Ví dụ phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh

3 SAI LẦM CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO NẾU CHỈ SỬ DỤNG MỘT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHO MỌI TÌNH HUỐNG


Hầu hết các nhà lãnh đạo thường thích sử dụng phong cách lãnh đạo hỗ trợ, khuyến khích các nhân viên cấp dưới của mình chủ động tìm kiếm các giải pháp riêng trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Tuy nhiên, phong cách này chỉ phù hợp khi nhân viên là người có năng lực từ vừa đến cao và chỉ cần được khuyến khích để phát triển sự tự tin trong mọi việc. Vậy đối với những nhân viên mới, những nhân viên có ít năng lực hơn hoặc những nhân viên có năng lực trung bình thì nên đưa ra mức hỗ trợ như thế nào? Trong ba trường hợp này, việc nhà lãnh đạo chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo sẽ không cung cấp định hướng phù hợp với nhu cầu của mỗi nhân viên. Sai lầm này sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc không hiệu quả hoặc thậm chí ảnh hưởng đến kết quả chung của đội ngũ.


Ví dụ phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh

Các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ học cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình để tương thích với từng nhu cầu của nhân viên. (Photo: freepik.com)


Xem thêm:

  • 3 cách quyền biến phong cách lãnh đạo cho người đứng đầu
  • Phương pháp tiếp cận tình huống để lãnh đạo hiệu quả
  • Phát triển đội ngũ: Năng lực lãnh đạo tạo nên sự khác biệt

Các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ học cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình để tương thích với từng nhu cầu của nhân viên. Ví dụ, trong trường hợp một nhân viên mới được giao nhiệm vụ lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo thành công sẽ sử dụng phong cách chỉ đạo cao thiết lập rõ ràng các mục tiêu và thời hạn. Nếu một nhân viên đang gặp khó khăn trong một nhiệm vụ, người quản lý sẽ sử dụng các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ bình đẳng. Nếu nhân viên là chuyên gia trong một nhiệm vụ, người quản lý sẽ sử dụng phong cách giao phó cho nhiệm vụ hiện tại và thay vào đó tập trung vào việc đưa ra những thách thức mới và các dự án phát triển trong tương lai.

Doanh nghiệp của bạn đã có nhà lãnh đạo linh hoạt và quyền biến trong từng tình huống như vậy chưa?

Nghiên cứu từ tổ chức Ken Blanchard cho thấy sự linh hoạt trong lãnh đạo là một kỹ năng hiếm có. Khi xem xét tỷ lệ các nhà lãnh đạo có thể sử dụng thành công các phong cách Chỉ đạo, Huấn luyện, Hỗ trợ hoặc Giao quyền khi cần thiết, Blanchard đã phát hiện ra rằng 54% các nhà lãnh đạo thường chỉ sử dụng một phong cách lãnh đạo, 25% sử dụng hai phong cách lãnh đạo, 20% sử dụng ba các phong cách lãnh đạo và chỉ 1% sử dụng cả bốn phong cách lãnh đạo.

Lời khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo

Đối với các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp, dưới đây là 4 cách để bắt đầu:

1. Tạo một danh sách bằng văn bản các mục tiêu và nhiệm vụ cho mỗi nhân viên của mình.

2. Tạo một cuộc họp trực tiếp để xác định các cấp độ phát triển hiện tại cho từng nhiệm vụ. Mức độ năng lực và cam kết hiện tại của nhân viên là gì?

3. Đi đến thống nhất về phong cách lãnh đạo theo yêu cầu của người lãnh đạo. Nhân viên có cần sự chỉ đạo, hỗ trợ hay sự kết hợp của cả hai không?

4. Kiểm tra lại ít nhất 90 ngày một lần để xem mọi thứ đang diễn ra như thế nào và có cần thay đổi gì không.

Đừng chỉ áp dụng một cách thức lãnh đạo cho tất cả mọi người, trong mọi tình huống!

Để lãnh đạo mọi người một cách hiệu quả đòi hỏi người lãnh đạo phải biết cách điều chỉnh phong cách của mình để đáp ứng nhu cầu của mọi tình huống. Đầu tiên, học cách linh hoạt có thể là một thách thức đặc biệt nếu nhà lãnh đạo đã quen với việc sử dụng phương pháp một phong cách cho tất cả. Tuy nhiên, với một chút đào tạo và thực hành, nhà lãnh đạo có thể học cách chẩn đoán chính xác và linh hoạt phong cách của mình để đáp ứng nhu cầu của những nhân viên. Và tin tốt nhất là, ngay cả khi bạn đang học, nhân viên của bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Hãy bắt đầu từ hôm nay!

Theo Ken Blanchard



Chia sẻ:
Facebook Linkedin Email