Lỗi kết nối internet khi nộp hồ sơ khxh năm 2024

(TG) - Xuất bản trực tuyến tạp chí khoa học đã được triển khai, áp dụng ở nhiều nước. So với cách thức xuất bản truyền thống, việc xuất bản trực tuyến tạp chí khoa học đã thể hiện rõ ưu thế vượt trội, có tính kết nối trong cộng đồng khoa học, đảm bảo một môi trường khoa học chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch. Không chỉ vậy, hệ thống xuất bản tạp chí trực tuyến còn là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc của tạp chí khoa học quốc tế, khu vực.

Lỗi kết nối internet khi nộp hồ sơ khxh năm 2024

Tạp chí khoa học và xuất bản trực tuyến tạp chí khoa học

Tạp chí khoa học là loại xuất bản phẩm phát hành định kỳ, công bố các công trình nghiên cứu gốc của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học trong những lĩnh vực chuyên ngành.

Ba đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa tạp chí khoa học và tạp chí phổ thông là: 1) Tạp chí khoa học hướng tới học giả và những chuyên gia; tạp chí phổ thông hướng tới công chúng. 2) Tạp chí khoa học in các bài nghiên cứu gốc; tạp chí phổ thông in bài viết thời sự và chủ đề cùng quan tâm. 3). Tạp chí khoa học xuất bản hàng tháng, hàng quý; tạp chí phổ thông xuất bản hàng tuần hoặc hàng tháng(1).

Bên cạnh ba đặc điểm quan trọng trên, tạp chí khoa học còn thể hiện đặc trưng quan trọng qua một quy trình phản biện, thẩm định bắt buộc phải triển khai, để đảm bảo tính khoa học, minh bạch và chính xác. Một quy trình phản biện, thẩm định đối với mỗi bài viết được thực hiện nghiêm túc (theo cách truyền thống) có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng, thậm chí là 6 tháng hoặc hơn nữa.

Sự phát triển vượt bậc của Internet với những ưu việt trong kết nối thế giới qua mạng máy tính đã góp phần tạo điền đề quan trọng cho việc ra đời và phát triển loại hình báo chí mới - báo chí điện tử, trong đó có tạp chí khoa học điện tử. Ở giai đoạn đầu, việc xuất bản tạp chí khoa học điện tử chỉ là diễn ra ở trạng thái tĩnh, thực chất chỉ là việc số hóa nguyên dạng tạp chí giấy để đọc trực tuyến. Các quy trình biên tập, thẩm định, chỉnh sửa, duyệt bài… vẫn diễn ra trên giấy theo cách truyền thống. Sang tới giai đoạn sau, trạng thái tĩnh đã được thay bằng trạng thái động, khi xuất bản tạp chí khoa học điện tử chuyển sang xuất bản tạp chí khoa học trực tuyến.

Những ưu thế vượt trội của xuất bản tạp chí khoa học trực tuyến thể hiện: Trước hết là khả năng tiếp cận với tạp chí trên phạm vi toàn cầu, trên môi trường mạng Internet. Thứ hai, thay vì phải đợi việc xuất bản tạp chí in theo tiến độ, có thể chậm hoặc nhanh so với hạn định (do quá trình gửi nhà in, chế bản, đóng gói, phát hành qua bưu điện…), xuất bản tạp chí trực tuyến chỉ cần qua một thao tác “kích chuột”. Đặc biệt, một số tạp chí khoa học trên thế giới đã triển khai xuất bản riêng lẻ từng bài viết ngay khi nó hoàn thành các quy trình bắt buộc. Việc tận dụng “từng giây” trong xuất bản trực tuyến các bài báo khoa học - những kết quả nghiên cứu gốc trong khoa học tự nhiên, công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ và bản quyền. Ba là, môi trường Internet mang lại sự kết nối, tương tác không chỉ với sản phẩm tạp chí đó, mà trong tính kết nối với các tạp chí khác. Việc cung cấp các bài báo khoa học cùng các trích dẫn, tài liệu tham khảo, đã tạo ra các lớp “cửa sổ” trong nghiên cứu khoa học và thực sự thiết thực với những người có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu. Bốn là, các tạp chí với quá trình xuất bản trực tuyến đã vượt qua những hạn chế về dung lượng khuôn khổ vốn bị ép buộc với các tạp chí in truyền thống. Mạng Internet mang lại sự sáng tạo cho những người thiết kế tạp chí trực tuyến, điện tử, khi họ có thể thoải mái trình bày đồ họa, ảnh, thậm chí cả âm thanh, video clip mà không bị gò bó trong sáng tạo. Năm là, các tạp chí khoa học có thể sử dụng các công cụ đo đếm, phân tích số liệu thống kê người sử dụng nhằm đánh giá nhu cầu và mức độ tiếp nhận, cũng như sự hài lòng hay không hài lòng của bạn đọc. Đồng thời, việc xuất bản trực tuyến tạp chí khoa học mang tới sự tiết kiệm kinh phí khá lớn cho các cơ quan báo chí, thay vì phương pháp xuất bản in truyền thống.

Hiện nay, đa phần các tạp chí khoa học trên thế giới sau khi trải qua giai đoạn sơ khai của phiên bản tạp chí điện tử đã tiến tới xuất bản trực tuyến, thậm chí dừng hẳn xuất bản tạp chí in truyền thống (để chuyển sang xuất bản tạp chí trực tuyến). Xuất bản trực tuyến đã không chỉ là xu hướng, mà trở thành cách làm phổ biến đối với các tạp chí khoa học ở nhiều quốc gia.

Xuất bản tạp chí khoa học trực tuyến cho phép người viết bài, các biên tập viên, chuyên gia phản biện, thẩm định, Ban Biên tập có thể gửi bài, biên tập, phản biện, thẩm định bài viết, duyệt và đăng bài ở mọi lúc, mọi nơi, miễn là có laptop, PC, smart phone và kết nối mạng Internet toàn cầu. Một quá trình làm việc khoa học hoàn toàn diễn ra trên mạng Internet rất công khai, minh bạch và chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí. Không những thế, với việc xuất bản trực tuyến tạp chí khoa học, mọi khâu, mọi quá trình gắn với trách nhiệm và bản lĩnh, trách nhiệm của từng cá nhân đều được thể hiện rõ nét. Tính tương tác giữa các khâu, các mắt xích trong quá trình, từ lúc bài viết gửi tới - thẩm định - phản biện - biên tập - duyệt rất chặt chẽ và tạo mối liên kết, trao đổi khoa học, minh bạch trên không gian mạng internet.

Vấn đề ở chỗ, từ nguồn tài nguyên thông tin khoa học “đóng” ở một đơn vị tạp chí, ở một vùng, một lãnh thổ, một quốc gia đã trở thành một nguồn tài nguyên chung để công chúng có nhu cầu được thụ hưởng. Từ đây, khoảng cách về thông tin giữa các nước trong khu vực, trên thế giới được rút ngắn.

Có thể nhắc tới mô hình Scientific Electronic Library Online - Thư viện Khoa học điện tử trực tuyến Mỹ Latin (SciELO) với thiết kế đặc biệt đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong tương tác thông tin khoa học giữa các nước đang phát triển. Mô hình này ban đầu chỉ là dự án thí điểm với 10 tạp chí của Brazin nhưng tới nay, mang lưới này đã thu hút sự tham gia của 1.249 tạp chí thuộc nhiều chuyên ngành khoa học với 39.651 số tạp chí, 573.525 bài viết và 13.005.080 bài tóm tắt(2). Toàn bộ số xuất bản phẩm điện tử của các tạp chí khoa học nêu trên đều được phản biện chéo, được biên tập, chỉnh sửa hình thức khoa học theo đúng tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học quốc tế. Qua SciELO, các tác giả, các biên tập viên, nhà xuất bản, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu… đều có thể tìm kiếm tài liệu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Với phương thức truy cập mở không giới hạn, SciELO đã giúp cho các nhà khoa học được tiếp cận miễn phí với các công trình nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí uy tín. Hệ thống biên tập và xuất bản trực tuyến hiện đại đã giúp cho SciELO tạo ra một môi trường làm việc khoa học thân thiện, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Xuất bản trực tuyến các tạp chí khoa học xã hội Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Các tạp chí khoa học ở Việt Nam đang trong quá trình nỗ lực phát triển và hội nhập vào dòng chảy của hệ thống tạp chí khoa học thế giới. Trong đó, việc tiến tới đạt chuẩn tạp chí khoa học khu vực như ACI hay chuẩn quốc tế (Scopus, ISI…) đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí, từ thể thức xuất bản, hình thức trình bày, nội dung khoa học… Hệ thống xuất bản trực tuyến là một trong những tiêu chí bắt buộc.

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có gần 350 tạp chí khoa học, nhưng mới chỉ có 66 tạp chí triển khai xuất bản trực tuyến với trang web độc lập, còn lại là xuất bản bản in(3); trong số đó, đa phần là các tạp chí khoa học tự nhiên.

Một số điểm sáng trong các tạp chí khoa học xã hội có thể điểm tên như: Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn (JOSSH) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mặc dù mới thành lập tháng 8-2015, trên cơ sở phát triển và kế thừa chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn, nhưng tới nay, các bài viết của tạp chí đã và đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Imfact Factor... Tạp chí quản lý quy trình gửi - nhận - phản biện và xuất bản bài viết trực tuyến bằng phần mềm quản lý tạp chí. Các bài viết đăng trên JOSSH được truy cập mở trên website. Tạp chí Kinh tế và phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với phiên bản tiếng Anh (Journal of Economics & Development) trở thành xuất bản phẩm đầu tiên trong lĩnh vực khoa học xã hội của Việt Nam được chỉ mục trong Hệ thống Trích dẫn Đông Nam Á (Asean Citation Index: ACI). Ngoài ra, Tạp chí còn được chỉ mục trong hệ thống Google Scholar và Vietnam Citation Gateway (V-CitationGate).

Lỗi kết nối internet khi nộp hồ sơ khxh năm 2024

Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn đã và đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Imfact Factor... Tạp chí quản lý quy trình gửi - nhận - phản biện và xuất bản bài viết trực tuyến bằng phần mềm quản lý tạp chí.

Đa phần các tạp chí khoa học xã hội chưa có trang web độc lập, mà vẫn nằm trong khuôn khổ trang web chung của cơ quan chủ quản (như trường hợp các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Một số tạp chí cung cấp nội dung lên mạng dựa trên hệ thống của tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến - Vietnam Journal Online (VJOL), tuy nhiên việc cập nhật thường không liên tục, thậm chí gián đoạn nhiều số trong nhiều năm. Đây là hình thức xuất bản đơn thuần mang ý nghĩa cung cấp nội dung bài viết từ bản thảo in để lưu trữ và khai thác, chứ hoàn toàn không có chức năng cập nhật bản thảo, trao đổi nội dung, biên tập, thẩm định bài viết như các tạp chí khoa học quốc tế.

Hội nhập quốc tế về khoa học, hòa mình vào dòng chảy của hệ thống các tạp chí khoa học khu vực và quốc tế là xu hướng không thể đảo ngược. Trong đó, với các tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, khi xây dựng lộ trình tiến tới đạt chuẩn khu vực, quốc tế, cần đặc biệt quan tâm tới tiêu chuẩn triển khai xuất bản trực tuyến.

Để làm được điều này, trước tiên, cần có sự đổi mới tư duy của đội ngũ lãnh đạo tạp chí khoa học, lãnh đạo cơ quan chủ quản tạp chí khoa học. Vượt qua tư duy cũ, cách làm cũ để mạnh dạn tiến tới cách làm mới khoa học, minh bạch và hiệu quả. Việc nhận thức rõ xu hướng, vạch ra hướng đi, lộ trình cụ thể để đưa tạp chí khoa học tiệm cận với một trong những tiêu chuẩn của khu vực, quốc tế là điều cần thiết. Từ việc đổi mới tư duy của đội ngũ lãnh đạo, tiến tới đặt ra các bước để triển khai chuẩn bị về nhân lực, vật lực cần thiết. Tiếp theo, là việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tạp chí khoa học, từ cán bộ biên tập đến nhân viên kỹ thuật để họ sẵn sàng cập nhật các kiến thức cho hoạt động xuất bản theo phương thức trực tuyến (kiến thức khoa học, năng lực ngoại ngữ, năng lực về công nghệ). Nhất là trong giai đoạn đầu triển khai phương thức này, chính những cán bộ biên tập, nhân viên kỹ thuật sẽ là những người “cầm tay chỉ việc” giúp cho các cộng tác viên, các thành viên hội đồng biên tập triển khai các quy trình trên máy (trong số này, đa phần là các chuyên gia đã lớn tuổi, trình độ và năng lực xử lý văn bản trên máy tính còn hạn chế, chưa nói đến việc triển khai các khâu tương tác trong quá trình trao đổi thông tin cho quá trình biên tập, thẩm định, xuất bản). Thứ ba, cần triển khai xây dựng các đề án đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng nhu cầu về thiết bị và công nghệ của quá trình xuất bản trực tuyến. Ban đầu, cần triển khai thử nghiệm xuất bản trực tuyến, sau đó, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và mới đưa vào triển khai thực tế. Việc xây dựng các đề án về việc xuất bản trực tuyến tạp chí điện tử không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc tạo lập một quy trình xuất bản khoa học giữa các khâu, các quá trình, các vị trí - công việc của quy trình, hiệu quả và minh bạch về chính sách, cơ chế quản lý. Dĩ nhiên, quá trình này cần có sự tham vấn khoa học chặt chẽ từ các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà xuất bản uy tín trong nước và trên thế giới. Thứ tư, cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết cả ở trong nước (theo đúng Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Khoa học công nghệ…) và quốc tế (trong việc sử dụng các chỉ số ISSN và DOI…).

Việc triển khai xuất bản trực tuyến các tạp chí khoa học xã hội Việt Nam cần sự quan tâm đầu tư đồng bộ cả về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách… từ phía các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, về báo chí xuất bản… Đây cũng không phải là việc làm “ngày một, ngày hai” có thể xong, mà cần sự kiên trì, từng bước cẩn trọng và khoa học, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu trách. Khi đã có những chính sách phát triển hợp lý, môi trường pháp lý thuận lợi, cùng sự dũng cảm đổi mới, bứt phá từ chính những người làm tạp chí khoa học, sẽ góp phần hình thành một “đời sống” khoa học xã hội trong nước phong phú, đa dạng và minh bạch. Điều này không chỉ góp phần đáp ứng xu thế khoa học công nghệ hiện nay, mà còn tạo thuận lợi cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các thành viên trong xã hội quan tâm tới khoa học xã hội nói chung và khoa học nói riêng thỏa sức tìm tòi, trao đổi và khám phá thông tin. Và khi ấy, khoa học xã hội Việt Nam nói chung, tạp chí khoa học xã hội Việt Nam nói riêng sẽ hòa nhập sớm với quốc tế một cách tích cực và chủ động, mạnh mẽ hơn so với hiện nay./.

Nguyễn Thị Minh Huế

(Bài đăng TCTG số 10/2019)

______________________

(1) http://differencebetween.net/object/difference-between-journal-and-magazine

(2) Phùng Diệu Anh: Báo cáo tổng quan nhiệm vụ Xây dựng mô hình tạp chí khoa học điện tử và triển khai xuất bản trên Internet hệ thống tạp chí thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin, Hà Nội, 2015.

(3) https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/xep-hang-chi-so-trich-dan-top-30-tap-chi-khoa-hoc-xuat-ban-truc-tuyen-cua-viet-nam-20190618080555373.htm