Nhiệt plastification của vật liệu làm răng là gì năm 2024

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NHA KHOA

MÔN HỌC VẬT LIỆU NHA KHOA

MỤC LỤC Bài 1. ĐẠI CƯƠNG - VẬT LIỆU PHỤC HÌNH VÀ TƯƠNG HỢP SINH HỌC....5 Bài 2. VẬT LIỆU LẤY DẤU....................................................................................7 1

Bài 3. VẬT LIỆU ĐỔ MẪU...................................................................................25 Bài 4. CHẤT CÁCH LY..........................................................................................32 Bài 5. SÁP – SÁP NHA KHOA..............................................................................36 Bài 6. HỢP KIM ĐÚC NHA KHOA.......................................................................51 Bài 7. NHỰA NHA KHOA.....................................................................................62 Bài 8. VẬT LIỆU MÀI CHỈNH – ĐÁNH BÓNG...................................................65 Bài 9. GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ LABO......................................................67

2

1. MÔ TẢ MÔN HỌC: - Nghiên cứu về thành phần, đặc tính và công dụng của một số vật liệu được sử dụng trong ngành nha khoa: thạch cao, sáp, nhựa acrylics, kim loại và các chính sách liên quan đến sức khỏe, an toàn và kiểm soát viêm nhiễm. - Hoàn tất các chủ điểm này học viên có thể phân biệt được các loại thạch cao, sáp, nhựa acrylics, vật liệu kim loại và hiểu thêm về quy trình chuẩn liên quan tới sức khỏe, an toàn, và kiểm soát viêm nhiễm. Thời lượng (tiết học, mỗi tiết học tương đương 45 phút)  Lý thuyết:

13

 Thực tế tại Trung tâm đào tạo

2

 Thực tế tại Labo:

3

2. KẾT QUẢ CỤ THỂ SAU KHI HOÀN THÀNH MÔN HỌC: Học viên sẽ: - Trình bày được định nghĩa vật liệu nha khoa; - Trình bày được định nghĩa vật liệu sinh học và tương hợp sinh học; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của vật liệu lấy dấu; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của thạch cao nha khoa; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của bột đúc nha khoa; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của sáp và chất cách ly; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của kim loại sử dụng trong nha khoa; - Trình bày được định nghĩa, các tính chất vật lý, hóa học của nhựa acrylic; - Biết được một số loại của vật liệu mài chỉnh và đánh bóng; - Nêu được một số loại trang thiết bị sử dụng trong labo;

3

3. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Đại cương vật liệu nha khoa;

- Vật liệu lấy dấu; - Thạch cao nha khoa: cấu trúc hóa học và đặc tính riêng của vật liệu; - Bột đúc nha khoa: cấu trúc hóa học và đặc tính riêng của vật liệu; - Sáp và chất cách ly; - Kim loại sử dụng trong nha khoa; - Nhựa acrylic; - Vật liệu mài chỉnh và đánh bóng; - Giới thiệu về trang thiết bị;

4

Bài 1 ĐẠI CƯƠNG - VẬT LIỆU PHỤC HÌNH VÀ TƯƠNG HỢP SINH HỌC

  1. ĐẠI CƯƠNG VẬT LIỆU PHỤC HÌNH: Để có được 1 sản phẩm phục hình phải trải qua nhiều công đoạn và cũng cần sử dụng các loại vật liệu khác nhau để đạt được sản phẩm cuối cùng như mong muốn. Qua bộ môn Vật Liệu Phục Hình, các bạn sẽ từng bước tìm hiểu về tính chất, tác dụng, các ưu nhược điểm của mỗi loại vật liệu mà ta sẽ sử dụng chúng trong suốt quá trình thực hiện 1 sản phẩm phục hình. Các loại vật liệu thường gặp có thể kể đến như: - Vật liệu lấy dấu. - Vật liệu đổ mẫu. - Sáp nha khoa. - Bột đúc nha khoa. - Hợp kim nha khoa. - Sứ nha khoa. - Xi măng nha khoa.

II. TƯƠNG HỢP SINH HỌC: 1. Định nghĩa vật liệu sinh học: - Vật liệu sinh học là 1 vật liệu không sống, được sử dụng với mục đích điều trị và được coi là có tác động qua lại với các hệ sinh học. - Vật liệu sinh học là 1 chất (không phải thuốc) được sử dụng để điều trị bổ sung hoặc thay thế 1 phần mô, cơ quan hoặc chức năng nào đó của cơ thể.

2. Đặc điểm đặc trưng VLSH Nha Khoa: - Tiếp xúc với nhiều mô khác nhau trong cơ thể. - Có sự hiện diện của vi khuẩn và mảng bám trong miệng. - Nước bọt và các dịch khác: Ăn mòn hóa lý.  VLSH Nha Khoa có môi trường vật chủ đặc biệt phức tạp.

5

3. Định nghĩa tương hợp sinh học: - Tương hợp sinh học là khả năng của 1 VLSH khi sử dụng đặc hiệu trên 1 vật chủ gây 1 đáp ứng thích hợp. - Tương hợp sinh học là 1 thuật ngữ mô tả khả năng hòa hợp với sự sống hoặc không gây độc, thương tổn đến chức năng sinh học.

4. Các yêu cầu của tương hợp sinh học vật liệu nha khoa: - Không gây hại cho tủy và các mô khác. - Không chứa các chất có khả năng khuếch tán độc tính, giải phóng và đi vào hệ tuần hoàn, gây phản ứng độc toàn thân. - Không có các yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng. - Không có tiềm năng gây ung thư. -

6

Bài 2 VẬT LIỆU LẤY DẤU Mục tiêu: 1. Kể tên được các loại vật liệu lấy dấu sử dụng trong nha khoa. 2. Phân loại vật liệu lấy dấu theo cơ chế đông và theo tính chất của vật liệu. 3. Trình bày các thành phần chính của từng loại vật liệu lấy dấu, vai trò của các chất đó. 4. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đông của từng loại vật liệu. 5. Nêu chỉ định và phương pháp sử dụng, bảo quản các vật liệu lấy dấu.

  1. ĐẠI CƯƠNG: Lấy dấu là một giai đoạn cần thiết trong khi làm phục hình cũng như các điều trị khác trong nha khoa. Từ các dấu hàm lấy trên bệnh nhân, các mẫu hàm sẽ mô phỏng lại hình thái song hàm và cung răng của bệnh nhân, giúp nha sỹ và kỹ thuật viên thực hiện các phục hình tháo lắp cũng như cố định. Chức năng của chất lấy dấu trong nha khoa là ghi lại một cách chính xác hình dáng, kích thước của một số bộ phận trong miệng (răng, sống hàm, các thắng môi, má…) và mối quan hệ của chúng với nhau. Có nhiều vật liệu lấy dấu được sử dụng trong nha khoa, được phân chia tùy theo cơ chế đông của vật liệu (hoàn nguyên hay không hoàn nguyên), hoặc theo tính chất của sản phẩm sau cùng (đàn hồi hay không đàn hồi) như sau: Vật liệu không đàn hồi

Vật liệu đàn hồi

Không hoàn nguyên

- Thạch cao lấy dấu

- Alginat

(Phản ứng hóa học)

- Hợp chất lấy dấu

- Các loại cao su

Egenol-Zno

dấu

- Hợp chất nhiệt dẻo

- Agar

Hoàn nguyên (Thay đổi nhiệt độ)

II. THẠCH CAO LẤY DẤU: Thạch cao nha khoa là sản phẩm được điều chế từ thạch cao thiên nhiên. Công thức hóa học: CaSO4.1/2H2O (Hemihydrat Sulfat Calcium). Thạch cao nha khoa có dạng bột. Có 2 loại thạch cao nha khoa ứng với 2 mức độ tinh thể hóa khác nhau: 7

Hemihydrat α : Thạch cao cứng dùng đổ mẫu trong labo.

Hemihydrat β : Thạch cao lấy dấu sử dụng trên lâm sàng.

1. Điều chế: Để điều chế Hemihydrat β (thạch cao lấy dấu), người ta khử nước của thạch cao thiên nhiên bằng cách nung thạch cao thiên nhiên trong không khí ở nhiệt độ 110-130°C, sản phẩm tạo thành được nghiền nhỏ sau khi làm lạnh. 110-130°C CaSO4.2H2O

CaSO4.1/2H2O

Dihydrat Sulfat Calcium

Hemihydrat Sulfat Calcium

2. Sự đông của thạch cao:

  1. Hiện tượng đông:  Phản ứng hóa học: CaSO4.1/2H2O + 3/2H2O  CaSO4.2H2O + Q Đây là phản ứng cộng nước của Hemihydrat Sulfat Calcium để tạo Dihydrat Sulfat Calcium, phản ứng có tỏa nhiệt.  Hiện tượng vật lý: Là sự thay đổi trong hệ thống kết tinh, các tinh thể thạch cao nha khoa rời rạc kết tụ lại thành từng đám tinh thể hình kim nằm chồng lên nhau.
  2. Thời gian đông: Là thời gian bắt đầu trộn thạch cao và nước cho đến khi hỗn hợp này đông cứng lại. Thời gian đông của thạch cao lấy dấu chỉ được phép kéo dài từ 3 đến 5 phút để phù hợp với thời gian làm việc trên miệng bệnh nhân.
  3. Kiểm soát thời gian đông (Xem phần thạch cao đổ mẫu):

3. Chỉ định và cách sử dụng:

  1. Chỉ định:  Lấy dấu hàm mất răng toàn bộ;  Lấy dấu hàm mất răng rộng.
  2. Sử dụng: Thạch cao lấy dấu được sử dụng với khay không có gờ và không có lỗ. Phương pháp trộn thạch cao lấy dấu tương tự như trộn thạch cao đổ mẫu. Lưu ý cần cách ly vật liệu kỹ trước khi đổ mẫu bằng thạch cao.

III. HỢP CHẤT NHIỆT DẺO: 8

Đây là loại vật liệu sử dụng theo nguyên tắc: Khi đưa lên nhiệt độ cao vật liệu sẽ mềm ra, khi trở về nhiệt độ thân nhiệt (37°C) vật liệu cứng lại. Sự thay đổi trạng thái này là hiện tượng vật lý và có tính thuận nghịch: Hơ nóng vật liệu sẽ mềm trở lại.

1. Thành phần: Hợp chất nhiệt dẻo thường được chia làm hai loại: Loại 1: Hợp chất nhiệt dẻo dùng để lấy dấu. Loại 2: Hợp chất nhiệt dẻo dùng để làm khay. Loại này được sử dụng để lấy dấu sơ khởi rồi gọt bớt, sau đó cho thêm một chất lấy dấu khác (như chất lấy dấu ZOE, hydrocolloid hay cao su) để lấy dấu lần hai.

  1. Hợp chất lấy dấu thuận nghịch hiện đại: Trong thành phần gồm có:  Acid Stearic (hay hỗn hợp Acid Stearic, Acid Palmitic và Acid Oleic).  Nhựa tự nhiên: Nhựa Dammar hay nhựa Kairi, hoặc nhựa tổng hợp là dẫn suất của Acid Coumaric (ít dùng hơn).  Chất trơ vô cơ: CaCO3.

Các chất trên thường gây hiệu ứng đối lập nhau nên được định lượng một cách chính xác để tạo được các tính chất như mong muốn.  Tính dẻo: Acid Stearic là tăng độ dẻo, CaCO3 làm giảm độ dẻo.  Độ cứng và độ bền: Acid Palmitic, nhựa và CaCO 3 làm tăng độ cứng, Acid Oleic làm giảm độ cứng.  Tạo khoảng cách độ sôi tương hợp với điều kiện làm việc trên miệng: Acid Oleic làm giảm độ sôi.

  1. Hợp chất lấy dấu thuận nghịch loại cổ điển: Còn gọi là sáp lấy dấu dạng Stend hay Godiva.  Chủ yếu cấu tạo từ sáp ong, nhựa, có độ chảy cao, chịu lực kém.  Chất khoáng vô cơ: Bột Talc, BaSO4, có tác dụng làm tăng độ nhớt và tăng sức chịu lực của vật liệu ở nhiệt độ phòng.  Sắc tố màu vô cơ.  Trong Godiva còn có thêm Gutta Percha. Loại này chỉ được dùng làm vật liệu lấy dấu trong kỹ thuật lấy dấu hai lần vì tính chất co rút đáng kể của chúng khi bị làm lạnh.

2. Các tính chất cần thiết: 9

 Đạt được sự mềm dẻo ở nhiệt độ thấp, khoảng 60°C đến 70°C để không gây tổn hại cho răng và mô miệng.  Cứng lại ở nhiệt độ thân nhiệt.  Dễ nhồi nắn thành một khối mềm dẻo đồng nhất.  Không dính vào các mô cần lấy dấu.  Thời gian làm việc khoảng 2 phút.  In dấu rõ các chi tiết.

3. Chỉ định và cách sử dụng:

  1. Chỉ định:  Lấy dấu cùi răng riêng lẻ bằng ống đồng.  Lấy dấu sơ khởi vùng không vướng, không lẹm bằng phương pháp lấy dấu hai lần hoặc lấy dấu sơ khởi để làm khay cá nhân.  Lấy dấu cắn, ghi tương quan hai hàm.  Làm vành khít của khay cá nhân ở giai đoạn lấy dấu sau cùng trong phục hình toàn hàm.  Làm khay lấy dấu cá nhân.  Làm bản nền tạm cho hàm giả.
  2. Cách sử dụng:  Lấy dấu cùi răng riêng lẻ bằng ống đồng: Chọn ống đồng có kích thước thích hợp với cùi răng cần lấy dấu, cắt lượn theo hình dáng của đường cổ răng. Cùi răng được cách ly bằng vaseline. Làm mềm vật liệu bằng cách hơ và xoay đều trên ngọn lửa và không để vật liệu bốc khói, cho vào ống đồng, áp ống đồng vào cùi răng, làm lạnh từ từ dưới áp lực của ngón tay. Sau khi vật liệu cứng hoàn toàn, dùng kẹp gắp ống đồng ra, đổ mẫu ngay.  Lấy dấu toàn bộ cung răng: Dùng khay có gờ hay có lỗ. Vật liệu được làm mềm bằng cách ngâm vào lò nước nóng. Ở nhiệt độ 80-90°C, vật liệu được làm mềm tối đa; làm nguội vật liệu bớt ở 60-70°C, sau đó hạ xuống 40-50°C trước khi cho vào khay đưa vào miệng bệnh nhân, mục đích để toàn bộ khối vật liệu đạt được độ mềm dẻo đồng nhất và tránh làm nóng quá mức có thể gây tổn hại về mặt sinh học cho bệnh nhân. Sau đó khay được giữ yên trong miệng bệnh nhân và có áp lực trong suốt quá trình làm nguội vật liệu để tránh biến dạng. Nếu hàm có vùng lẹm nhiều thì lấy dấu ra khi vật liệu vừa đông, nếu hàm không có vùng lẹm thì lấy dấu ra khi vật liệu đã nguội hoàn toàn. Giữ dấu ở nhiệt độ cố định và đổ mẫu ngay.

IV. HỢP CHẤT LẤY DẤU EUGENOL – ZNO: 10

Hợp chất giữa Eugenol và Oxid kẽm (ZnO) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nha khoa như ghi dấu khớp cắn, trám tạm, bột băng nha chu… Thành phần chủ yếu của hợp chất này là: - Eugenol: Chất lỏng sánh màu vàng sáng, mùi cay nhẹ, có tính hơi acid, trích ly từ tinh dầu đinh hương. - Oxid kẽm (ZnO): Chất bột trắng, không mùi, không tan trong nước, có tính kiềm nhẹ.

1. Thành phần: Vật liệu lấy dấu Eugenol và Oxid kẽm (chất lấy dấu ZOE) được trình bày dưới dạng hai ống kem là ống nền (thường có màu trắng) và ống phản ứng (màu vàng hay nâu).

  1. Ống nền (base): Oxid kẽm

87%

Hỗn hợp dầu thực vật hay dầu khoáng

13%

  1. Ống phản ứng: Eugenol

12%

Nhựa thông (Colophan)

50%

Hạt độn (Silica)

20%

Lanolin (mỡ, dầu)

03%

Dầu Balsan

10%

Dung dịch gia tốc (CaCl2), chất màu

05%

2. Sự đông của chất lấy dấu ZOE: Trong phục hình, chất lấy dấu Eugenol và ZnO là loại chất lấy dấu không đàn hồi và đông cứng nhờ phản ứng hóa học.

  1. Phản ứng đông: Đây là phản ứng giữa Acid và Base. Nước vừa là sản phẩm của phản ứng, vừa là chất xúc tác cho phản ứng, vì thế phản ứng này được gọi là phản ứng tự xúc tác: ZnO + H2O

Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2HE

ZnE2 + 2H2O

  1. Thời gian đông:

11

Theo ADA, thời gian đông của vật liệu, nghĩa là thời gian từ lúc bắt đầu trộn đến khi vật liệu đủ cứng để có thể lấy dấu ra khỏi miệng là 10 phút đối với chất lấy dấu ZOE loại 1 (cứng); là 15 phút đối với chất lấy dấu ZOE loại 2 (mềm). Thời gian làm việc, bao gồm thời gian trộn, đưa vào khay và đưa vào miệng bệnh nhân, có ý nghĩa quan trọng trong thực hành của nha sỹ, vào khoảng 3 đến 6 phút.

  1. Điều khiển thời gian đông: Thời gian đông của vật liệu lấy dấu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tỉ lệ Eugenol và ZnO, kích thước hạt bột ZnO, các chất gia tốc và giảm tốc, độ ẩm và nhiệt độ của môi trường… Một số biện pháp có thể điều khiển thời gian đông của vật liệu lấy dấu ZOE như:  Nếu vật liệu chậm đông, có thể thêm một lượng nhỏ chất gia tốc như Acetat kẽm, một giọt nước vào thành phần ống phản ứng (chứa Eugenol) trước khi trộn vật liệu.  Nếu vật liệu đông quá mau, nguyên nhân thường do nhiệt độ, độ ẩm hay cả hai quá cao. Có thể khắc phục bằng cách làm lạnh bay và giấy trộn, hoặc cho một lượng nhỏ chất giảm tốc là Boroglycerin.  Có thể kéo dài thời gian đông bằng cách thêm dầu hay sáp lúc trộn, ví dụ như dầu olive, dầu khoáng hay vaseline… Tuy nhiên biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến tính đặc chắc của vật liệu.  Thời gian đông có thể thay đổi nhờ thay đổi tỉ lệ ống nền và phản ứng tùy

thuộc chất giảm tốc và gia tốc chứa trong ống nào.  Thời gian trộn vật liệu cũng ảnh hưởng đến thời gian đông trong một giới hạn cho phép, trộn càng lâu vật liệu càng mau đông.

3. Chỉ định và sử dụng:

  1. Chỉ định: Thường được dùng làm vật liệu lấy dấu sau cùng ở hàm mất răng toàn bộ với chất lấy dấu lần thứ nhất là hợp chất nhiệt dẻo (trong kỹ thuật lấy dấu hai lần), hoặc lấy dấu sau cùng với khay lấy dấu cá nhân bằng nhựa.
  2. Cách sử dụng: Dụng cụ: Bay và giấy trộn khô, sạch; khay cá nhân.

12

Chuẩn bị miệng bệnh nhân: Dùng bông gòn lau khô vùng cần lấy dấu. Lấy hai chiều dài bằng nhau của hai ống lấy dấu, trộn đều cho đến khi hỗn hợp có màu và mật độ đồng nhất, phủ đều lên khay và đưa vào miệng bệnh nhân. Khay phải được giữ yên đúng vị trí cho đến khi vật liệu đông cứng hoàn toàn. Nên đổ mẫu ngay càng sớm càng tốt. Khi gỡ mẫu nên ngâm toàn bộ khối vào nước ấm để vật liệu mềm ra.

  1. HỢP CHẤT LẤY DẤU HYDROCOLLOID: 1. Đại cương: Hydrocolloid là vật liệu lấy dấu loại đàn hồi thành phần chủ yếu của Hydrocolloid được trích tinh từ tảo biển. Tùy trạng thái sử dụng, chúng có thể ở dạng Sol (lỏng) hoặc dạng Gel (đặc) và có khả năng chuyển từ dạng này sang dạng kia. Tùy thuộc vào sự chuyển đổi trạng thái này có thể tái hợp lại được hay không mà Hydrocolloid được phân thành 2 loại: Hydrocolloid hoàn nguyên được:

Sol



(Lỏng)

Gel (Đặc)

Tác nhân Gel hóa do nhiệt độ (tác nhân vật lý) Hydrocolloid không hoàn nguyên được: Sol

(Lỏng)

Gel (Đặc)

Tác nhân Gel hóa do phản ứng kết tủa (tác nhân hóa học) 2. Hydrocolloid hoàn nguyên được (Agar – Agar): Agar là một polysacharide trích tinh từ một vài loài tảo biển. Đây là một Sulfurid Este của Galactose. Hydrocolloid hoàn nguyên được có thể chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng đặc và ngược lại nhờ thay đổi nhiêt độ.

  1. Thành phần: Hydrocolloid hoàn nguyên bán trên thị trường dưới dạng ống hay dạng vỏ đạn. Thành phần cơ bản của nó là Agar, tuy nhiên không phải Agar chiếm trọng lượng lớn nhất trong thành phần mà là nước. Ngoài ra còn có thêm một số chất khác để đạt được một số tính chất mong muốn ở dạng Sol cũng như dạng Gel.
  1. Sự đông của Hydrocolloid hoàn nguyên (Agar – Agar): 13

Agar thay đổi trạng thái nhờ tác nhân vật lý: nhiệt độ.  Ở nhiệt độ thường: vật liệu ở trạng thái Gel (đặc).  Khi đun nóng vào khoảng 60-70°C, vật liệu biến thành dạng Sol (lỏng).  Làm lạnh đến 37°C thì dạng Sol trở thành dạng Gel. Khoảng cách giữa nhiệt độ Gel hóa và nhiệt độ hóa lỏng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nhiệt độ để dạng Gel thành Sol quá cao sẽ gây tổn thương cho răng và niêm mạc miệng. Nếu nhiệt độ để dạng Sol thành Gel thấp hơn nhiệt độ thân nhiệt (37°C) không lấy dấu ra khỏi miệng được (theo ADA nhiệt độ Gel hóa không được thấp hơn 37°C (98,6°F) và nhiệt độ Sol hóa không được cao hơn 45°C (113°F). Nhiệt độ Gel hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trọng lượng phân tử, độ tinh chất của Agar, tỷ lệ Agar với các thành phần khác…

  1. Các tính chất:  Độ nhớt của dạng Sol: Ảnh hưởng rõ rệt đến công việc lấy dấu và chất lượng của dấu. Độ nhớt của dạng Sol phải đủ cao để vật liệu được giữ lại trong khay ngay khi đưa khay vào trong miệng. Đồng thời, độ nhớt của dạng Sol cũng phải đủ thấp để có thể len vào các chi tiết cần lấy dấu.  Đặc tính cơ học: Độ bền của dạng Gel đối với sự nghiền nát phải đủ cao để nó không biến dạng dưới trọng lượng thạch cao đổ mẫu sau này (theo ADA: độ bền đối với sự nghiền nát không dưới 0.25Mpa)  Ảnh hưởng lên sự đông của thạch cao: Do có chứa Borax trong thành phần (Borax làm chất giảm tốc của thạch cao), vật liệu này có tác dụng làm thạch cao chậm đông. Người ta khắc phục bằng cách cho thêm Sulphat Kali K2SO4 trong thành phần.  Sự biến dạng trong quá trình Gel hóa:

Do dạng Sol là chất dẫn nhiệt kém nên nếu làm lạnh quá nhanh sẽ tạo ra áp lực tập trung ở nửa gần khay nơi mà sự Gel hóa xảy ra trước tiên. Vì thế người ta thường dùng nước ở khoảng 20°C để làm nguội vật liệu thay vì nước thật lạnh.  Biến dạng cơ học: Xảy ra nếu lấy dấu vụng về, chậm chạp và sai hướng của trục răng. 14

 Biến dạng thủy động học: Dấu sẽ bị phình ra do tiếp xúc với nước bọt, máu, nước…do nước ngấm từ từ vào trong vật liệu. Dấu sẽ bị co lại nếu để quá lâu trong không khí do mất nước. Biến dạng do thủy động học có thể giảm bằng cách đặt dấu vào trong môi trường có áp lực thẩm thấu giống nó, tuy nhiên điều này khó thực hiện được do áp lực thẩm thấu của vật liệu thay đổi phụ thuộc vào thành phần của nó.  Đặc tính sinh học: Vật liệu sẽ gây nhiều tác hại lên mô miệng và răng khi có sự phối hợp của nhiệt độ cao và áp suất nén trong khi lấy dấu.

  1. Sử dụng: Dụng cụ: khay lấy dấu có đường dẫn nước vào và ra để làm nguội vật liệu. Lò xử lý vật liệu gồm 2 ngăn:  Ngăn hóa lỏng vật liệu.  Ngăn lưu giữ vật liệu. Cách sử dụng vật liệu: Sử dụng Agar để lấy dấu gồm 3 bước:  B1: chuẩn bị vật liệu sẵn trước.  B2: chuẩn bị vật liệu ngay trước khi đưa vào miệng.  B3: lấy dấu. B1: Chuẩn bị: Chuyển Hydrocolloid từ dạng Gel thành dạng Sol bằng cách ngâm vào nước

nóng 100°C ít nhất 10 phút. Sau khi đã được hóa lỏng, vật liệu được lưu giữ ở dạng Sol (65°C). Nhiệt độ thấp hơn sẽ làm độ nhớt của vật liệu tăng lên và khó ghi dấu chính xác các chi tiết. B2: Xử lý hay làm nguội bớt vật liệu: Vì mô miệng chỉ có thể chịu được nhiệt độ tối đa là 55°C nên nhiệt độ lưu giữ vật liệu là quá nóng. Vật liệu cần phải được làm nguội bớt trước khi đưa vào miệng. Lấy vật liệu ra khỏi buồng lưu giữ và đặt vào buồng giảm nhiệt (45°C). Thời gian làm giảm nhiệt từ 3 – 10 phút, đủ để chắc chắn rằng tất cả các vật liệu đã đạt đến nhiệt độ thấp hơn 55°C. B3: Lấy dấu: 15

Chuẩn bị khu vực cần lấy dấu, làm sạch máu và nước bọt để tránh cho vật liệu lấy dấu tiếp xúc với máu và nước bọt. Bơm Hydrocolloid trong ống bơm đầy các xoang cần lấy dấu và vùng phụ cận, ngay sau đó lấy dấu tiếp bằng khay đã chứa đầy vật liệu ở nhiệt độ thích hợp, giữ yên với một áp lực nhẹ. Làm nguội vật liệu: bằng cách cho dòng nước lạnh 18-21°C chảy qua hệ thống ống của khay khoảng 3-5 phút. Phải giữ yên khay trong miệng cho đến khi vật liệu được Gel hóa đủ mức chống lại các biến dạng hay gãy đứt. Gỡ dấu nhanh, dứt khoát và theo hướng trục dài của răng. Nên đổ mẫu ngay sau khi lấy dấu ra khỏi miệng. Lưu ý: Không tái sử dụng vật liệu vì lý do vệ sinh. 3. Hydrocolloid không hoàn nguyên: Alginate

Thành phần chủ yếu của Hydrocolloid không hoàn nguyên là một trong các dạng muối Alginate hòa tan được, thường là muối Sodium của Alginic Acid. Quá trình Gel hóa xảy ra nhờ phản ứng hóa học. Alginate thường được sử dụng là do: (1) thao tác dễ dàng, (2) thuận tiện cho bệnh nhân, (3) ghi dấu khá chính

xác; và (4) tương đối rẻ tiền.

  1. Thành phần: Trên thị trường có 2 dạng:  Dạng I: Gel hóa nhanh.  Dạng II: Gel hóa bình thường. 16

Một trong những công thức của Alginate: Bột Potassium Alginate Calcium Sulfate Zin Oxide Potassium Titanium Fluoride Diatomaearth Sodium Phosphate

% trọng lượng 15 % 16% 04% 04% 60% 02%

Chức năng Muối Alginata hòa tan được Tác nhân phản ứng Chất độn

Chất xúc tác Chất độn Chất giảm tốc (với 1 tỷ lệ thích hợp Na3PO4 tạo ra thời gian đặc

thích hợp) Chất lỏng: Là nước. Trong vùng có nước cứng phải sử dụng nước chưng cất.

  1. Sự đông của Hydrocolloid không hoàn nguyên (Alginate):  Phản ứng hóa học: Là phản ứng giữa muối Alginate Kali và Calcium Sulfat khi có sự hiện diện của nước sẽ tạo dạng Sol do sự hòa tan của Alginate kiềm. Phản ứng tạo Calcium Alginate không tan hình thành dạng Gel. Sự tạo thành Calcium Alginate rất mau nên không đủ thời gian làm việc, vì thế người ta cho thêm vào muối thứ 3 hòa tan được, và Trisodium Phosphat là muối thường được chọn. Với 1 tỷ lệ thích hợp của CaSO4, Postasium Alginate và Trisodium Phosphat sẽ phản ứng như sau: 2Na3PO4 + 3CaSO4  Ca3(PO4)2 + 3Na2SO4 Ca3(PO4)2 ít tan hơn CaSO4 nên không cho phản ứng trao đổi kép với Alginate kiềm. Khi Na3PO4 hết, ion Ca 2+ bắt đầu phản ứng với Postasium Alginate. K2nAlg + nCaSO4  nK2SO4 + Ca(n)Alg  Thời gian Gel hóa: Thời gian Gel hóa là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu trộn cho đến khi hỗn hợp biến thành dạng Gel. Thời gian này bao gồm thời gian trộn, đặt vật liệu vào khay và đưa vào miệng bệnh nhân. Có 2 loại Alginate: Loại 1: Gel hóa nhanh 60-120 giây. Loại 2: Gel hóa bình thường 2,5-4 phút.

17

Phương pháp đơn giản nhất trên lâm sàng để xác định thời gian Gel hóa là khi vật liệu không dính vào các ngón tay khô, sạch khi ta chạm tay vào (theo Skinner).  Kiểm soát thời gian Gel hóa: Nhiệt độ càng cao thì thời gian Gel hóa càng ngắn, nếu nhiệt độ phòng nóng thì nên làm lạnh bay và chén trộn trước khi trộn.

  1. Tính chất:  Biến dạng của vật liệu sau khi đông: -

Biến dạng cơ học.

-

Biến dạng thủy động học.

Một số môi trường lưu giữ có thể làm thay đổi kích thước của Alginate nếu chưa kịp đổ mẫu như: 2% Potassium Sulfat hay môi trường độ ẩm tương đối 100%. Tạo ra môi trường của độ ẩm tương đối 100% bằng cách rửa dấu dưới vòi nước, gói lại bằng khăn giấy, tạo sự bão hòa nước và đặt vào hộp kín. Tóm lại: để tránh biến dạng do thủy động học, tốt nhất nên đổ mẫu ngay sau khi lấy dấu ra khỏi miệng  Tính tương hợp với thạch cao đổ mẫu: Do trong thành phần Alginate có chứa Phosphat Trisodium (Na3PO4) và Borax là chất giảm tốc của thạch cao theo cơ chế phản ứng trao đổi kép. 2Na3PO4 + 3CaSO4  Ca3(PO4)2 + 3Na2SO4 Do đó bề mặt thạch cao đổ mẫu có thể bị hư hỏng khi có sự tiếp xúc với vật liệu. Cách khắc phục bằng một trong hai phương pháp: Sau khi lấy dấu ra khỏi miệng, ngâm dấu vào dung dịch làm cứng trước khi đổ

mẫu: Potassium Sulfate, Zine Sulfate, Manganese Sulfate, Potashalum hiệu quả nhất là Potassium. Hoặc cho thêm chất gia tốc của thạch cao vào trong thành phần của Alginate như Titanium Fluoride, Potassium Sulfate (do nhà sản xuất thực hiện).

  1. Sử dụng: Dụng cụ:

Khay lấy dấu có gờ hay có lỗ (để lưu giữ vật liệu). Chén trộn cao su. Bay trộn (giống bay trộn thạch cao). 18

Cách trộn:

Đo lường bột bằng muỗng và đong nước bằng ly theo đúng

hướng dẫn của nhà sản xuất (muỗng và ly bán kèm sản phẩm). Dùng bay trộn mạnh hỗn hợp bột và nước vào thành chén cao su cho đến khi vật liệu có dạng kem mịn đồng nhất. Lưu ý trộn Alginate không đủ mức sẽ làm vật liệu có hạt lợn cợn, thời gian trộn cho Alginate đông bình thường là 45 giây, loại đông nhanh là 30 giây. Sau đó dùng bay trộn đưa vật liệu vào khay rồi đưa vào miệng bệnh nhân. Giữ khay yên đúng vị trí cho đến khi vật liệu đông cứng hoàn toàn, kiểm tra bằng cách dùng ngón tay khô chạm vào vật liệu. Gỡ khay nhanh, gọn, thẳng đứng theo hướng trục dọc của răng. Rửa dấu với nước lạnh và cắt bỏ những phần dư, khử trùng dấu rồi đổ mẫu càng sớm càng tốt. Nếu chưa đổ mẫu ngay được thì gói dấu trong giấy ẩm hay bao kín dấu lại bằng bao plastic.

VI. CAO SU LẤY DẤU: Cao su lấy dấu bao gồm một lượng rất lớn các Polymer hay các chuỗi đa phân

tử nối với nhau nhờ một số rất ít các mối nối. Các mối nối này nằm tại một số vị trí nhất định tạo thành một mạng lưới không gian ba chiều – thường gọi là dạng Gel (đặc). Số lượng các mối nối xác định tính chịu nén và đàn hồi của vật liệu.

Mỗi loại vật liệu thường có 4 độ nhớt (độ nhớt là một đặc tính của vật liệu, ảnh hưởng tính chất chảy của vật liệu):

  1. 4.

Loại nhẹ. Loại trung bình. Loại nặng. Loại rất nặng.

Về mặt hóa học, có 4 loại vật liệu đàn hồi trong Nha Khoa: 1. Polysulfide. 19

2. Silicon Polyme hóa trùng ngưng. 3. Silicon Polyme hóa phản ứng cộng. 4. Polyether. Các vật liệu này thường được trình bày thành dạng gồm hai ống kem có hai màu khác nhau. Thành phần của chúng được tính toán sao cho khi trộn, ta lấy hai phần bằng nhau của hai ống và trộn bằng bay cho đến khi nào chúng có màu đồng nhất. Phản ứng đông xảy ra thông qua sự kết hợp của các chuỗi Polyme được kéo dài ra hay nhờ các mối nối (cross-linking) hoặc là cả hai do phản ứng cộng hay phản ứng trùng ngưng.

1. Vật liệu lấy dấu Polysulfid:

  1. Thành phần:  Ống nền: - Polysulfid Polymer. - Chất độn: Dioxide Titan  làm tăng độ bền cơ học. - Chất tạo tính dẻo: Dibutyl Phtalate  giúp tạo độ nhớt thích hợp cho dạng kem của vật liệu. - Lưu huỳnh (5%).  Ống phản ứng (Catalyst, Accelerator): - Dioxide chì (PbO2): Là chất khơi mào phản ứng và cũng tham gia phản ứng vì sau đó không tìm thấy nó nữa. - Chất độn. - Chất làm dẻo. - Acide Oleic và Acide Stearic: Chất giảm tốc nhằm điều khiển thời gian đông.
  2. Sự đông của Polymer Polusulfid: Polymer Polysulfid có cấu trúc dạng thẳng với chừng 1 mol % phân nhánh nhằm tạo đủ các mối nối để tạo hệ thống lưới trong không gian ba chiều. Polymer Polysulfid tạo mối nối với các tác nhân Oxid hóa thường là Dioxide chì (chất này làm sản phẩm có màu nâu). Khi có phản ứng trùng ngưng giữa Dioxide Pb và nhóm (-SH) tận cùng của Polysulfid xảy ra, có 2 hiện tượng: - Phản ứng Polymer hóa kéo dài chuỗi nhờ các nhóm (-SH) tận cùng. 20

- Sự tạo các mối nối chéo nhờ các nhóm (-SH) ở nhánh. Do có các nhóm phân nhánh chiếm một tỉ lệ nhỏ nên phản ứng Polymer hóa lúc đầu dẫn đến sự kéo dài các chuỗi Polymer, kèm theo là độ nhớt tăng nhanh. Sau

đó xảy ra phản ứng tạo các mối nối chéo giữa các chuỗi với nhau tạo ra mạng lưới không gian ba chiều mà nó tạo nên tính chất đàn hồi cho vật liệu. Các yếu tố ảnh hưởng: Nóng và độ ẩm làm phản ứng xảy ra nhanh hơn.

  1. Thời gian làm việc, thời gian đông, các yếu tố ảnh hưởng: Thời gian làm việc: Từ lúc bắt đầu trộn cho đến lúc hỗn hợp còn đủ đặc tính lỏng để đưa vào miệng. Thời gian đông: Từ lúc bắt đầu trộn cho đến lúc vật liệu đủ mức đông cứng để lấy ra khỏi miệng với độ biến dạng thấp nhất.  Các yếu tố làm vật liệu mau đông: - Tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng. - Thêm 1 giọt nước. - Thay đổi tỉ lệ chất nền và xúc tác, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính chất cơ học của vật liệu và khó tiên đoán sự thay đổi tốc độ phản ứng do trong ống chất phản ứng có chứa các chất giảm tốc.  Các yếu tố làm vật liệu chậm đông: - Giảm nhiệt độ để làm tăng thời gian làm việc, sau đó khi đặt vào miệng thời gian đông sẽ giảm (mau đông) do nhiệt độ miệng bằng 37°C. - Trộn với giấy và bay khô. - Acid Oleic: Chất giảm tốc.
  2. Các tính chất:  Tính đàn hồi: Tính đàn hồi của vật liệu tăng theo thời gian đông: dấu càng để lâu trong miệng thì càng chính xác.  Lực xé:

21

Vật liệu có sức đề kháng cao với lực xé. Cùng một độ dày như nhau Polysulfid

ít bị rách hơn Silicon hay Polyether, vật liệu có khuynh hướng dễ bị biến dạng hơn là bị rách.  Ổn định kích thước: Phải đổ thạch cao ngay sau khi lấy dấu ra khỏi miêng vì lúc đó dấu chính xác nhất. Vật liệu này ổn định kích thước trong không khí hơn là Hydrocolloid, tuy nhiên kém hơn Polymer và Silicon phản ứng cộng.  Tính tương hợp sinh học: - Ít gây dị ứng tiếp xúc cũng như độc tính tế bào. - Xét độc tính của PbO2: Thời gian tiếp xúc ngắn, sản phẩm tạo thành không độc.

2. Vật liệu lấy dấu Silicon phản ứng cộng (Addition silicon) (Vinyl poly siloxan; Poly vinyl siloxan):

  1. Thành phần: Gồm Base và Catalyst chứa một dạng của Vinyl silicon.  Ống nền: - Poly methyl hydrogen siloxane. - Các Siloxane tiền polyme hoá khác. - Silicon lai.  Chất phản ứng: - Divinyl Polydimethyl Siloxane. - Các Siloxane tiền Polyme hoá khác. - Muối Platin: chất hoạt hoá. - Chất giảm tốc. - Chất độn. Ngoài ra do tính chất kỵ thuỷ của vật liệu: thêm tác động bề mặt (surfactan). Nhờ vậy, vật liệu thấm ướt mô mềm tốt hơn và việc đổ mẫu thạch cao hiệu quả hơn.
  2. Sự đông của cao su Silicon phản ứng cộng:

22

Ngược với silicon trùng ngưng, silicon phản ứng cộng có đầu tận cùng là các nhóm Vinyl và tạo mối nối chéo với nhóm hybrid [H-], phản ứng được hoạt hoá bởi muối Platin. Không có sản phẩm phụ được tạo thành khi có tỉ lệ thích hợp giữa Vinyl silicon và hydride silicon.

  1. Thời gian làm việc và thời gian đông: Tốc độ phản ứng của silicon phản ứng cộng nhạy cảm với nhiệt độ nhiều hơn so với Polysulfid. Chậm phản ứng: - Chất giảm tốc. - Làm lạnh: lưu trữ trong tủ lạnh, ít ảnh hưởng đến độ nhớt, khi vào miệng nhiệt độ trong miệng tăng (37°C) sẽ làm giảm thời gian đông.

23

Bài 3 VẬT LIỆU ĐỔ MẪU Mục tiêu: 1. Phân loại được hai loại thạch cao lấy dấu và thạch cao đổ mẫu. 2. Trình bày được các hiện tượng vật lý và hóa học xảy ra trong quá trình đông của thạch cao. Liệt kê các yếu tố vật lý và hóa học ảnh hưởng đến thời gian đông và sự dãn nở của thạch cao. 3. Liệt kê được các loại bột bao, phân tích sự khác biệt giữa bột bao nhiệt độ thấp và bột bao nhiệt độ cao. 4. Phân tích được thành phần bột bao nhiệt độ thấp, liệt kê được các tính chất cần có của bột bao.

  1. THẠCH CAO ĐỔ MẪU: Thạch cao là chất được sử dụng rất phổ biến trong nha khoa. Cần phân biệt hai dạng thạch cao thiên nhiên và thạch cao nha khoa. Thạch cao thiên nhiên: thường được gọi là Gypse. Công thức hóa học: CaSO4.2H2O (Dyhydrat Sulfat Calcium) Dạng tinh thể trong suốt hay trắng đục. Dạng vô định hình có các màu như trắng đục, nâu, vàng, xám…do lẫn các tạp chất. Thạch cao nha khoa: là sản phẩm từ thạch cao thiên nhiên. Công thức hóa học: CaSO4.½H2O (Hemihydrat Sulfat Calcium) Thạch cao nha khoa có dạng bột. Có hai loại thạch cao nha khoa ứng với hai mức độ tinh thể hóa khác nhau. Hemihydrat α: Thạch cao cứng, dùng đổ mẫu trong Labo. Hemihydrat β: Thạch cao lấy dấu, sử dụng trên lâm sàng.

24

1. Điều chế: Thạch cao nha khoa được điều chế từ thạch cao thiên nhiên bằng cách khử bớt 1 phần nước ở nhiệt độ khoảng 130˚C. 110-130°C

CaSO4.2H2O

CaSO4.1/2H2O

Tùy vào nhiệt độ, áp suất sự khử nước, sự hiện diện của 1 số chất xúc tác mà ta điều chế được thạch cao Hemihydrat α hay β. Muốn điều chế Hemihydrat α, người ta khử nước thạch cao thiên nhiên ở 110130˚C kèm theo 1 trong các điều kiện sau:

- Dưới áp lực của hơi nước. - Sự hiện diện của Sodium Succinate 0,5%.

2. Sự đông của thạch cao:

  1. Hiện tượng đông: - Phản ứng hóa học: CaSO4. ½ H2O + 3/2H2O  CaSO4. 2H2O + Q Đây là phản ứng cộng nước của Hemihydrat Sulfat Calcium để tạo ra Dihydrat Sulfat Calcium, phản ứng có tỏa nhiệt. - Hiện tượng vật lý: Là sự thay đổi trong hệ thống kết tinh, các tinh thể thạch cao nha khoa rời rạc kết tụ lại thành từng đám tinh thể hình kim nằm chồng chất lên nhau.

25