sẽ loại bỏ một số đốt sống để nới rộng ống sống.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu để xem có bệnh lý nào khác gây nên những triệu chứng này hay không. Bạn sẽ được chụp X-quang cột sống. Nếu cần hình ảnh rõ ràng hơn về xương, thần kinh, đĩa đệm đốt sống và các mô khác hoặc cần cân nhắc phẫu thuật, bạn sẽ được chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống. Phương pháp đo vận tốc dẫn truyền thần kinh cũng có thể được dùng nhằm xác định tình trạng chèn ép thần kinh có gây tê hay châm chích ở chân hay không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt cho người bị hẹp ống sống

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hẹp ống sống?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến hẹp ống sống:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau.
  • Loại bỏ chướng ngại vật: giữ cho nhà bạn không bị lộn xộn hoặc trơn trượt vì có thể gây té ngã. Nên mang giày vừa chân, gót thấp để giúp bạn giữ được thăng bằng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.