Thông tin là gì dữ liệu là gì năm 2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 có giải thích thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng có quy định thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

Thông tin là gì dữ liệu là gì năm 2024

Thông tin là gì? Thông tin nào người dân không được tiếp cận? (Hình từ Internet)

Thông tin nào người dân không được tiếp cận?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin công dân không được tiếp cận cụ thể như:

Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Như vậy, người dân không được tiếp cận các thông tin như sau:

[1] Thông tin thuộc bí mật nhà nước gồm thông tin có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực như:

- Chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại.

- Kinh tế, khoa học, công nghệ.

- Các lĩnh vực kháctheo quy định của luật.

[2] Thông tin mà nếu người dân tiếp cận sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng như sau:

- Gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

- Gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác.

[3] Thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước.

[4] Tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin 2016, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp do mình tạo ra, trừ trường hợp thông tin người dân không được tiếp cận.

Đối với thông tin người dân được tiếp cận có điều kiện thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

Mặt khác, cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:

- Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong hệ thống tổ chức của mình.

Lý thuyết thông tin và dữ liệu Tin học 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Thông tin và dữ liệu

- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.

Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông màu đỏ, người đi đường sẽ dừng lại.

- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Ví dụ: Màu sắc của đèn tín hiệu,…

- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin.

Ví dụ: Giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ,…

Lưu ý:

- Thông tin là cái được chứa trong dữ liệu. Dữ liệu là cái được lưu trên các thiết bị lưu trữ.

- Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau.

- Thông tin = Dữ liệu + Xử lí.

2. Tầm quan trọng của thông tin

- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.

- Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.

Tải về

  • Hoạt động 1 trang 5 SGK Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức Em hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
  • Câu hỏi 1 trang 6 SGK Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B:
  • Câu hỏi 2 trang 6 SGK Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu?
  • Hoạt động 2 trang 7 SGK Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Hãy thảo luận nhóm để đưa ra các câu hỏi giúp tìm thông tin để chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó. Luyện tập trang 7 SGK Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức

Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một địa phương (theo Tổng cục Thống kê). Em hãy xem Bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:

Khái niệm về thông tin và dữ liệu là gì?

Thông tin:là những hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lý được. Dữ liệu : là dùng để biểu diễn thông tin hoặc có thể nói dữ liệu là mã hóa thông tin trong máy tính.

Tin học lớp 6 thông tin là gì cho ví dụ?

- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông màu đỏ, người đi đường sẽ dừng lại. - Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Tin học lớp 6 dữ liệu là gì cho ví dụ?

Dữ liệu là thông tin được ghi lên vật mang tin. Ví dụ: con số, hình ảnh, văn bản, âm thanh,.. Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: giấy viết, thẻ nhớ, biển báo, đĩa CD,...

Xử lý thông tin là gì lớp 10?

Xử lý thông tin là sự thay đổi (xử lý) thông tin theo bất kỳ cách nào mà người quan sát có thể phát hiện được. Như vậy, đây là một quá trình mô tả mọi thứ xảy ra (thay đổi) trong vũ trụ, từ sự sụp đổ của một tảng đá (thay đổi vị trí) đến việc in một tệp văn bản từ hệ thống máy tính kỹ thuật số.