Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là quá trình quản lý và tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động quản lý liên quan đến các giai đoạn sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Nếu doanh nghiệp vận hành tốt hoạt động SCM thì sẽ sớm định vị được lợi thế cạnh tranh cũng như tối đa hóa giá trị dành cho khách hàng.

Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

\>>>> Đọc Về:​ Chuỗi cung ứng là gì? Thành phần trong chuỗi cung ứng

2. 5 giai đoạn quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng

Sau khi trình bày khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là gì, Viindoo xin tiếp tục giới thiệu về 5 giai đoạn cốt lõi trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.

2.1 Lên kế hoạch

Để có được kết quả tốt nhất, quy trình quản lý chuỗi cung ứng bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cung ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sản xuất. Các công ty phải dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai và đưa ra kế hoạch phù hợp.

Để thực hiện quy trình lên kế hoạch đúng đắn nhất, doanh nghiệp hãy sử dụng các tính năng quản lý vật liệu và phân tích chuỗi cung ứng của hệ thống ERP.

Với việc áp dụng này, doanh nghiệp sẽ hình thành được một bản kế hoạch có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, điều này cũng góp phần làm giảm thiểu tối đa việc xảy ra hiệu ứng bullwhip (hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị bóp méo)

2.2 Tìm kiếm nhà cung cấp

Quy trình quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp. Doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn nhà cung ứng cho riêng mình. Nhà cung ứng này nhất thiết phải có khả năng cung cấp các nguyên vật liệu kịp thời, chính xác và luôn tuân theo các thỏa thuận đã đề ra.

Nhà cung cấp cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Các nguyên liệu thô đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật sản xuất cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá.
  • Giá cả phù hợp với thị trường.
  • Nhà cung cấp có khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho các trường hợp khẩn cấp, trường hợp bất khả kháng.
  • Nhà cung cấp uy tín, giao hàng đúng hạn và có chất lượng tốt.

Nhà cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vì vậy cần phải lựa chọn cần thận. Mọi sự lựa chọn đều có thể gây tác động tích cực hoặc tiêu cực cho doanh nghiệp ở các giai đoạn tiếp theo.

Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024
Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất

2.3 Sản xuất hàng hóa, sản phẩm

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ triển khai công tác sản xuất sản phẩm. Quá trình này sẽ bao gồm việc lập kế hoạch, thử nghiệm, giám sát cũng như đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn trong sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng gói, bảo quản rồi xuất xưởng đúng hạn.

Đây là giai đoạn chủ chốt quyết định đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Do vậy, để thành phẩm được hoàn thiện hơn, có khả năng cạnh tranh tốt với đối thủ, doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng công nghệ hiện đại như IoT và AI vào quá trình sản xuất.

2.4 Giao hàng

Giao hàng được xem là khâu hậu cần quan trọng. Quá trình phân phối thường được coi là một yếu tố góp phần hình ảnh thương hiệu, bởi cho đến thời điểm này, khách hàng vẫn chưa tương tác với sản phẩm. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vận chuyển nào phù hợp nhất với loại hàng hóa và ngân sách của mình.

2.5 Trả hàng

Trả hàng mặc dù là giai đoạn không ai mong muốn nhưng doanh nghiệp nào cũng cần phải chuẩn bị mọi tiền đề vật chất và tâm lý để đối mặt với tình huống này. Thông thường, hàng hóa bị khách hàng hoàn trả là do sản phẩm bị lỗi hay sản phẩm không còn đáp ứng nhu cầu nữa.

Nguyên nhân trả hàng cũng do các yếu tố từ các giai đoạn khác, bao gồm giai đoạn sản xuất, quản lý hàng tồn kho và vận chuyển.

Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024
Người mua trả hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau

\>>>> Tham Khảo Thêm: Hoạch định chuỗi cung ứng

2. Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics là hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này.

Quản trị logistics là một thành phần quan trọng nằm trong hệ thống công việc quản trị chuỗi cung ứng. Hoạt động này liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ điểm xuất phát tới tận tay khách hàng. Một số hoạt động chủ đạo của quản trị logistics bao gồm: kiểm soát, thu thập thông tin, hoạch định, thực thi, lưu trữ, vận chuyển, đánh giá và báo cáo.

So sánh Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị logistics Mục tiêu Gia tăng chất lượng thành phẩm, tiết kiệm chi phí đầu vào trong chuỗi cung ứng Cải thiện chất lượng hoạt động logistics, tối ưu hóa chi phí Quy mô Hoạt động với quy mô rộng lớn. SCM có thế được áp dụng trong hệ thống nhiều doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm phân phối sản phẩm ra thị trường Áp dụng trong phạm vi nội bộ của một doanh nghiệp Nhiệm vụ cốt lõiQuản trị chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các hoạt động chính như: Quản trị sản xuất, nguồn cung cấp, đối tác, khách hàng, logistics,...Quản trị logistics nhằm chỉ đến các hoạt động kho bãi, đơn hàng và vận chuyển.

Độc giả có thể tham khảo thêm bài viết: Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng để nắm rõ hơn về hai khái niệm này.

4. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu chi tiết khái niệm quản trị chuỗi cung ứng là gì, doanh nghiệp nên biết rằng đây là một thành phần nòng cốt trong quá trình vận hành, quản lý của mình. Hoạt động này phải được thực hiện bởi tất cả các bộ phận trong tổ chức nhằm mang đến sản phẩm, dịch vụ cuối cùng cho người tiêu dùng.

Do đó, với vai trò của quản trị chuỗi cung ứng quan trọng như vậy, nếu doanh nghiệp vận hành tốt chuỗi cung ứng của mình thì sẽ tạo ra các lợi thế như sau:

  • Sử dụng đúng người, đúng việc
  • Tạo lập nền tảng vận hành doanh nghiệp hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng xuyên suốt, đồng bộ
  • Đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa ít hàng tồn kho, giảm tối đa nguy cơ hoàn trả, tiết kiệm chi phí vận hành, gia tăng lợi nhuận ròng
  • Khẳng định vị thế doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Định hình một chỉnh thể văn hóa toàn diện và thống nhất tại nội bộ doanh nghiệp
  • Xây dựng tiềm lực doanh nghiệp vững chắc, từ đó gia tăng hơn nữa các cơ hội hợp tác kinh doanh với những đối tác lớn trong và ngoài nước

Về chi tiết, dưới đây là số liệu thống kê các giá trị mà việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đem lại:

  • Hàng tồn kho: Giảm 25 - 60%
  • Chi phí chuỗi cung ứng: Giảm 25 - 50%
  • Chất lượng của vòng cung ứng đơn hàng: Cải thiện 30 - 50%
  • Tính chính xác của dự báo sản xuất: Tăng 25 - 80%
  • Lợi nhuận sau thuế: Tăng trên 20%

Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024
Quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng tại doanh nghiệp

5. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Hiện nay, mô hình quản lý chuỗi cung ứng rất đa dạng, tương ứng với quy mô và từng loại ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, phổ biến nhất vẫn là hai mô hình sẽ được Viindoo giới thiệu ngay dưới đây.

5.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản được áp dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này thường sản xuất và cung ứng ra thị trường một số lượng hàng hóa nhỏ lẻ và rất ít chủng loại.

Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực thi tất cả các khâu trong một chuỗi cung ứng, bao gồm các hoạt động như:

  • Mua trực tiếp các nguyên liệu đầu vào từ một nhà cung ứng duy nhất.
  • Trực tiếp sản xuất và giám sát các công đoạn để tạo thành những sản xuất, hàng hoá cuối cùng.
  • Triển khai công tác vận chuyển và bán sản phẩm, dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng.

Sau đây là một số các lưu ý mà doanh nghiệp cần biết khi áp dụng mỗi mô hình này:

  • Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào uy tín, có thương hiệu rõ ràng.
  • Triển khai quá trình sản xuất bài bản, khoa học và tối ưu mọi khâu quản lý.
  • Thường xuyên thực hiện việc giám sát quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm cho đến khi đến tay người dùng.

Nhân viên quản lí chỗi cung ứng là gì năm 2024
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản dành cho doanh nghiệp nhỏ

\>>>> Xem Thêm: KPI chuỗi cung ứng

5.2 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp có thể được áp dụng cho mọi doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn. Mô hình này bao quát rất nhiều dòng sản phẩm, địa điểm cũng như các đơn vị phân phối.

Khi áp dụng mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động chủ yếu như sau:

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm những gì?

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa/ dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm việc tích hợp các hoạt động như mua hàng, quản lý kho, vận chuyển, sản xuất và phân phối.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ học những gì?

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là học về nghiên cứu, phát triển cũng như quản lý các dịch vụ vận chuyển trong sản xuất và kinh doanh. Ngành này gồm các hoạt động lập kế hoạch, áp dụng và kiểm soát những luồng chuyển dịch hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra đến điểm tiêu thụ.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lương bao nhiêu?

Mức lương ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng Vị trí cho những cá nhân mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm: khoảng 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng/tháng. Vị trí trưởng nhóm hoặc lãnh đạo cấp cao: dao động từ 9.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng/tháng.

Tại sao phải quản lý chuỗi cung ứng?

Quản lý chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp phân phối nhanh hơn, đảm bảo các sản phẩm luôn sẵn có để đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm các vấn đề về chất lượng và điều hướng quá trình trả lại hàng một cách dễ dàng. Những điều này giúp nâng cao giá trị cả cho doanh nghiệp lẫn khách hàng.