Cách dịch tiếng Trung sang tiếng Việt

Phương pháp dịch thuật tiếng Trung căn bản cho người mới bắt đầu

Dịch thuật tiếng Trung là một quá trình đòi hỏi sự tỷ mỉ, trau chuốt và cực kỳ cẩn thận để phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho đáp ứng đúng nhu cầu của người đọc. Mục đích của dịch thuật là tái hiện một cách chân thực, chuẩn xác các câu từ, ngữ nghĩa theo đúng theo văn bản gốc nhưng chuyển thể sang một ngôn ngữ nào đó.

  • Các kỹ năng dịch sang tiếng dịch thuật tiếng trung mà biên dịch viên "cần có"
  • Những điều cần lưu ý khi dịch game tiếng Trung

Cách dịch tiếng Trung sang tiếng Việt

Bạn biết đó? Để làm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ cần có phương pháp dịch thuật hiệu quả phải không? Bởi vậy, hãy tham khảo một số phương pháp mà Hanoitransco.com chia sẻ dưới đây để tạo nên một bản dịch hoàn chỉnh và hoàn mỹ nhất.

Một số phương pháp dịch thuật tiếng Trung căn bản

Dịch từng từ: Khi lựa chọn phương pháp này để dịch, các từ trong văn bản gốc được dịch sang một loại ngôn ngữ khác theo yêu cầu của người đọc với nghĩa phổ biến nhất. Nhược điểm của phương pháp này là tình trạng dịch sai không mong muốn, đặc biệt khi dịch các cụm từ là thành ngữ, tục ngữ hay các điển tích điển cố,

Dịch hàm nghĩa từ vựng: trong phương pháp này, người dịch chủ yếu dựa trên các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ gốc và thường dịch sang ngôn ngữ mà người đọc yêu cầu một cách tương đối gần nhất. Mặc dù vậy, nhược điểm của phương pháp này là dịch không đúng ngữ cảnh của câu văn.

Dịch trung thành: đây là phương pháp yêu cầu người dịch cần dịch một cách chính xác nhất nghĩa của từ trong ngữ cảnh của tình huống đối với văn bản gốc. Và phải tuân thủ theo cấu trúc ngữ pháp của văn bản gốc.

Dịch sát nghĩa: phương pháp này quan tâm rất nhiều tới giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ gốc. Điều này giúp người đọc dễ hình dung hơn nội dung văn bản gốc hướng tới.

Dịch tùy ứng: Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong các văn bản thơ ca hay kịch bản. Văn bản gốc được dịch một cách hoàn chỉnh, mới theo đúng văn phong của ngôn ngữ nguồn. Từ đó, được chuyển thành văn phong của ngôn ngữ cần chuyển thể và giữ nguyên các yếu tố liên quan có tính chất quan trọng như nhân vật, đề tài hay bối cảnh.

Dịch tự do: phương pháp này tạo cho người dịch thoải mái sáng tạo. Tuy nhiên, văn phong, hình thức và nội dung thường không đồng nhất với nội dung bản gốc.

Dịch văn cảnh: đây là cách được nhiều biên dịch sử dụng nhất. Phương pháp thể hiện tương đối chính xác những thông tin mà văn bản gốc hướng tới. Mặc dù vậy, đôi lúc có thiên hướng làm thay đổi ngữ nghĩa mà văn bản gốc truyền đạt như việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn văn gốc.

Dịch truyền đạt thông tin: phương pháp này giúp người đọc hiểu được chính xác ngữ nghĩa của văn bản gốc với nội dung truyền đạt dễ hiểu và được chấp nhận nhất trong nội dung và ngôn từ của văn bản dịch.

Hãy lựa chọn một phương pháp mà bạn thấy đúng đắn nhất để sử dụng và giúp bạn thành thạo dịch thuật tiếng Trung hơn nữa nhé!

Chia sẻ :

Các bài khác

  • Thông báo nghỉ tết nguyên đán 2020
  • Trợ lý ảo Google Assistant cập nhật tính năng dịch ngoại ngữ giống bảo bối Doraemon, có hỗ trợ tiếng Việt
  • Dịch tài liệu giáo dục
  • Dịch vụ cung cấp phiên dịch tiếng Hoa
  • Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu để làm gì?
  • Những phẩm chất cơ bản mà phiên dịch viên cần có
  • Phiên dịch đuổi là gì
  • Bật mí cách nắm vững ngữ pháp khi dịch thuật tiếng Trung
  • Dịch thuật tài liệu tiếng Hàn chuyên ngành công nghệ thực phẩm
  • Dịch thuật tiếng hàn chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghệ